1. Vị trí địa lý
Quận Thủ Đức được thành lập vào tháng 4 năm 1997 theo Ngh ị định 03/CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 06/01/1997 chia huyện Thủ Đức thành quận Thủ Đức, quận 2, quận 9, có diện tích tự nhiên 4764,9 ha. Phía Bắc giáp huyện Thuận An và huyện Dĩ An của Bình Dương, phía Nam của quận giáp với quận 2, quận Bình Thạnh, phía Đông giáp với quận 9, phía Tây giáp với quận 12.
Hình 1-5: Vị trí địa lý của quận Thủ Đức.
2. Địa hình
Địa hình củaquận Thủ Đức tương đối đồng nhất và bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 30, gồm hai dạng địa hình chính là dạng gò và dạng địa hình thấp.
- Địa hình dạng gò có độ cao từ 1,5m đến 30m chiếm 46% tổng diện tích tự nhiên của quận tập trung ở các ph ường Linh Trung, Linh Chiểu, Linh Xuân, Linh Tây, Bình Thọ, Bình Chiểu và một phần ở các phường Tam Bình, Tam Phú, Trường Thọ.
- Địa hình dạng thấp: tập trung ở phía Nam của quận, cấu tạo địa chất chủ y ếu là bùn và sét nên dễ sụt lún. Các phường có dạng địa hình thấpgồm Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, Linh Đông, Tam Bình, Tam Phú, Trường Thọ.
3. Khí hậu
Khí hậu của quận mang nét đặc tr ưng của khí hậu miền Nam bởi hai m ùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Nhiệt độ không khí trung bình là 270C, thấp nhất là 130C, cao nhất là 400C, độ ẩm không khí là 80%, lượng mưa trung bình khá cao từ 1800-2000 mm/năm. Gió th ổi theo hai hướng chính là gió Đông Bắc từ tháng 2 đến tháng 11 và gió Tây Nam thổi vào những tháng còn lại với tốc độ trung bình 2,5- 4,7 m/s.
4. Thuỷ văn
Hệ thống sông rạch của quận khá đa dạng, d ày đặc, chủ yếu là sông Sài Gòn chảy qua địa bàn với chiều dài hơn 20 km. Dòng chảy khá ổn định theo chế độ bán nhật triều, mực nước trung bình là 0,8 m. Hiện nay nguồn nước thải độc hại có trữ lượng lớn từ các khu công nghiệp, nhà máy xí nghiệp chế biến thực phẩm, dệt nhuộm đã làm ô nhiễm nặng nhiều sông rạch .
Nguồn nước ngầm có trữ lượng lớn, chất lượng tốt, phân bố ở vùng đất gò,độ cao mực nước ngầm vào mùa mưa là từ 2-4 m, vào mùa khô là 5-9 m. Tuy nhiên do phần lớn đất thuộc dạng phèn tiềm tàng nên mùa khô nước ngầm một số nơi bị nhiễm phèn khá nặng.
5. Tài nguyên đất
Quận có diện tích đất tự nhiên hơn 4764,9 ha, chiếm 2% diện tích đất của thành phố Hồ Chí Minh gồm ba loại đất chính: đất phèn, đất xám, đất vàng xám. Trong đó đất phèn chiếm 43,31% phân bố ở phường Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Đông và một phần phường Trường Thọ, Tam Phú, Tam Bình; đất xám chiếm 24,76%
phân bố ở Linh Trung, Linh Tây, Linh Chiểu, Bình Thọ và một phần phường Tam Bình, Tam Phú, Linh Đông; đất vàng xám chiếm 24% phân bố Linh Xuân, Bình Chiểu, một phần phường Linh Trung.
I.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 1. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của quận chủ yếu là dịch vụ và công nghiệp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình là 21,4% và GDP năm 2007 là 6220 tỷ đồng, thu nhập bình quân mỗi năm là 16,7 triệu đồng /người. Định hướng phát triển kinh tế của quận l à đẩy mạnh phát triển thương mại-dịch vụ, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là kinh tế tư nhân và kinh tế hợp tác xã.
Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế của quận Thủ Đức năm 2007.
2. Thực trạng phát triển của các ngành a. Nông nghiệp
Ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ 0,48 % trong c ơ cấu kinh tế, tỷ trọng đóng góp từ 30-35 tỷ đồng vào tổng thu nhập chung của quận. Diện tích đất nông nghiệp là 1231,82 ha, chiếm 24,85% tổng diện tích đất tự nhiên của quận.
Cơ cấu cây trồng-vật nuôi hiện nay chủ yếu gồm những giống có giá trị cao, cần phải đầu tư vốn và kỹ thuật sản xuất tiến bộ như cá giống, bò sữa, trồng lan, cây cảnh... Do môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm, giá phân bón, thức ăn gia súc tăng quá cao nên số hộ sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm.
Lao động nông nghiệp năm 2006 gồm 4826 ng ười, giảm 13% so với năm 2003.
Bình quân lương thực còn quá thấp so với cả nước do tỷ trọng của ngành nông nghiệp chỉ chiếm chưa đến 1% tổng GDP của quận.
b. Công nghiệp
Công nghiệp chiếm tỷ lệ 36,82% trong cơ cấu kinh tế, đóng góp 2864 tỷ đồng vào tổng thu nhập chung của quận. Diện tí ch đất dành cho phát triển công nghiệp là 1954 ha, chiếm 41,02% tổng diện tích tự nhiên.
Số cơ sở sản xuất ngày càng nhiều chủ yếu là các cơ sở sản xuất cá thể có quy mô trung bình, được đầu tư trang thiết bị khá hiện đại.
Tốc độ phát triển của ngành công nghiệp năm 2006 là 17%, phát triển nhất là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và may mặc.
Một số xí nghiệp, nhà máy sản xuất then chốt có quy mô lớn, sản xuất hiệu quả cao là nhà máy nhiệt điện Thủ Đức, nhà máy nước Thủ Đức, Ximăng Hà Tiên, Công ty dệt Việt Thắng, sữa Vinamilk, mìăn liền Colusa, bánh kẹo Kinh Đô.
Các khu công nghiệp lớn như KCN Linh Xuân 80 ha, Khu ch ế xuất Linh Trung 60 ha,... hầu hết đều có vị trí thuận tiện dọc theo các tuyến đ ường lớn.
c. Dịch vụ
Ngànhthương mại - dịch vụ đã chiếm 62,7% cơ cấu kinh tế, đạt giá trị 1009 tỷ đồng thu hút 25000 lao động với vốn đầu t ư 133 tỷ đồng cho 14800 cơ sở.
Gần đây hoạt động kinh doanh nhà trọ trở nên phổ biến nhằm phục vụ nguồn lao động nhập cư đông đảo từ các nơi khác đến. Đa số là công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, sinh viên ...
Quận có 5860 nhà trọ, khách sạn đạt doanh thu 118 tỷ đồng. Dịch vụ - thương mại là ngành kinh tế chủ yếu, được ưu tiên đầu tư phát triển nên hàng năm có tốc độ phát triển trên 20%. Các trung tâm thương mại lớn gồm chợ Thủ Đức, chợ Bình Triệu, chợ đầu mối Tam Bình,... Dịch vụ tín dụng - ngân hàng ngày càng hoạt động hiệu quả, trang bị máy móc thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu của ng ười dân và các nhà đầu tư, đặc biệt hiện nay hệ thống rút tiền b ằng thẻ ATM đã đưa vào hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong thời kỳ hội nhập. Các loại hình kinh doanh dịch vụ khác như bưu chính vi ễn thông, công nghệ phần mềm, giao thông vận tải cũng ngày càng được nâng cao chất lượng phục vụ, có đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của quận.
3. Hiện trạng phát triển xã hội a. Dân số và lao động
Dân số của quận theo số liệu thống kê mới nhất gồm có 370078 ng ười, tập trung đông nhất ở phường Bình Chiểu, tiếp theo là Hiệp Bình Chánh và Linh X uân, Linh Trung. Mật độ dân số của quận khá cao, cao nhất là tại phường Linh Chiểu, thấp nhất là ở Hiệp Bình Phước vì tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất v à trường đại học lớn nên tỷ lệ tăng dân số cơ học của quận khá cao, chiếm tỷ lệ 48,6 % tổng dân số toàn quận.
Bảng 2: Dân số và mật độ dân số quận Thủ Đức năm 2007 Tên phường Dân số
(người)
Mật độ dân số (người/km2)
Linh Đông 26.857 9.127
Hiệp Bình Chánh 47.379 7.323
Hiệp Bình Phước 32.406 4.234
Tam Phú 19.143 6.204
Linh Xuân 47.118 12.174
Linh Chiểu 23.545 16.675
Trường Thọ 27.576 5.523
Bình Chiểu 52.942 9.782
Linh Tây 19.625 14.406
Bình Thọ 15.446 12.746
Tam Bình 20.087 9.237
Linh Trung 37.954 5.375
Toàn quận 370.078 7.767
(Nguồn: Phòng Thống kê quận Thủ Đức)
Tổng số người trong độ tuổi lao động của quận năm 2007 l à 310.405 người, số lao động trong các ngành kinh tế là 59.722 người, đa số là lao động có trình độ kỹ thuật trung bình.
Với mật độ dân số tập trung ở quận Thủ Đức t ương đối cao nên nhu cầu về sử dụng, khai thác tiềm năng đất đai lớn, dẫn đến biến động về đất đai nh ư: chuyển mục đích sử dụng, chuyển quyền, tách thửa… tạo nên khối lượng công việc lớn cho c ơ quan quản lý đất đai. Mặt khác, khi có nhu cầu tra cứu thông tin của một thửa đất nh ư tình trạng pháp lý, quy hoạch, chủ sử dụng…một cách nhanh chóng, chính xác, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ng ười sử dụng trong quá trình giao dịch bất động sản, thì hiện nay cơ quan quản lý đất đai quận Thủ Đức nói riêng và cả nước nói chung chưa đáp ứng được, vì vậy nhu cầu tra cứu thông tin thửa đất qua mạng là một đòi hỏi cấp bách.
b. Dân tộc và tôn giáo
Dân tộc: Trên địa bàn quận có nhiều người nhập cư từ nhiều tỉnh khác đến nên cũng có nhiều dân tộc sinh sống với nhau, nh ưng chủ yếu có 3 dân tộc lớn là dân tộc Kinh chiếm 97,5% dân số, dân tộc Hoa chiếm 0,014% và còn lại là dân tộc Chăm. Vì vậy nhu cầu về nhà cửa đất đai tăng mạnh, nhu cầu tra cứu thông tin thửa đất cao, dẫn đến cần có trang web phổ biến thông tin thửa đất.
Tôn giáo: quận Thủ Đức có khá nhiều c ơ sở tôn giáo đạo Phật, đạo Công giáo đạo Tin Lành, đạo Cao Đài.
c. Giáo dục đào tạo
Thủ Đức được gọi là làng đại học bởi tập trung nhiều tr ường đại học, cao đẳng lớn của Thành phố như ĐH Quốc Gia TP.HCM, ĐH Luật TP.HCM, ĐH S ư Phạm Kỹ Thuật, ĐH Nông Lâm TP.HCM, ... Năm 2007 qu ận có 91 trường mẫu giáo, 19 trường tiểu học, 11 trường trung học cơ sở, 4 trường trung học phổ thông với số phòng học trên 1315 phòng (chưa tính các trường đại học), gồm có 1841 giáo viên và 47.188 học sinh từ mầm non đến lớp 9.
d.Cơ sở y tế
Cơ sở vật chất hạ tầng của ngành y tế quận ngày càng được hoàn thiện, năm 2007 quận có một trung tâm y tế, một phòng khám khu vực, một phòng khám trung tâm, 12 trạm y tế ở 12 phường và một đội vệ sinh phòng dịch. Ngoài ra còn có 79 cơ sở dịch vụ y tế tư nhân, 52 nhà thuốc tư nhân đã góp phần phục vụ tốt cho sức khỏe của người dân trong quận.
e. Các công trình thể dục thể thao, vui chơi giải trí
Nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, văn hóa tinh thần của ng ười dân quận đãđầu tư xây dựng nhiều công trình công cộng lớn gồm có 1 trung tâm văn hóa, nhà thi ếu nhi, nhà truyền thống, phòng triễn lãm… Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ về văn hóa cũng rất phát triển gồm có 2 nhà sách lớn, 77 điểm kinh doanh văn hóa phẩm, báo chí, băng đĩa. Năm 2007, quận đạt nhiều thành tích cao trong thi đấu thể dục thể thao do có cơ sở hạ tầng tốt gồm 1 nh à thi đấu 600 m2, 16 sân bóng đá , 40 sân c ầu lông, 18 sân bóng chuyền, 22 sân quần vợt, 7 hồ b ơi.
4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật a. Giao thông
Đường bộ có chiều dài 251,26 km, gồm các đường lớn như Quốc lộ 1A, đường Xuyên Á, Xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 13,... Ngoài ra quận còn có hệ thống cầu vượt, cầu chui khá tốt như cầu vượt Linh Xuân, Cầu vượt Gò Dưa, Sóng Thần, Bình Phước,…
Đường thủy: Các sông rạch lớn nh ư sông Sài Gòn, Rạch Chiếc, rạch ximăng Hà Tiên, rạch Gò Dưa,… Hầu hết các cây cầu trên địa bàn quận hiện đã cũ kỹ nhưng vẫn còn sử dụng được như cầu Bình Triệu, cầu Gò Dưa, cầu Bình Lợi,… đồng thời quận đã đầu tư xây dựng, sửa chữa một số cây cầu mới nhằm tạm thời giảm áp lực l ưu thông ngày càng cao.
Đường sắt đi qua địa bàn quận gồm đường sắt Bắc Nam với chiều dài 6,7 km và hai nhà ga lớn là ga Sóng Thần, ga Bình Triệu. Tuy giao thông bằng đ ường sắt vẫn phục vụ khá tốt nhưng cơ sở vật chất kỹ thuật đã cũ, thiếu đường bộ dọc theo hai bên đường sắt, các đường rày xe lửa thường cắt ngang đường bộ ở khu vực đông dân c ư.