1. Basel II:
- Mục tiêu của Basel II:
+ Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế
+ Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế
+ Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro.
=> Hai mục tiêu đầu của Basel II là những mục tiêu chủ chốt của Hiệp ước vốn Basel I.
Mục tiêu cuối cùng là mới, đó là dấu hiệu của việc bắt đầu chuyển dần từ cơ chế điều tiết dựa trên tỷ lệ, mà đó chỉ là một phần của khung mới, hướng đến một sự điều tiết mà sẽ dựa nhiều hơn vào các số liệu nội bộ, thông lệ và các mô hình.
- Basel II sử dụng khái niệm“Ba trụ cột”:
(1) Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc.
Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I.
Tỉ lệ thoả đáng về vốn (CAR) = Vốn tự có/Tài sản rủi ro +12,5 *(COP + CMR).
+ Tài sản rủi ro là tài sản có rủi ro tín dụng * Hệ số rủi ro.
+ COP là yêu cầu vốn đối với rủi ro hoạt động.
+CMR là yêu cầu vốn đối với rủi ro thị trường.
Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường. So với Basel I, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro thị trường có sự thay đổi nhỏ, nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro vận hành. Trọng số rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và rất nhạy cảm với xếp hạng.
(2) Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng
Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk).
Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát:
+ Thứ nhất, các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó.
+ Thứ hai, các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu; giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này.
+ Thứ ba, Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định.
+ Thứ tư, giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu.
(3) Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường.
Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.
Như vậy, quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này đưa ra, các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro.
Dưới đây là bảng tình hình thực hiện Basel tại các nước trong khu vực ( nguồn : BVSC)
2. So sánh Basel I và Basel II
Chỉ tiêu Basel I Basel II
Cấu trúc và nội dung Tập trung vào một giải pháp quản lý rủi ro duy nhất là
“yêu cầu vốn tối thiểu”
Tập trung nhiều hơn vào các phương pháp nội bộ của chính ngân hàng, đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát và kỷ luật trên nguyên tắc thị trường
Tính linh động của ứng dụng
Quy định chung một chọn lựa cho tất cả các ngân hàng
Có một danh sách các phương pháp, các biện pháp khuyến khích để các nhà quản lý quốc gia và các ngân hàng chọn lựa Tính nhạy cảm với rủi ro Đo đạc rủi ro sơ bộ Nhạy cảm hơn với rủi ro
thông qua độ nhạy cảm của yêu cầu vốn đối với mức độ rủi ro tăng lên và sự công khai bắt buộc một cách chi tiết về độ nhạy cảm rủi ro và chính sách rủi ro
Trọng số rủi ro Quy định từ 0 - 100 và ưu đãi hơn với các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD- Organisation for Economic Co-operation and
Quy định từ 0 - 150 hoặc hơn và không có đặc quyền nào, bao gồm cả phân cấp bên trong và bên ngoài
Development) Kỹ thuật giảm rủi ro tín
dụng Hỗ trợ và đảm bảo Thừa nhận về kỹ thuật giảm
thiểu rủi ro tốt hơn, đưa ra nhiều kỹ thuật hơn như hỗ trợ, đảm bảo, phái sinh tín dụng, lập mạng lưới vị thế
(position netting)
Quyền lực của các nhà quản lý quốc gia được tăng lên bởi họ cần phải đánh giá sự đủ vốn của ngân hàng có tính đến đặc điểm rủi ro cụ thể của nó. Quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này đưa ra, các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, sẽ giảm thiểu được rủi ro trong cho nền kinh tế.
3. Basel II tại Việt Nam
Theo kế hoạch, từ tháng 2/2016, 10 ngân hàng do NHNN chỉ định sẽ chính thức bước vào thực hiện thí điểm phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II. Đây là tiêu chuẩn không mới đối với các ngân hàng trong khu vực nhưng đầy thách thức với các ngân hàng Việt Nam. 10 ngân hàng được chỉ định thí điểm theo tiêu chuẩn Basel II là BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB, Maritime Bank,
Sacombank và VIB
Basel II tại Việt Nam hiện nay còn rất nhiều thách thức, hạn chế như: tiềm lực kinh tế, nguồn nhân lực, thể chế, cơ chế chính sách… cần rất nhiều thời gian học hỏi kinh nghiệm, thích ứng và hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện tại Việt Nam
Một áp lực đối với các ngân hàng trong việc áp dụng Basel II nhu cầu tăng vốn. Những ngân hàng có hệ số an toàn vốn (vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro - CAR) quanh mức 9% sẽ phải tính đến phương án tăng vốn cấp 1 hoặc cấp 2. Trong số 10 ngân hàng trên, MB và VPBank là 2 ngân hàng đáp ứng các tiêu chí mới của Hiệp ước Basel II.
Nhiều ngân hàng thương mại đưa ra kế hoạch tăng vốn trong mùa đại hội cổ đông vừa qua cũng như trong năm 2017. Trong tháng 3/2016, một loạt ngân hàng như MB, Saigonbank, VPBank... đã được chấp thuận tăng vốn.
Với xu hướng hội nhập ngày càng rộng, các NHTM sớm hay muộn cũng phải đáp ứng đủ các điều kiện của Basel II, chứ không chỉ là 10 NHTM đang thí điểm thực hiện.
Trên đây là hệ số CAR của các ngân hàng thương mại lớn ủa nước ta nhưng là kết quả tính theo Basel I. Nếu tính theo Basel II thì kết quả sẽ giảm đi nhiều.Theo Basel II, các NHTM phải duy trì CAR tối thiểu là 8%. Trong khi đó, tính tới cuối năm 2015, hệ số này của BIDV là 9%, của VietinBank là 10%...
Để CAR tăng 1% thì vốn điều lệ của ngân hàng phải tăng thêm 8 - 10%. Như vậy, có thể thấy rằng, kể cả với những ngân hàng lớn, việc áp dụng Basel II cũng là chuyện không hề dễ dàng và nhu cầu tăng vốn không chỉ là đòi hỏi đối với các NHTM nhỏ. Vì thế, không chỉ những ngân hàng trong danh sách áp dụng thí điểm Basel II, mà ngay cả ngân hàng nhỏ cũng từng bước chuẩn bị và đứng trước áp lực nâng vốn điều lệ
Các ngân hàng Việt Nam vẫn còn đang loay hoay và còn nhiều khó khăn khi thực hiện Basel II. Đây sẽ là một thử thách khó khăn với toàn bộ ngành ngân hàng nước ta nhưng cũng là con đường mới mở ra để mạnh hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
2. VietinBank trên tiến trình đáp ứng yêu cầu về vốn theo hiệp ước Basel II
VietinBank là 1 trong 10 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) lựa chọn thí điểm triển khai Hiệp ước Basel II (Basel II). Đây vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức đối với ngân hàng này. Để đáp ứng được các yêu cầu của hiệp ước về vốn này thì Vietinbank đã có những bước đi chuẩn bị đầu tiên từ năm 2007 bằng việc Ban lãnh đạo của VietinBank đã có chủ trương giao một nhóm cán bộ được đào tạo bài bản từ nước ngoài tập trung nghiên cứu để từng bước ứng dụng Hiệp ước vốn Basel II. Đến đầu năm 2012, trên cơ sở hỗ trợ của tư vấn nước ngoài, VietinBank đã xây dựng hệ thống quản lý RRTD theo chuẩn Basel II và cuối năm 2013 đến giữa năm 2014, VietinBank đã xây dựng lộ trình triển khai Basel II từ nay đến năm 2018.
Sau đây là tiến trình đáp ứng yêu cầu về vốn theo hiệp ước Basel của Vietinbank
- Năm 2007-2009: VietinBank đã giao một nhóm cán bộ được đào tạo bài bản từ nước ngoài tập trung nghiên cứu để từng bước ứng dụng Hiệp ước vốn Basel II.
Bước đầu này, Vietinbank tập trung xem xét ứng dụng về phương pháp luận trong công tác đánh giá xếp hạng tín dụng nội bộ do trong hoạt động ngân hàng thì rủi ro lớn nhất là rủi ro tín dụng (RRTD) và áp dụng Basel II, phức tạp nhất cũng là RRTD
- Năm 2012: xây dựng hệ thống quản lý RRTD theo chuẩn Basel II. Ngày
14/3/2012, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết hợp đồng “Dịch vụ tư vấn xây dựng Hệ thông quản lý rủi ro tín dụng cơ bản của VietinBank” giữa Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Công ty tư vấn Ernst & Young Singapore Mục đích nhằm cải tổ toàn bộ hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của VietinBank theo Basel II và các thông lệ quốc tế tốt nhất, Bên cạnh đó, Ernst &
Young sẽ hỗ trợ VietinBank xây dựng các mô hình đo lường rủi ro như PD, EAD, PGL; đánh giá hiện trạng và đưa ra khuyến nghị về hệ thống công nghệ thông tin, hỗ trợ VietinBank mua sắm hệ thống giải pháp quản trị rủi ro toàn diện.Có thể nói VietinBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tiến hành dự án xây dựng hệ thống QLRRTD nội bộ một cách đầy đủ và toàn diện theo hướng chuẩn mực quốc tế.
- Cuối năm 2013: thực hiện dự án lập kế hoạch Basel II. Được khởi động từ tháng 12/2013, là bước chuẩn bị quan trọng không thể thiếu của quá trình triển khai Basel II, Dự án lập kế hoạch Basel II đã phân tích, phản ánh khách quan
các khác biệt giữa công tác QLRR hiện tại của VietinBank với chuẩn mực Basel II và xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc triển khai rộng rãi các chuẩn mực Basel II, bám sát lộ trình Ngân hàng Nhà nước thiết kế cho 10 Ngân hàng thương mại được lựa chọn tiên phong triển khai Basel II tại Việt Nam, trong đó có VietinBank.
Kết quả của dự án đặt nền móng vững chắc cho quá trình triển khai Basel II tại VietinBank trong thời gian 3-5 năm tới, là cơ sở cho nhiều thay đổi có tính chất quyết định trong hoạt động của VietinBank
- Năm 2015: khởi động dự án quản lý tài sản rủi ro theo Basel II(RWA) . Đây là một trong những nội dung quan trọng của việc tuân thủ cột 1 - Basel II của VietinBank.
Dự án RWA là một trong những nội dung trọng tâm của việc tuân thủ Trụ cột 1 của Basel II tại VietinBank. Dự án RWA dự kiến sẽ kéo dài 14 tháng, bao gồm 3 hợp phần chính gồm: Yêu cầu nghiệp vụ; phân tích chất lượng dữ liệu; xây dựng giải pháp tính toán vốn có chịu rủi ro theo phương pháp tiêu chuẩn và phương pháp nâng cao. Dự án có khối lượng công việc đồ sộ và chi tiết để đảm bảo đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn Basel II về tính toán tài sản có rủi ro. Việc quản lý tài sản có rủi ro giữ vai trò nền tảng hỗ trợ triển khai trụ cột 2 và trụ cột 3, tạo động lực để ngân hàng chủ động xây dựng/củng cố hệ thống quản lý rủi ro toàn diện từ: Chiến lược, cơ cấu tổ chức, cơ chế chính sách, quy trình hoạt động đến các kỹ thuật/công cụ
quản lý rủi ro hiện đại nhằm nhận diện, đo lường, đánh giá và kiểm soát rủi ro lành mạnh và an toàn hơn. Qua đó tối ưu hóa lượng vốn cần nằm giữ, nâng cao và thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh có điều chỉnh rủi ro.
- Theo lộ trình, trong năm 2016, VietinBank sẽ triển khai theo phương pháp tiêu chuẩn. Đến đầu năm 2018, về cơ bản các chuẩn mực Basel II sẽ được áp dụng tương đối đầy đủ trong hoạt động của VietinBank
Để đáp ứng được yêu cầu của Hiệp ước vốn Basel II thì các ngân hàng phải có một tiến trình thật sự dài hơi và chu đáo. Trong đó VietinBank luôn giữ vị trí tiên phong, chủ lực hàng đầu khi thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của NHNN, góp phần tạo nên một thị trường tài chính an toàn, bền vững và là bàn đạp vững chắc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, xứng đáng với vị thế lá cờ đầu của VietinBank trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.
3. Hoạt động tăng vốn tự có của VietinBank
Việc áp dụng Basel II đối với ngân hàng sẽ khiến các ngân hàng này phải cân đối giữa mục tiêu tăng trưởng cho vay và đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn. Một áp lực trong việc áp dụng Basel II, đó là sẽ tạo áp lực tăng vốn đối với các ngân hàng. Việc áp dụng Basel II sẽ khiến CAR của các ngân hàng giảm/yêu cầu vốn tăng lên do ngoài rủi ro tín dụng, Basel II tính đến yêu cầu vốn đối với rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Do đó, những ngân hàng có CAR xung quanh 9% sẽ phải tính đến phương án tăng vốn cấp 1 hoặc cấp 2 để cải thiện CAR
3.1 Một số biện pháp tăng vốn tự có của ngân hàng
- Tăng vốn từ cổ đông hiện hữu : thuận lợi khi cổ đông hiện hữu có sức mạnh tài chính và không muốn giảm tỷ lệ sở hữu; bất lợi nếu cổ đông hiện hữu không đủ sức mạnh tài chính. Đặc biệt, nếu cổ đông hiện hữu bị yêu cầu phải rút vốn đầu tư ngoài ngành và thanh khoản thị trường gặp khó khăn, việc tăng vốn từ cổ đông hiện hữu sẽ rất khó.
- Tăng vốn từ phát hành thêm cổ phiếu: thuận lợi khi thị trường cổ phiếu tăng trưởng tốt, song thị trường chứng khoán hiện nay của nước ta đang khó khăn và chưa sớm khởi sắc, do thanh khoản còn yếu.
- Phương án tăng vốn qua bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài rất có lợi, vì nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh và nhiều kinh nghiệm quản lý.
- Phương án sáp nhập với ngân hàng nội phù hợp khi một ngân hàng mạnh sáp nhập với ngân hàng yếu hơn.
- Phương án cuối cùng là phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 trên thị trường quốc tế.
Ngân hàng có tên tuổi trên thị trường và có tiềm lực tài chính phù hợp với cách này, bởi chi phí phát hành lớn hơn nhiều so với phát hành cổ phiếu.
=> Thời điểm này, 3 phương án sau có tính khả thi hơn cả và phù hợp với tình hình hiện tại của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
3.2 Biện pháp tăng vốn tự có của VietinBank
Cũng như các ngân hàng khác được chọn để thực hiện thí điểm các yêu cầu của hiệp ước vốn Basel II, VietinBank cũng có các hàng động cụ thể để tăng vốn tự có của ngân hàng mình.
3.2.1 Sáp nhập PGBank
Giao dịch sáp nhập PG Bank vào VietinBank có thể được xem như một trong những giao dịch điển hình của quá trình triển khai Đề án 254 về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
Giao dịch này thể hiện quyết tâm cao của VietinBank trong việc thực hiện chủ trương lớn của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng; khẳng định vai trò ngân hàng đầu ngành, luôn đi tiên phong trong việc thực hiện các chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước để ổn định và phát triển kinh tế.
VietinBank nhận sáp nhập PG Bank vào hệ thống:
+ Một mặt nhằm tăng quy mô tài chính, mở rộng mạng lưới, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tiếp tục duy trì vị thế ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam và xứng tầm với các ngân hàng trong khu vực, mang lại lợi ích dài hạn cho các cổ đông.
+ Mặt khác, giao dịch sáp nhập sẽ giúp VietinBank tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong hệ thống ngân hàng, tham gia tích cực vào quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
+ Giao dịch sáp nhập này giúp VietinBank mở rộng quy mô vốn và nâng cao năng lực tài chính, tiến gần tới mục tiêu trở thành ngân hàng thương mại có quy mô và trình độ tương đương với các ngân hàng trong khu vực: Tổng tài sản tăng thêm trên 25.000 tỷ đồng; vốn điều lệ tăng thêm 30.000 tỷ đồng, tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu hệ thống