Tên chủđề:“SÉT, BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH SÉT”

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ (Trang 24 - 34)

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ

1. CHỦ ĐỀ 1: MÔI TRƯỜNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

2.1.1. Tên chủđề:“SÉT, BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH SÉT”

Những năm gần đây, sét một hiện tượng thiên nhiên, được hình thành bởi sự tích tụ điện và phóng điện trong khí quyển. Nó có thể đánh vào bất kỳ đâu, bất kỳ đối tượng hay vật thể nào khi có đủ các yếu tố hình thành. Sét có thể gây chết người, bị thương, cháy nhà cửa, làm đổ cây cối, hư tài sản,… tình trạng này ngày càng tăng lên qua mỗi năm.

Sét thường xuất hiện trước, trong, thậm chí cả sau cơn mưa. Trong những đợt giông bão vừa qua, theo thống kê đã có một số lượng lớn người dân bị sét đánh chết vì chưa biết cách phòng tránh. Do đó, đề phòng sét đánh là một việc làm cần thiết và cấp bách. Nhằm ngăn ngừa thiệt hại do sét gây ra cũng như góp phần bảo vệ tính mạng và tài sản cho con người, một vài biện pháp phòng chống sét hiệu quả mà chúng ta cần biết: khi nghe dự báo thời tiết có mưa hay giông bão,chúng ta cần lên kế hoạch để đề phòng sét. Tại khu vực làm việc, cần để ý trước các nơi có thể trú mưa và tránh sét an toàn. Tuyệt đối không tìm đến những nơi có dụng cụ dẫn điện như nhà tôn, khu vực có sắt thép, ẩm ướt,… vì chính những dụng cụ dẫn điện đó có thể tiếp điện từ dòng sét và

nhiều gia đình lắp đặt hệ thống chống sét hiệu quả. Góp phần giảm bớt thiệt hại về vật chất và con người mà sét gây ra.

Vậy chủ đề đặt ra phù hợp với nhu cầu của HS giúp học sinh hiểu được hiện tượng sấm sét và biện pháp phòng tránh sét đánh.

2.1.2. Nội dung trong chương trình các môn học được tích hợp trong chủ đề

* Môn Vật lý

+ Quá trính dẫn điện tự lực của chất khí; tia lửa điện: hồ quang điện.

+ Điều kiện phát tia lửa điện và hồ quang điện.

+ Ứng dụng chính của quá trình phóng điện trong chất khí.

*Môn hoá

+ Thành phần cấu tạo nguyên tử; không khí.

+ Các loại ion

- Nội dung tích hợp

+ Lớp 10; bài 1: thành phần cấu tạo nguyên tử + L ớp 10; bài 12: liên kết ion

+ Lớp 8; bài 28: Không khí và sự cháy + Lớp 8; bài 36: Nước

* Môn công nghệ

+ Nguyên lí làm việc và hoạt động của hệ thống đánh lửa động cơ đốt trong.

+Phương pháp chọn tạo giống cây trồng.

+ Nguyên tắc hoạt động của đèn huỳnh quang.

- Nội dung tích hợp

+ Lớp 11; bài 29: hệ thống đánh lửa.

+ L ớp 7; bài 10: Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng.

+ lớp 8; bài 39: đèn huỳnh quang.

* Môn địa

+ Đặc điểm về địa hình đồi núi và khí hậu của nước ta

* Nội dung tích hợp

+ Lớp 7; bài 7: MT nhiệt đới gió mùa

+ L ớp 6; bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí

* Môn sinh học

+ Đặc điểm chung của cơ thể sống

- Nội dung tích hợp

+ Lớp 6; bài 1: đặc điểm chung của cơ thể sống 2.1.3.Mục tiêucủa chủđề

*Về kiếnthức

- Hiểu được quá trính dẫn điện tự lực của chất khí; tia lửa điện: hồ quang điện.

- Trình bày được các ứng dụng chính của quá trình phóng điện trong chất khí.

- Biết cách phòng chống sấm sét, lắp đặt cột thu lôi, tuyên truyền cho mọi người biên pháp phòng chống sét.

- Có kỹ năng sống, có ý thức thực hành sử dụng tiết kiệm điện năng nói riêng và các dạng năng lượng khác nói chung.

* Về kĩnăng

- Rèn luyện cách suy luận cho HS.

- Biết cách phòng chống sét; hàn điện; kiểm tra bugi xe máy.

- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng xây dựng bài báo cáo và thuyết trìnhtrước đám đông.

* Về tháiđộ

- Hợp tác, tích cực tham gia các hoạt động học tập - Tạo hứng thú học tập cho HS.

2.1.4.Các nănglực chínhhướngtới

Tênnănglực Các kĩnăngthànhphần

1. Nănglực phát hiệnvà giải quyếtvấnđề

- Quansát video và hình ảnh hiện tượng sấm sét, rút ra nhận xét hiện tượng phóng điện trong không khí điều kiện phát ra tia lửa điện.

- Rút ra được một số biện pháp phòng tránh sét.

2. Nănglực thunhậnvà xửlý thôngtintổng hợp

-Các phươngphápđọc hiểusơđồ,hình ảnh,tranh vẽ, alat.

-Kĩnăngphântíchthôngtinliênquanđến việc sấm sét, phóng tia lửa điên, hồ quang điện và những ảnh hưởng đến con người, môi trường.

- Xử lí thông tin về cách phòng tránh sét.

3. Nănglực tìm tòikhámphá và nghiêncứu khoa học

Các kĩnăngkhoahọc:

- Phântíchcácđiều kiện, vị trí, đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống chống sét.

- Tínhtoán đưa ra một số biện pháp khác có thể phòng tránh sét.

4. Nănglực tính toán

-Pháttriểnnănglựctư duylogic trongtínhtoán các quiluậtVậtlí.

5. Nănglực tưduy

-Pháttriểntưduyphântíchsosánhthôngqua việc sosánhcácđiều kiện có sẵn, phát hiện thuận lợi trong việc xây dựng hệ thống chống sét.

-Pháttriểntưduypháthiệnýtưởng khoa học qua kiếnthức tíchhợp.

-Hìnhthànhtư duynghiêncứuqua thực nghiệm vàvậndụngvàothực tiễn.

6. Nănglực ngônngữ

-Pháttriểnngônngữnóivà ngônngữ viếtthông qua trìnhbày,tranhluận,thảoluậnvề sự phóng điện trong chất khí, tia lửa điện, hồ quang điện và cách phòng chống sét.

Nănglực vận dụng

-Đề xuấtcác biệnphápphòng chống sét, xây dựng hệ thống chống sét,…

*Mục tiêu cuối cùng của chủ đề

- Tích cực tham gia tuyên truyền phòng chống sét đánh.

- Tích cực tham gia tuyên truyền hạn chế sử dụng động cơ đốt trong gây ô nhiễm không khí.

2.2. Kế hoạch dạy học Thời gian Tiến trình

dạy học

Hoạt động của HS Hỗ trợ của GV Kết quả, sản phẩm dự kiến

Tiết 1 - Hoạt động khởi động

- Xem bài báo, hình ảnh, các đoạn phim, nhận nhiệm vụ để giải quyết vấn đề

- Cho HS quan sát, bài báo, một số hình ảnh, các đoạn phim..

- Làm rõ nhiệm vụ học tập

Báo cáo của các nhóm

Tiết 2 - Hoạt động hình thành kiến thức

- Nghiên cứu SGK, các tài liệu có liên quan

- Làm việc cá nhân, theo nhóm

- Giao nhiệm vụ cho học sinh

- Báo cáo của các nhóm

Tiết 3 - Hoạt động, hướng dẫn thiết kế hệ thống chống sét, luyện tập và giao nhiệm vụ về nhà

- Xem video. Hình ảnh thiết kế hệ thống chống sét Nhận nhiệm vụ theo tài liệu học tập

- Giao nhiệm vụ cho học sinh

- Báo cáo kết quả của các nhóm

- Phương pháp dạy học:

+ Nêu vấn đề.

+ Giải thích so sánh.

+ Vấn đáp.

+ Luyện tập.

- Phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động của HS: đánh giá sau mỗi phần trình bày của nhóm HS và chấm điểm bài tập luyện tập ở Tiết 3.

2.3. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học 2.3.1. Tiết 1: Hoạt động khởi động

Hoạt động 1: Đặt vấn đề (tích hợp Vật lí – Khoa học đời sống)

GV cho HS đọc một bài báo và một số hình ảnh sét và biện pháp phòng tránh sét.

Sét (hay còn gọi là sự phóng điện giông) là một nguồn điện từ mạnh phổ biến nhất xảy ra trong tự nhiên. Nó là một dạng phóng điện tia lửa trong không khí với khoảng cách rất lớn. Quá trình phóng điện có thể xảy ra trong đám mây giông, giữa các đám mây với nhau và giữa đám mây với đất.

Sét thường rất nguy hiểm. Hàng năm nó cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người trên thế giới. Sét còn là một trong những nguyên nhân gây cháy rừng ở các nước. Tuy nhiên, sấm sét có lợi như giúp tạo ozon cho tầng khí quyển, giúp cải tạo nguồn đất, tăng khả năng sinh trưởng cho cây (nó giúp tạo ra nitơ để cây phát triển).

Các nhà khoa học ngày nay còn nghiên cứu sấm sét để xác định lượng mưa. Bên cạnh đó sét còn là nguồn năng lượng khổng lồ. Người ta ước tính lượng điện năng tích được một lần sét đánh có thể kéo một đoàn tàu 14 toa chạy 200km. Hay một tia sáng thông thường có thể thắp sáng bóng đèn 100W trong 3 tháng.

Tuy nhiên đến nay việc thu thập nguồn năng lượng này dường như là “vô vọng”. Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng để thu thập được nguồn năng lượng này.

Vậy sét được hình thành cụ thể như thế nào? Nguồn năng lượng nó tạo ra là bao nhiêu? Các bạn hãy xem infographic dưới đây để biết rõ hơn về điều này.

Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu đôi khi còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi (cát). Khi phóng điện trong khí quyển tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36.000 km/h (22.000 mph) vì sét là sự di chuyển của các ion nhưng hình ảnh của sét là do dòng plasma phát sáng tạo ra nên có thể thấy nó trước khi nghe tiếng động vì tiếng động chỉ di chuyển với tốc độ 1.230 km/h (767 mph) trong điều kiện bình thường của không khí còn ánh sáng đi được 299.792.458 m/s. Sét đạt tới nhiệt độ 30.000 °C (54.000 °F) gấp 20 lần nhiệt độ cần thiết để biến cát silica thành thủy tinh (chỉ cần 1330 °C để làm nóng chảy SiO2), những viên đá được tạo ra bởi sét đánh vào cát gọi là fulgurite (thường nó có dạng hình ống do sét di chuyển vào lòng đất). Có khoảng 16 triệu cơn dông mỗi năm.Sét cũng được tạo ra bởi những cột tro trong những vụ phun trào núi lửa hoặc trong những trận cháy rừng dữ dội tạo ra một làn khói đặc đủ để dẫn điện.

Lý do sét hình thành và nguồn gốc của nó vẫn là một vần đề còn đang tranh luận: Các nhà khoa học đã nghiên cứu các nguồn gốc khác nhau như gió, độ ẩm, ma sát và áp thấp khí quyển cho đến ảnh hưởng của gió mặt trời và các hạt tích điện trong năng lượng mặt trời. Các tinh thể băng trong các đám mây có thể là yếu tố quan trọng trong việc hình thành tia sét do nó có thể tạo ra một môi trường tích điện cực trái dấu nhau trong các đám mây dẫn đến việc hình thành sét.

Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể

thấy một tia chớp. Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là “sấm” (vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc của tiếng động nên ta trông thấy tia chớp trước). Nếu có đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng... thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sét đánh.

+ Biện pháp phòng tránh sét đánh

Sét thường xảy ra cùng với dông tố, lốc, mưa to, mưa đá. Khi có dông tố, lốc, mưa to, mưa đá ập tới; người và gia súc phải tìm nơi trú ẩn ở chỗ chắc chắn như trong nhà, trong chuồng. Ẩn núp dưới các bàn gỗ chắc chắn, dùng đệm chăn che phủ lên.

Nếu đang đi ở trên đường, trên đồng ruộng phải tìm nơi trú ẩn an toàn, xa các đường dây điện, các cây và các công trình kiến trúc dễ đổ vỡ; ngồi xuống thấp và thu mình lại, tìm cách che đầu, nếu không có gì che thì che bằng đôi tay; có thể che người bằng tấm vải nhựa hoặc tấm vải ny lông.

Nếu đang đi bằng phương tiện xe có động cơ phải tìm chỗ trú ẩn an toàn ngay, tắt máy nổ, tắt điện xe. Người phải trú ẩn xa xe một khoảng cách an toàn để đề phòng sét đánh. Tuyệt đối không được dùng điện thoại khi có dông tố, lốc ập tới để phòng chập điện và sét đánh. Nên rút tất cả công tắc điện ra khỏi các đồ dùng bằng điện.

Không được lội qua suối, vượt sông lúc đang có dông tố, lốc, mưa lớn, mưa đá ập tới vì sẽ có lũ quét tới, có sóng to, gió lớn.

Nên đội các loại mũ cứng, mũ bảo hiểm để phòng các vật rơi, mưa đá gây chấn thương sọ não. Có kế hoạch đặt các ống thu lôi khi xây dựng những công trình kiến trúc, nhà kho, đặc biệt các kho chứa nhiên liệu, vũ khí đạn dược, chất cháy nổ...;

những nơi công cộng như nhà trường, câu lạc bộ; nhà ở cao tầng, nhà ở các khu vực thường hay có dông sét và có ống khói cao... Nên trồng các cây to có bộ rễ ăn sâu xuống những lớp đất có độ ẩm cao như cây đa, cây sến, cây sồi... ở xa nhà có người ở.|

Khi có dông sét, phải đóng kín các cửa nhà ở, tránh gió lùa không khí ẩm vào.

Rời bỏ và để xa người tất cả các dụng cụ, trang bị, vật liệu, đồ dùng cá nhân có chất kim loại, nông cụ, thiết bị bằng kim loại. Không được đứng, ngồi cạnh cột điện, dưới dây tải điện, các cần ăng ten. Ngồi trong nhà ở trên nền khô, trên giường, không để chân tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.

Nếu ở ngoài trời, không nên trú ẩn dưới các cây to, bụi cây mà cần tìm nơi khô ráo, ngồi xổm xuống thu mình lại; trùm kín lên người, kể cả đầu bằng tấm vải nhựa

hoặc tấm vải ny lông dày, trên đầu có đệm thêm một túi ny lông nhỏ. Thực hiện được như vậy mới có thể ngăn cách luồng điện do sét đánh xuống sẽ bị cách điện, cơ thể không thành vật dẫn điện. Túi ny lông nhỏ hoặc loại mũ nhựa cứng không có linh kiện bằng kim loại đội trên đầu sẽ tránh được tác dụng nhiệt của luồng sét gây bỏng với nhiệt độ cao đến sọ não. Không được tỳ thân hoặc bộ phận cơ thể như tay, chân... vào thân cây hay bức tường ẩm khi đang có dông tố, lốc có sét. Tuyệt đối không được nằm trên mặt đất.

Nếu đang ở trên tàu, xe lớn; nên tìm chỗ ngồi xa các vật kim loại. Không được dựa hay tựa vào các cột thuyền buồm. Ở trên ghe, tàu, thuyền; phải ngồi trên nền gỗ khô, không gần các vật kim loại, không cho chân xuống nước. Nếu đang sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân như đi xe các loại, thuyền, ghe... phải ngừng ngay hoạt động và tìm nơi trú ẩn an toàn như đã nêu ở trên. Khi đang bơi lội, phải rời chỗ bơi lội, lên bờ ngay và tìm nơi trú ẩn an toàn vì sét đánh xuống nước, luồng điện do sét tạo ra có thể truyền trong nước. Cần nhớ rằng sét có thể đánh xuống ở một vị trí nào đó không chỉ một lần, vì vậy không nên chủ quan.

Khi gặp trường hợp người bị sét đánh, phải thực hiện việc cấp cứu ngay tại chỗ, không được di chuyển nạn nhân đi xa. Nếu nạn nhân bị ngừng thở, ngừng tim do sét đánh; phải tiến hành cấp cứu bằng phương pháp ấn bóp tim ngoài lồng ngực kết hợp với hà hơi thổi ngạt cho đến khi có mạch đập, nhịp tim đập trở lại mới được chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế nơi gần nhất để tiếp tục điều trị.

Theo suckhoedoisong.vn Hoạt động 2: Hoàn thành phiếu học tập

- Chia lớp ra làm 5 nhóm để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập, rồi cử đại diện nhóm lên báo cáo.

PHIẾU HỌC TẬP

Câu hỏi 1:Nêu một số dấu hiệu nhận biết sét mà em biết?

………

………

………

………

Câu hỏi 2: Hãy kể những hiện tượng phóng điện trong đời sống mà em biết?

...

...

...

...

...

Câu hỏi 3: Hãy nêu một số biện pháp phòng chống sét?

...

...

...

...

...

...

...

2.3.2. Tiết 2: Tìm hiểu sự phóng điện trong chất khí, tia lửa điện, hồ quang điện

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

THỜI GIAN HOẠT

ĐỘNG CỦA GV

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ (Trang 24 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w