Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề trong bài học Vật lý xây dựng kiến thức mới

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG ‘SÓNG ÁNH SÁNG” VẬT LÝ 12 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 29 - 34)

“ Vấn đề” trong bài học xây dựng kiến thức mới chính là nội dung tri thức mới. Câu hỏi nhận thức phải được đặt ra sao cho câu trả lời là nội dung tri thức mới. Vì vậy tình huống có vấn đề phải là tình huống được tổ chức sao cho học sinh được đặt trước một nhiệm vụ nhận thức mà nếu chỉ bằng tri thức và kinh nghiệm sẵn có HS không trả lời được.

Có thể sử dụng loại tình huống có vấn đề mà lý luận dạy học đã nêu ra như: tình huống bất ngờ, tình huống bế tắc, tình huống lựa chọn, tình huống phát triển… bằng các phương tiện như bài tập Vật lý, thí nghiệm Vật lý, truyện kể Vật lý, các ví dụ sinh động, hấp dẫn lý thú về ứng dụng Vật lý trong đời sống, kỹ thuật, sản xuất được trình bày một cách tự nhiên để HS dùng vốn tri thức kỹ năng của mình để xem xét giải quyết, nhưng chưa thể giải quyết được và đã làm

xuất hiện lỗ hỏng mà HS không vượt qua được. HS mong muốn giải quyết vấn đề bởi câu hỏi nhận thức đặt ra thú vị ở ý nghĩa thiết thực, ở hiện tượng gần gũi quen thuộc tưởng chừng như hiểu rõ mà trước đó HS không chú ý. HS chấp nhận giải quyết vấn đề để tìm ra câu trả lời mà GV đặt ra. Giai đoạn xây dựng tình huống có vấn đề kết thúc.

Giai đoạn giải quyết vấn đề bao gồm một chuỗi tình huống học tập, mỗi tình huống bao gồm các hành động kế tiếp sau: giả thuyết-> hệ quả lôgic-> thí nghiệm kiểm tra-> kết luận; nội dung kết luận chính là một nội dung của kiến thức mới mà bài học phải đem lại cho HS. GV khi thiết kế bài học cần phải sắp đặt, cấu tạo lại nội dung bài học sao cho mỗi đơn vị kiến thức cơ bản là kết luận của một chu kỳ trên. Kết thúc giai đoạn giải quyết vấn đề HS tự tìm ra tri thức mới có thể trả lời cho câu hỏi đặt ra ở giai đoạn đặt vấn đề.

GV thể chế hóa kiến thức, thông báo cho HS rằng những kết luận thu được chính là nội dung của một khái niệm, định luật hoặc một lý thuyết nào đó của Vật lý học.

Giai đoạn vận dụng tri thức mới: kiến thức mới thu được có ý nghĩa gì, được ứng dụng như thế nào trong khoa học, đời sống? Các tình huống mới được đặt ra để HS vận dụng tri thức vừa thu nhận để giải quyết nhiệm vụ , qua đó củng cố kiến thức vừa đem lại niềm vui hứng thú, niềm vui nhận thức và tính hữu ích của kiến thức. [13] [16] [20]

Kết luận chương 1

Dạy học GQVĐ là một hướng dạy học nhằm hiện thực hoá chiến lược dạy học tập trung vào người học; kích thích hứng thú, nhu cầu, niềm tin nhận thức, phát huy tính tích cực tư duy đặc biệt là tư duy sáng tạo của HS và bồi dưỡng cho HS phương thức và năng lực giải quyết vấn đề - năng lực đặc biệt cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại.

Dạy học GQVĐ có nội dung là: "Trong quá trình HS giải quyết một cách sáng tạo các vấn đề và bài toán có vấn đề trong một hệ thống nhất định thì diễn

ra sự lĩnh hội sáng tạo các tri thức và kỹ năng, sự nắm kinh nghiệm hoạt động sáng tạo mà xã hội tích luỹ được, sự hình thành nhân cách có tính tích cực của người công dân, có trình độ phát triển cao và có ý thức tự giác của xã hội" [12].

Trong chương một đã trình bày những cơ sở khoa học của đề tài: một số quan điểm của dạy học GQVĐ, cơ sở, bản chất, cấu trúc, phân biệt rõ các mức độ của dạy học giải quyết vấn đề phương pháp vận dụng dạy học GQVĐ trong bài học xây dựng kiến thức mới.

Tuy nhiên để sử dụng dạy học GQVĐ đạt hiệu quả cao thì cần kết hợp tốt các thiết bị dạy học, vận dụng linh hoạt các kiểu tình huống có vấn đề, lựa chọn đối tượng phù hợp các mức độ. Có những bài học cần có sự kết hợp cả ba mức độ, kết hợp các tình huống với nhau thì hiệu quả mới cao.

Từ đó yêu cầu đối với người giáo viên là không những phải nắm vững tri thức khoa học bộ môn mà còn phải am hiểu lịch sử phát triển của khoa học mà mình giảng dạy, phải am hiểu sâu sắc phương pháp luận nhận thức khoa học, phương pháp giải quyết vấn đề. GV còn phải có được kỹ năng dạy học linh hoạt sáng tạo, nghệ thuật kể chuyện nêu vấn đề, nghệ thuật hướng dẫn HS giải quyết vấn đề.

Như vậy, dạy học GQVĐ đặt ra một loạt yêu cầu mới đối với GV không những là về trình độ trí tuệ của GV, mà cả về đạo đức, cụ thể là không cho phép có một biểu hiện nhỏ nào về thái độ khinh thường, không tôn trọng ý kiến HS và do đó không tôn trọng nhân cách học sinh. Cho dù ý kiến HS có sai lầm chăng nữa, cũng không được gạt phắt đi mà phải vạch cho học sinh thấy chỗ sai. Tìm ra một phần nào là hợp lý để nâng cao lòng tin về khả năng giải quyết vấn đề của họ.

Vận dụng các kết quả nghiên cứu chương một, trong chương hai tôi sẽ đề xuất tiến trình vận dụng dạy học giải quyết vấn đề vào dạy chương “Sóng ánh sáng” vật lý 12 chương trình chuẩn.

CHƯƠNG II:

VẬN DỤNG DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG “ SÓNG ÁNH SÁNG” VẬT LÝ 12 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

2.1. Vị trí của chương “ Sóng ánh sáng” Vật lý 12 chương trình chuẩn và việc vận dụng DHGQVĐ vào dạy chương

2.1.1. Vị trí của chương “ Sóng ánh sáng” Vật lý 12 chương trình chuẩn.

Kiến thức vật lý trong SGK Vật lý 12 chương trình chuẩn phân thành 7 chương, trong đó chương “ Sóng ánh sáng ” thuộc chương V và có số tiết học là 9 tiết.

Chương Chủ đề của chương Số tiết

I Dao động cơ 10

II Sóng cơ và sóng âm 7

III Dòng điện xoay chiều 11

IV Dao động và sóng điện từ 6

V Sóng ánh sáng 9

VI Lượng tử ánh sáng 7

VII Hạt nhân nguyên tử 8

2.1.2.Những thuận lợi của chương “ Sóng ánh sáng” cho việc vận dụng DHGQVĐ.

“Sóng ánh sáng” là chương trình thứ V của phần Vật lý lớp 12 chương trình chuẩn THPT thuộc phần quang lý. Qua thực tế giảng dạy và tìm hiểu chương trình SGK về phần này, tôi nhận thấy đây là phần kiến thức quan trọng để chứng tỏ bản chất sóng của ánh sáng, nó đưa ra những bằng chứng thực tế và thực nghiệm quan trọng để giúp học sinh hiểu rõ về bản chất của ánh sáng.

Chương trình Vật lý lớp 12 THPT nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức và kỹ năng cơ bản về tự nhiên và kỹ thuật cũng như nắm vững những phương pháp tư duy khoa học nhằm giúp cho học sinh một cái nhìn khái quát, có thế giới quan khoa học và nhân sinh quan đúng đắn.

Trong phần này, nội dung của môn Vật lý bao gồm các tri thức của Vật lý học cổ điển và hiện đại về bản chất của ánh sáng, là cơ sở để học sinh hiểu biết về tự nhiên, để xây dựng lên các cơ sở khoa học của ngành khoa học kỹ thuật và y học như máy quang phổ, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X, nhằm giúp cho học sinh nắm được bản chất thế giới vi mô, chuẩn bị cho học sinh vốn hiểu biết để học tiếp tục lên các cấp học cao hơn như: Trung cấp, Cao đẳng, Đại học.

Chương trình Vật lý lớp 12 bao gồm các phần như: Cơ học, điện học, quang học và phản ứng hạt nhân. Tổng cộng 70 tiết, trong đó lý thuyết chiếm 44 tiết, thí nghiệm chiếm 06 tiết; chương “ Sóng ánh sáng” được phân 10 tiết: trong đó có 5 tiết lí thuyết và 2 tiết thực nghiệm. Chương “ Sóng ánh sáng” nằm trước chương “Lượng tử ánh sáng” vì hai chương này có liên hệ chặt chẽ với nhau cùng đi nghiên cứu và chứng minh tính chất sóng- hạt của ánh sáng. Đây là những phần quan trọng của chương trình Vật lý lớp 12 THPT.

Cấu trúc mỗi gồm các phần cơ bản:

- Phần giới thiệu vào bài: Phần này thường được in chữ nhỏ ở đầu bài, GV không nhất thiết phải dùng phần này để vào bài mà có thể đặt tình huống khác tùy theo đối tượng, tùy hoàn cảnh và thiết bị có sẵn.

- Phần nội dung chính: Đây là phần quan trọng bắt buộc học sinh phải chiếm lĩnh được.

- Phần tóm tắt kiến thức: Là phần khác biệt giúp học sinh hệ thống lại kiến thức cơ bản. Phần này luyện tập gồm câu hỏi lý thuyết, bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận.

- Phần đọc thêm: Nội dung của phần này không nằm trong quy định của chương trình mà nhằm giúp học sinh mở rộng sự hiểu biết của mình.

Ở cấp trung học cơ sở phần quang lý có nội dung chủ yếu là định tính, mang tính trừu tượng cao, chủ yếu là nói về cách tổng hợp và phân tích chùm ánh sáng mà không giải thích rõ bản chất sóng của ánh sáng. Mặc dù có tính trừu tượng nhưng gần gũi với đời sống hàng ngày như giải thích hiện tượng cầu vòng, hiện tượng tán sắc trên đĩa CD do đó có nhiều ứng dụng trong thực tế.

Ở cấp THPT phần quang lý thể hiện rõ bản chất của ánh sáng, đặc biệt là nội dung chương “ Sóng ánh sáng” dùng thực nghiệm về hiện tượng giao thoa và nhiễu xạ đã chứng minh tính chất sóng của ánh sáng và dùng thực nghiệm để xác định bước sóng của ánh sáng. Ngoài nội dung chương còn đưa ra các ứng dụng quan trọng của ánh sáng trong khoa học kỹ thuật và trong y học như tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X…

Muốn dạy tốt phần này GV phải hết sức linh hoạt trong quá trình lên lớp, đặc biệt là sử dụng các PPDH theo hướng phát triển tính tích cực của học sinh;

HS thật sự tiếp thu kiến thức tốt khi GV áp dụng nhuần nhuyễn các phương tiện dạy học hiện đại, qua đó GV xây dựng các tình huống có vấn đề bằng các phương tiện dạy học liên quan đến thực tế bằng cách đưa ra các hiện tượng và làm các thí nghiệm.

Phần ánh sáng là phần có kiến thức rất nhiều ứng dụng trong khoa học công nghệ, trong y học và trong thực tiễn cuộc sống. Vì vậy đòi hỏi GV khi giảng dạy phần này phải nghiên cứu sâu về phương pháp để giúp cho HS có được năng lực phân tích, giải thích hiện tượng Vật lý, niềm say mê nghiên cứu khoa học và cộng nghệ ứng dụng kiến thức đã chiếm lĩnh được vào thực tiễn cuộc sống. Đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức dạy học theo định hướng giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG ‘SÓNG ÁNH SÁNG” VẬT LÝ 12 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w