Tính tích cực hoạt động nhận thức là gì ?

Một phần của tài liệu Sử dụng thí nghiệm mô phỏng và thí nghiệm ảo nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học chương“cảm ứng điện từ” vật lí 11 THPT (Trang 22 - 25)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM MÔ PHỎNG VÀ THÍ NGHIÊM ẢO TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1.3 Tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh

1.3.1 Tính tích cực hoạt động nhận thức là gì ?

TTC nhận thức trong hoạt động là một tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp thu tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập [29].

TTC, nét tính cách rất quan trọng trong nhân cách thể hiện ở năng lực làm thay đổi thực tiễn, theo nhu cầu, mục đích của mình trong hoạt động sản xuất, học tập, sáng tạo, đấu tranh,…

TTC cần phải được định hướng đúng đắn, phải nhằm phục vụ cho những mục đích tốt đẹp, cao cả, thì hoạt động của con người mới có giá trị đích thực, mới đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội. Nét tính cách này cần được GD ngay từ bé bằng cách tạo ra những tình huống để trẻ em tự tìm cách thỏa mãn đòi hỏi, đôi khi người lớn có thể mách bảo, nhưng tránh lối làm thay khiến tạo dần cho trẻ tính ỷ lại, thụ động, chờ đợi. Kết quả của mỗi lần tự làm như vậy sẽ động viên trẻ hăng hái tự lập giải quyết các nhu cầu của mình và dần dần chủ động tham gia vào công việc chung của gia đình, tập thể. Để duy trì liên tục TTC cần có sự theo dõi và đánh giá của người lớn và tập thể, kể cả khi việc làm thành công cũng như khi khó khăn, trở ngại.

TTC nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức. Hạt nhân cơ bản

10

của TTC nhận thức là hoạt động tư duy của cá nhân được tạo nên do thúc đẩy của hệ thống nhu cầu đa dạng. Nhu cầu nhận thức cái mới, nhu cầu vươn lên một trình độ cao hơn là nguồn gốc TTC hoạt động nhận thức của HS. TC là một biểu hiện của ý thức khi đã có ý thức thì HS sẽ TC, chủ động và sáng tạo trong mọi tình huống. Trong học tập TTC nhận thức của HS đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức [29].

Tính “TC nhận thức” của HS theo Tiến sĩ I.F. Kharlamop (Liên Xô cũ ) có thể được định nghĩa như sau:

Nói chung, TTC là trạng thái hoạt động của các chủ thể, nghĩa là của người hành động. Vậy TTC nhận thức là trạng thái hoạt động của HS, đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức.

Kết quả của việc học chỉ thực sự có được khi HS tích cực và chủ động tham gia vào quá trình DH. Cấu trúc của hoạt động học cùng với các yếu tố hợp thành cơ bản của nó có thể biểu diễn theo sơ đồ hình 1.3.

Hình 1.3: Cấu trúc của hoạt động học cùng với các yếu tố hợp thành cơ bản.

Trong quá trình DH, khối lượng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của HS tăng lên, tầm hiểu biết được mở rộng, quan điểm và niềm tin chính trị được

Hoạt động nhận thức Kết quả của hoạt động nhận thức Nguồn kiến thức

Lời nói sinh động của GV;

Thực hiện công tác thực hành và làm TN; SGK;

Tài liệu khoa học;

Hoạt động thực tiễn.

Thái độ đối với việc học tập: nhu cầu, kiến thức, hướng tâm lí, tinh thần trách nhiệm…

Sự chú ý có chủ định, sự cần mẫn, tính ham hiểu biết, lòng say mê học tập.

Hành động trí tuệ:

a) “Lĩnh hội” tài liệu.

b) Thông hiểu tài liệu.

c) Ghi nhớ kiến thức.

d) Luyện tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

e) Ôn tập, khái quát hoá và hệ thống hoá tài liệu đã học.

g) Tự kiểm tra.

Biểu tượng.

Thông hiểu.

Nắm vững sự kiện, khái niệm.

Hình thành kĩ năng, kĩ xảo.

Hệ thống kiến thức và đào sâu kiến thức.

Phát hiện mức độ nắm vững kiến thức.

Sự phát triển chung của HS, hình thành quan điểm và niềm tin, phát triển năng khiếu và thiên tư

12

hình thành. Khía cạnh đặc biệt quan trọng của sự phát triển là sự biến đổi về chất của bản thân hoạt động nhận thức và tư duy nói chung. Chỉ trong quá trình học tập TC, HS mới rèn được kĩ năng kiến thức, sự say mê học tập, và cả sự hoàn thiện những năng lực nhận thức chung và riêng. Tất cả những cái đó dẫn tới việc hoàn thiện nhân cách nói chung, và làm phong phú thêm những nhu cầu nhân thức và tinh thần.

Như vậy, việc học cần dựa trên nền tảng của hoạt động nhận thức TC của HS và đòi hỏi HS phải có thái độ và tinh thần TC như vậy.

Một phần của tài liệu Sử dụng thí nghiệm mô phỏng và thí nghiệm ảo nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học chương“cảm ứng điện từ” vật lí 11 THPT (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w