PHẦN 5: THI CÔNG PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TRÌNH
II. QUẢN LÝ TÀI LIỆU, HỒ SƠ, BẢN VẼ HOÀN CÔNG, NGHIỆM THU
2. Kiểm tra nghiệm thu công trình
Để đảm bảo các công trình hoàn thành đạt chất lượng, đạt yêu cầu đã quy định. Nhà thầu chúng tôi đã qui định thống nhất cách thức kiểm tra giám sát chất lượng việc thi công và nghiệm thu các công trình xây lắp áp dụng cho việc kiểm tra các nguồn lực đầu vào và kiểm tra chất lượng trong suốt quá trình thi công kể từ ngày công trình được khởi công cho đến khi công trình kết thúc hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
2.1. Kiểm tra các nguồn lực đầu vào
Tất cả các loại vật tư, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị, trước khi đưa vào thực hiện xây lắp công trình đều được các đơn vị thi công kiểm tra, giám sát đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn chất lượng và quy cách đã được chủ đầu tư chấp nhận theo hướng dẫn kiểm tra chất lượng hàng mua về.
Đội trưởng có trách nhiệm:
- Kiểm tra và đệ trình chủ đầu tư các loại mẫu và tài liệu về vật tư, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị do các Nhà thầu phụ cung cấp theo đúng yêu cầu và đúng tiến độ.
- Tổ chức để chủ đầu tư (nếu có yêu cầu) đến kiểm tra hiện trường cơ sở sản xuất các nguồn lực đầu vào.
- Kiểm tra các nguồn lực đầu vào tại hiện trường để đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng và quy cách đã được chủ đầu tư chấp nhận.
Nội dung các mẫu và tài liệu của các nguồn lực đầu vào đệ trình chủ đầu tư:
- Đối với vật liệu:
+ Tờ trình + Mẫu vật liệu
+ Phiếu kết quả thí nghiệm đảm bảo tính pháp lý
+ Chứng chỉ xuất xưởng của nơi sản xuất (với các vật liệu được cung cấp từ nhà máy) - Đối với cấu kiện sản phẩm xây dựng:
+ Tờ trình
+ Mẫu cấu kiện, sản phẩm xây dựng (Mẫu có thể) + Bản đặc tính kỹ thuật của cấu kiện sản phẩm + Chứng chỉ xuất xưởng của nơi sản xuất - Đối với thiết bị thi công:
+ Tờ trình
+ Bản đặc tính kỹ thuật của thiết bị + Phiếu kiểm định thiết bị nếu có yêu cầu - Đối với nhân lực:
+ Cơ cấu ngành nghề, bậc thợ và sơ đồ tổ chức thi công + Các chứng chỉ đặc biệt (Nếu chủ đầu tư yêu cầu) 2.2. Kiểm tra nghiệm thu trong quá trình thi công
Trong quá trình thi công: Đơn vị thi công tự kiểm tra sản phẩm thi công, lắp đặt theo chỉ dẫn trong hồ sơ thiết kế, theo tiến độ thi công và kế hoạch kiểm tra nghiệm thu của từng công trình. Đơn vị thi công phải đảm bảo hoàn thành, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định trong hồ sơ thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam và quy định về quản lý chất lượng của Nhà nước.
Phòng KHKT thực hiện việc nghiệm thu nội bộ theo kế hoạch kiểm tra nghiệm thu của công trình khi kết thúc một công việc, bộ phận hay giai đoạn trước khi đề nghị Chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu hoặc khi thấy cần thiết. Thành phần đoàn kiểm tra bao gồm:
+ Trưởng/ phó phòng KHKT.
+ Kỹ sư giám sát công trình.
+ Cán bộ phụ trách an toàn lao động.
Nội dung kiểm tra nghiệm thu nội bộ:
+ Kiểm tra công việc xây dựng phù hợp với thiết kế, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
+ Tiến độ và chất lượng công trình.
+ Công tác an toàn và bảo hộ lao động.
Kết quả kiểm tra được CBGSKT ghi vào biên bản nghiệm thu và nhật ký thi công công trình. Nếu không đạt yêu cầu thì xử lý theo thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hợp (TT04). Sau khi xử lý xong, CBGSKT kiểm tra lại.
Đơn vị thi công chỉ báo cáo Công ty sau khi đã được phòng KHKT kiểm tra, để đề nghị CĐT nghiệm thu giai đoạn có sự tham gia của tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát theo yêu cầu của CĐT, nhà thầu lắp đặt thiết bị (nếu có) và đại diện cơ quan chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành xây dựng.
Kết quả nghiệm thu được CĐT, đơn vị thi công và tư vấn giám sát ghi vào sổ nhật ký thi công công trình và ghi vào biên bản nghiệm thu theo quy định của Nhà nước để cùng ký xác nhận.
Chủ nhiệm công trình tập hợp kịp thời đầy đủ hồ sơ từng giai đoạn thi công cho từng hạng mục công trình gồm:
+ Bản vẽ thiết kế, bản vẽ thiết kế bổ sung và thay đổi thiết kế.
+ Phiếu xử lý thiết kế.
+ Các biên bản nghiệm thu công việc.
+ Các kết quả thí nghiệm vật liệu.
+ Bản vẽ hoàn công.
+ Nhật ký thi công công trình.
2.3. Kiểm tra nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị và vận hành chạy thử
Các công trình có lắp đặt thiết bị công nghệ bắt buộc phải được kiểm tra nghiệm thu lắp đặt và vận hành chạy thử.
Trước khi vận hành chạy thử, đơn vị lắp đặt thiết bị phải có quy trình vận hành chạy thử và được CĐT chấp thuận.
Chủ nhiệm công trình chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nghiệm thu thiết bị bao gồm:
+ Chứng chỉ xuất xứ hàng hoá của các chủng loại thiết bị.
+ Các kết quả kiểm định cần thiết theo hồ sơ.
+ Bản vẽ hoàn công.
+ Bản vẽ thiết kế và các bổ xung thay đổi.
+ Các hướng dẫn vận hành sử dụng của nhà sản xuất.
Việc nghiệm thu được ghi trong sổ nhật ký thi công và biên bản nghiệm thu theo quy định của Nhà nước.
2.4. Kiểm tra nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình để bàn giao đưa vào sử dụng
Công trình xây dựng xong được tổng nghiệm thu kỹ thuật trước khi bàn giao sử dụng.
Sau khi hoàn thành công trình, đơn vị thi công cùng phòng KHKT, kỹ sư đơn vị thiết kế, cán bộ kỹ thuật giám sát của CĐT, tư vấn giám sát tiến hành kiểm tra toàn bộ các nội dung công việc được thực hiện theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công, hợp đồng kinh tế và sổ nhật ký công trình (về những thay đổi, bổ sung) để tổng hợp, hình thành văn bản pháp lý làm cơ sở cho việc tiến hành tổng nghiệm thu.
Trong một dự án nếu có nhiều hạng mục xây dựng thì sau khi thi công xong một hạng mục sẽ nghiệm thu kỹ thuật hạng mục đó. Khi tất cả các hạng mục trong dự án thi công xong đã được nghiệm thu kỹ thuật thì phòng KHKT, đội trưởng hoặc chủ nhiệm công trình phối hợp với CĐT tổ chức tổng nghiệm thu kỹ thuật công trình.
Thành phần nghiện thu gồm chủ đầu tư, đơn vị được giao vận hành, khai thác quản lý công trình và cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (theo phân công tại quy định về quản lý chất lượng).
Hồ sơ nghiệm thu kỹ thuật gồm:
+ Bản vẽ thiết kế và các bổ sung thiết kế được ghi trong nhật ký thi công.
+ Biên bản nghiệm thu công việc.
+ Các biên bản nghiệm thu chuyển giai đoạn.
+ Các kết quả thí nghiệm vật liệu.
+ Bản vẽ hoàn công.
+ Nhật ký thi công.
+ Biên bản nghiệm thu lắp đặt thiết bị và vận hành chạy thử (nếu có).
Sau khi tổng nghiệm thu kỹ thuật và việc sửa chữa theo phụ lục đã xong, Đội trưởng, Chủ nhiệm công trình có trách nhiệm phối hợp với Công ty, làm việc với CĐT để tổ chức bàn giao công trình. Hồ sơ bàn giao như hồ sơ nghiệm thu kỹ thuật.
Các biên bản kiểm tra nghiệm thu, nhật ký công trình được tập hợp, lưu trong cặp hồ sơ tại công trình trong suốt quá trình thi công, cùng bản vẽ hoàn công để kết hợp với các văn bản khác liên quan đóng vào một tệp gọi là Hồ sơ hoàn công công trình.
2.5. Một số tiêu chuẩn xây dựng áp dụng trong thi công, kiểm tra, nghiệm thu
STT Số hiệu Nội dung tiêu chuẩn
1 TCXDVN 371:2006 Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng 2 TCXDVN 374:2006 Hỗn hợp bê tông trộn sẵn - Các yêu cầu cơ bản đánh giá
chất lượng và nghiệm thu
3 TCXDVN 368:2006 Vật liệu chống thấm - Sơn nhũ tương bi tum polyme 4 TCXDVN 363:2006
Kết cấu bê tông cốt thép - đánh giá độ bền của các bộ phận kết cấu chịu uốn trên công trình bằng phương pháp thí nghiệm chất tải tĩnh
5 TCXDVN 360:2005 Bê tông nặng - Xác định độ thấm ion bằng PP đo điện lượng
6 TCXDVN 356:2005 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép -Tiêu chuẩn thiết kế 7 TCXDVN 349:2005 Cát nghiền cho bê tông và vữa
8 TCXDVN 175:2005 Mức ồn tối đa cho phép trong CT công cộng - TC thiết kế 9 TCXDVN 338:2005 Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế
10 TCXDVN 334:2005 Quy phạm sơn thiết bị và kết cấu thép trong xây dựng dân dụng và công nghiệp
11 TCXDVN 336:2005 Vữa gián gạch ốp lát - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
12 TCXDVN 337:2005 Vữa bê tông chịu axit
13 TCXDVN 309:2004 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – Yêu cầu chung
14 TCXDVN 325:2004 Phụ gia hoá học cho bê tông
15 TCXDVN 330:2004 Nhôm hợp kim đình hùng dùng trong xây dựng 16 TCXDVN 329:2004 Bê tông và vữa xây dựng - phương pháp xác định pH
17 TCXDVN Xi măng xây trát
18 TCXDVN 321:2004 Sơn xây dựng - Phân loại
19 TCXDVN 302:2004 Nước trộn bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật
20 TCXDVN 322:2004 Chỉ dẫn kỹ thuật chọn thành phần BT sử dụng cát nghiền
STT Số hiệu Nội dung tiêu chuẩn
21 TCXDVN 319:2004 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp - Yêu cầu chung
22 TCXDVN 318:2004 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Công tác bảo trì 23 TCXDVN 305:2004 Bê tông khối lớn - Quy phạm thi công và nghiệm thu 24 TCXDVN 313:2004 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Hướng dẫn kỹ thuật
phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm 25 TCXDVN 303:2004 Công tác hoàn thiện trong XD, thi công và nghiệm thu 26 TCXDVN 312:2004 Đá vôi - Phương pháp phân tích hoá học
27 TCXDVN Dàn giáo - Các yêu cầu về an toàn
28 TCXDVN 308:2003 Xi măng pooc lăng hỗn hợp - Phương pháp xác định hàm lượng phụ gia khoáng
29 TCXDVN 307:2003 Bê tông nặng - phương pháp xác định hàm lượng xi măng trong bê tông đã đóng rắn
30 TCXDVN 293:2003 Chống nóng cho nhà ở
31 TCXDVN 29:2003 Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng - TC công nhận
32 TCXDVN 294:2003 Bê tông cốt thép - phương pháp điện thế kiểm tra khả năng cốt thép bị ăn mòn
33 TCVN 5744:1993 Tiêu chuẩn an toàn trong lắp đặt, sử dụng:
34 TCVN 5866:1995 Tiêu chuẩn cơ cấu an toàn cơ khí
35 TCVN 3254 An toàn cháy
36 TCVN 5308:1991 Quy phạm kỹ thuật trong an toàn xây dựng 37 TCVN 4244:1986 Tiêu chuẩn an toàn điện trong xây dựng 38 TCVN 4244:1986 Quy phạm kỹ thuật trong an toàn thiết bị nâng 39 TCVN 3146:1986 Các yêu cầu chung về an toàn điện