Phần 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực hiện chăm sóc phòng bệnh phân trắng cho đàn lợn con
- Đối với việc chăm sóc cho lợn con cực quan trong, việc chăm sóc theo đúng khoa học kĩ thuật, vệ sinh theo một quy trình giúp cho lợn con phát triển hình thành hệ miễn dịch tốt.
- Thông qua quản lý chăm sóc đàn nái, tiêm phòng vaccine đầy đủ.Sau khisinh ra lợn con có sức khỏe tốt chống chịu với môi trường.
- Công tác tiêu độc khử trùng chuồng trại: tiêu độc, dọn chuồng, xử lý phân đều phải thực hiện nghiêm ngặt tranh lây lan mầm bệnh, áp dụng một quy trình hết sức cần thiết đối với một trang trại cùng vào cùng ra.
- Lợn con mới đẻ ra trong cơ thể hầu như chưa có kháng thể, lượng kháng thể tăng rất nhanh khi lợn con được bú sữa đầu. Cho nên khả năng miễn dịch của lợn con là hoàn toàn thụ động vào lượng kháng thể thu được nhiều hay ít từ sữa đầu của lợn mẹcho nên cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt.
- Trong quá trình cung cấp sữa cho lợn con, lợn mẹ chỉ cung cấp đủ sắt cho 3 ngày đầu tiên từ khi con sinh ra. Sau thời gian đó là thời gian thiếu Fe trầm trọng. Để giải quyết vấn đề này ta cần cung cấp Fe cho lợn bằng cách bổ sung qua con đường tiêm để phòng bệnh thiếu máu và suy dinh dưỡng cho lợn con.
- Cải tạo ổ úm: 3 khâu quan trọng: chống nóng, chống ẩm, chống lạnh - Trong quá trình nuôi lợn con hiện nay sử dụng chuồng kín là tiểu khí hậu trong chuồng nuôi đối với việc chống nóng và chống lạnh rất quan trong khi mùa hè nhiệt độ lên cao, mùa đông thì lạnh nhiệt độ xuống thấp ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng lợn con để khác phục nhược điểm đó
mùa hè sử dụng quạt gió và dàn mát làm giảm nhiệt độ trong chuồng nuôi, đối với mùa đông hạn chế quạt, che chắn chuồng tránh gió lùa dễ làm lợn con bị lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe lợn con. Đối với việc chống ẩm cho lợn con cũng đặc biệt qua tâm đến trong chuồng không để quá ẩm, ảnh hưởng đến sức đề kháng của lợn con.Để giảm độ ẩm trong chuồng nuôi cần hạn chế dùng nước, dùng nước khi cần thiết, dùng một cách hợp lý nhất.Tập ăn sớm cho lợn con có nhiều mục đích khác nhau:
Bù đắp phần dinh dưỡng thiếu hụt cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển cho lợn con khi sản lượng sữa mẹ giảm dần sau 3 tuần tiết sữa.
Rèn luyện cho bộ máy tiêu hóa lợn con sớm hoàn thiện về chức năng và đồng thời kích thích bộ máy tiêu hóa phát triển nhanh hơn về kích thước và khối lượng.
Giảm khai thác sữa mẹ kiệt quệ và giảm tỷ lệ hao mòn mẹ, từ đó lợn mẹ sớm động dục sau khi cai sữa và tăng số lứa/năm.
Tránh được cắn xe bầu vú lợn mẹ tránh hiện tượng viêm vú.
4.1.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh Bảng 4.1. Kết quả vệ sinh, sát trùng
Công việc Số lƣợng (lần) Kết quả (lần) Tỷ lệ (%) Vệ sinh chuồng
trại hàng ngày 2 lần/ngày 340 100
Phun sát trùng 2 lần/tuần 48 100
Quét và rắc vôi
đường 1 lần/ ngày 160 100
Để công tác vệ sinh thực hiện một cách đúng quy trình mọi công nhân và sinh viên đều phải học thuộc quy trình sản xuất. Về bản thân em vệ sinh chuồng trại 2 lần/ ngày sau 6 tháng là 340 lần, phun sát trùng 2 lần/tuần sau 6
tháng là 48 lần, Quét và rắc vôi đường1lần/ngày sau 6 tháng là 160 lần các việc đều đạt tỷ lệ 100%.
Việc vệ sinh hằng ngày là mấu chốt quyết định cho sự thành bại trong chăn nuôi vì vậy được thực hiện đều đặn và khoa học, không gây ô nhiễm môi trường nuôi cũng như môi trường sinh hoạt chung của toàn trại, thực hiện một quy trình vệ sinh chuồng nuôi một cách nghiêm ngặt tạo nên một tiểu khí hậu trong chuồng nuôi được tốt, nhằm thúc đẩy sự phát triền của đàn lợn sau này.
Các công việc nêu trên mỗi sinh viên và công nhân đều phải thực hiện một cách nghiêm ngặt không được ăn bớt công đoạn vì thế tạo nên một môi trường tốt cho chăn nuôi lâu dài, bền vững.
4.1.2. Kết quả thực hiện quy trình tiêm phòng cho đàn lợn con
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện quy trình tiêm phòng cho đàn lợn con
STT Loại bệnh đƣợc phòng
Tổng số (con)
Số con an
toàn (con) Tỷ lệ (%)
1 Suyễn 2100 2100 100
2 Circo 2100 2100 100
3 Prrs 2100 2100 100
4 DịchTả 2100 2100 100
Trong quá trình thực tập vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm công tác tiêm phòng được thực hiện như sau: tiêm phòng suyễn, circo, prrs, dịch tả được thực hiệntheo đúng quy trình và có sự chỉ bảo của kĩ thuật trưởng công việc được hoàn thành 100 %. Việc tiêm phòng đầy đủ giúp đàn lợn tạo ra miễn dịch chủ động,để chống lại yếu tố bất lợi bên ngoài. Bên cạnh đó cần quan tâm đến tình trạng sức khỏe của lợn, lôlợn khỏe mạnh mới được tiêm vaccine, những lô yếu cần chăm sócthêm và tiêm phòng sau vì vậy tránh được phản ứng không mong muốn với con có sức khỏe yếu.
- Lịch vacine của trại Thanh Xuân thuộc công ty cổ phần SX & DV thương mại Ngọc Linh Việt Nam
Bảng 4.3.Quy trình lịch vacine của trại Thanh Xuân
Loại lợn Tuần tuổi Phòng bệnh
Vaccine/Thuốc /chế phẩm
Đường đƣa thuốc
Liều lƣợng (ml/con)
Lợn con
7 ngày Suyễn MYCOPHLASMA.VAC Tiêm bắp 1 14 ngày Circo CRICO.VAC Tiêm bắp 1 21 ngày Suyễn MYCOPHLASMA.VAC Tiêm bắp 1 28 ngày Dịch tả SWIVAC C Tiêm bắp 1 35 ngày Tai xanh PRRS.VAC Tiêm bắp 1 49 ngày Lở mồm
long móng LMLM Tiêm bắp 2
63 ngày Dịch tả 2 SWIVAC C Tiêm bắp 1 70 ngày Tụ dấu TỤ DẤU Tiêm bắp 1
Lợn hậu bị
20 tuần tuổi Dịch tả SWIVAC C Tiêm bắp 1 21 tuần tuổi Tai xanh PRRS.VAC Tiêm bắp 1 23 tuần tuổi Khô thai PALATO.VAC Tiêm bắp 1 25 tuần tuổi Giả dại BEGONIA Tiêm bắp 2 Lợn nái
sinh sản
8 tuần chửa Tai xanh PRRS.VAC Tiêm bắp 1 11 tuần chửa LMLM FMD.VAC Tiêm bắp 2 12 tuần chửa Dịch tả SWIVAC C Tiêm bắp 1
(Nguồn: lịch vacine tại trại lợn Thanh Xuân) Đối với trại Thanh xuân việc tiềm phòng cholợn là đặt lên hàng đầu với phương châm „„phòng bệnh là chính chữa bệnh khi cần thiết”.
Qua quá trình thực tập tại trại nhận thấy công tác vệ sinh cũng như chăm sóc lợn một cách khoa học theo đúng một quy trình, lịch vacine được tiêm phòng theo lô, tiêm phòng một số bệnh theo ngày dự kiến các bệnh như:
bệnh suyễn, circo, dịch tả, tai xanh, lở môm long móng, tụ dấu...nhằm nâng cao sức đề kháng và tạo hệ miễn dich cho lợn con phòng được một số bệnh không mong muốn gây ra trên đàn lợn, ngoài ra việc tiêm phòng cho lợn nái cũng tạo ra hệ miễn dịchcho lợn con mới sinh ra.