ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT QUY TRÌNH NƯỚC ÉP BÍ ĐAO THƠM (Trang 40 - 44)

1. Mục tiêu

Vì đây là một sản phẩm hoàn toàn mới và chưa có mặt trên thị trường nên mục tiêu của việc đánh giá cảm quan là để biết được mức độ yêu thích của người tiêu dùng đối với sản phẩm để hoàn thiện công thức cho sản phẩm.

2. Phép thử

Phép thử thị hiếu cho điểm theo thang 9 điểm

3. Người thử

− Khách hàng mục tiêu của sản phẩm

− Số lượng: 100 người

4. Phiếu hướng dẫn

PHIẾU HƯỚNG DẪN

Đầu tiên, anh/chị sẽ được nhận một mẫu nước trắng để thanh vị. Tiếp theo, anh/chị sẽ được nhận lần lượt 5 mẫu và phiếu trả lời, mỗi mẫu được mã hóa bằng ba chữ số, anh/chị hãy ghi mã số mẫu này vào phiếu trả lời. Hãy uống tối thiểu 1/3 lượng mẫu và sau đó đánh giá mức độ yêu thích của anh/chị đối với từng mẫu bằng cách cho điểm trên thang thị hiếu chín điểm trong phiếu trả lời.

Thang thị hiếu chín điểm

Trong đó

1: cực kì không thích 2: rất không thích 3: không thích 4: hơi không thích 5: bình thường

6:hơi thích 7: thích 8: rất thích 9: cực kì thích

Chú ý: Ghi nhận kết quả của anh chị vào phiếu trả lời. Thanh vị sạch miệng bằng nước trắng sau mỗi lần thử mẫu. Không trao đổi trong quá trình thử mẫu. Mọi thắc mắc liên hệ người hướng dẫn.

5. Phiếu trả lời

PHIẾU TRẢ LỜI

Mã số người thử: ... Ngày thử: ...

Mã số mẫu: ...

1. Anh/chị có thích màu của sản phẩm hay không

8 9 7

5 6 4

3 1 2

2. Anh/chị có thích mùi của sản phẩm hay không

3. Anh/chị có thích vị của sản phẩm hay không

6. Xử lý kết quả

• Kết quả khảo sát

Người thử Điểm

Mẫu ... Mẫu ... Mẫu ... Mẫu ... Mẫu ...

1 2 3 4 5 ...

• Phân tích kết quả khảo sát

Sử dụng ANOVA để phân tích kết quả khảo sát

VIII. CHƯƠNG TRÌNH MARKETING SẢN PHẨM

1. Phân tích quá trình khảo sát khách hàng

Dựa vào kết quả khảo sát khách hàng trong quá trình đánh giá cảm quan từ đó đưa ra chiến lược marketing sản phẩm tốt nhất.

+ Vd: Dựa vào kết quả khảo sát sở thích về màu sắc của khách hàng từ đó hình thành ý tưởng thiết kế bao bì bắt mắt, gây ấn tượng với khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên.

+ Hoặc dựa vào sự thăm dò chi phí khách hàng thường bỏ ra cho việc sử dụng một sản phẩm đối thủ là bao nhiêu. Từ đó sẽ có chiến lược định giá cả, khuyến mãi phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có nhiều mức thu nhập kinh tế khác nhau.

Định hướng chiến lược quảng bá và nơi tung ra sản phẩm mà sẽ đem lại hiệu quả cao nhất:

+ Tham gia vào các hội chợ ẩm thực, cho khách hàng dùng thử, đánh giá sản phẩm.

+ Thực hiện khuyến mãi với tặng phẩm kèm theo (mua 1 hộp tặng 1 ly sứ), mua 2 tặng 1…

8 9 7

5 6 4

3 1 2

6 7 8 9

5 4

3 2

1

8 9 6 7

5 4

3 2

1

+ Đến các các trường học, bệnh viện, công ty, siêu thị… để giới thiệu sản phẩm.

Xây dựng kế hoạch lưu trữ và phân phối sản phẩm:

+ Thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng + Nhận các phản hồi ý kiến từ khách hàng + Vệ sinh máy móc, cải thiện, sữa chữa thiết bị + Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

+ Chất lượng ổn định suốt thời gian dài

2. Phân tích S.W.O.T cho sản phẩm

STRENGTHS: ĐIỂM MẠNH CỦA SẢN PHẨM

 Sản phẩm Nước ép bí đao thơm là sản phẩm nước đóng chai sử dụng nguyên liệu chính là bí đao và thơm. Việc kết hợp bí đao và thơm có thể được coi là điểm mạnh nhưng cũng cơ hội và thách thức cho sản phẩm.

 Nguồn nguyên liệu đi từ thơm và bí đao giá hiện nay trung bình là 7.000/kg là nguồn nguyên liệu rẻ, dễ tìm thu mua tại các tỉnh trên cả nước.

 Máy móc không quá cầu kỳ và phức tạp. Thực chất có thể áp dụng dây chuyền sản xuất nước ép thanh trùng có sẵn cho sản phẩm này.

 Nhóm đã có xây dựng kế hoạch khảo sát từ khảo sát về sản phẩm nước ép bí đao thơm, xu hướng sử dụng, đánh giá cảm quan, xu hướng ưa thích, hành vi người tiêu dùng rõ ràng.

WEAKNESSES: ĐIỂM YẾU

 Nguyên liệu bí đao là loại rau quả dễ hư hỏng, khó bảo quản với số lượng lớn vì vậy cần phải có phương pháp bảo quản thích hợp, tránh các hiện tượng thối, dập, nát khi bảo quản không đúng cách. Ngoài ra, bí đao và thơm thường được người nông dân trồng riêng lẻ theo từng hộ gia đình do đó cần phải có kế hoạch bao mùa vụ (đặt mua và lưu trữ cho việc sản xuất), điều này cần phải

 Chi phí sản phẩm sẽ tăng khi sử dụng bao bì thủy tinh. Do đó, cần có chiến lược thu gom vỏ chai từ các đại lý, nhà phân phối để tái sử dụng nhằm giảm chi phí bao bì, đồng thời giảm giá thành sản phẩm.

OPPORTUNITIES: CƠ HỘI

 Thị trường nước uống đóng chai luôn là một thị trường, miếng bánh ngon cho bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Hầu hết các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh đều bắt đầu với mô hình phân phối qua đại lý. Đây cũng chính là cơ hội để xâm nhập thị trường bằng mô hình phân phối qua đại lý.

THREATS: THÁCH THỨC

 Trong những năm gần đây, sản phẩm tiện lợi nói chung, sản phẩm nước uống đóng chai nói riêng đang phủ đầy, rộng khắp trên thị trường tiêu dùng Việt Nam. Những chiến lược và sự cạnh tranh với những đối thủ khác như Tân Hiệp Phát, Coca – cola… là một thách thức lớn cho sản phẩm mới của nhóm.

 Trong khi đó bên cạnh xu hướng chuộng giá rẻ, người tiêu dùng cũng lựa chọn sản phẩm kỹ càng hơn. Các sản phẩm giá thấp hoặc thương hiệu không tên tuổi có nguy cơ dễ bị loại khỏi cuộc chơi. Có thể thấy được những đối thủ cạnh tranh đã giành và chiếm được một thị phần cố định, do đó việc một thương hiệu mới ra đời với một sản phẩm lạ (phối hợp trong nguyên liệu) sẽ gặp không ít khó khăn để có thể chiếm lấy thị trường về sản phẩm nước uống đóng chai.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT QUY TRÌNH NƯỚC ÉP BÍ ĐAO THƠM (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w