Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 đạt doanh thu 22.757 tỉ đồng tăng trưởng 10,33%, bồi thường đạt 8.873 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 39%. Một số nghiệp vụ giảm, tuy nhiên một số nghiệp vụ vẫn tăng trưởng cao trong đó bảo hiểm nông nghiệp tăng 1542,54%, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính tăng 101,32%, bảo hiểm thiệt hại kinh doanh tăng 43,91%, bảo hiểm hàng không tăng 26,79%.
Dẫn đầu là bảo hiểm xe cơ giới đạt 6.329 tỉ đồng tăng trưởng 1,59%, bảo hiểm tài sản và thiệt hại đạt 4.810 tỉ đồng tăng trưởng 7%, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người đạt 4.011 tỉ đồng tăng trưởng 22,25%, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đạt 1.927 tỉ đồng tăng trưởng 6,2%.
Dẫn đầu doanh thu khai thác bảo hiểm gốc là Bảo Việt 5.384 tỉ đồng, PVI 4.658 tỉ đồng, Bảo Minh 2.294 tỉ đồng, PJICO 1.971 tỉ đồng, PTI 1.639 tỉ đồng.
Các doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu cao là Cathay 138,34%, Samsung Vina 66,80%, PTI 53,27%, ACE 48,19%.
Đã giải quyết bồi thường bảo hiểm gốc 8.873 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 39% (chưa tính dự phòng bồi thường tổn thất đã xảy ra). Tỉ lệ bồi thường cao là bảo hiểm xe cơ giới 53,44%, bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro 37,04%, bảo hiểm nông nghiệp 37,88%, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người 45,75%, bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu 46,25%. Các doanh nghiệp có tỉ lệ đã bồi thường cao là QBE 92,3%, Fubon 81,47%, Liberty 64,46%, Hùng Vương 52,88%, Bảo Minh 52,45% .
2.1.1. Bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm xe cơ giới đạt doanh thu 6.329 tỉ đồng tăng trưởng 1,59%, đã giải quyết bồi thường 3.382 tỉ đồng, tỉ lệ đã trả bồi thường 53%. Dẫn đầu doanh thu là Bảo Việt 1.596 tỉ đồng, PJICO 997 tỉ đồng, PVI 566 tỉ đồng, PTI 699 tỉ đồng, Bảo Minh 561 tỉ đồng, PVI 508 tỉ đồng. Lần đầu tiên bảo hiểm xe cơ giới có tỉ lệ tăng trưởng thấp do lượng ô tô tăng thêm 98.000 chiếc (6,5% ô tô hiện có) nhưng khấu hao bình quan 10% năm)
Bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới đạt doanh thu 1.343 tỉ đồng, giảm 6% so với năm 2011. Dẫn đầu là Bảo Việt 340 tỉ đồng, PJICO 269 tỉ đồng, Bảo Minh 189 tỉ đồng, PVI 137 tỉ đồng. Tổng số tiền đã bồi thường 527 tỉ đồng, tỉ lệ đã bồi thường 39%. Lần đầu tiên bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới có doanh thu giảm đáng kể.
Tuy nhiên, Bảo hiểm xe cơ giới còn một số tồn tại: chưa quản lý chặt chẽ ấn chỉ và ghi đủ nội dung trên GCNBH, còn cạnh tranh bằng hạ phí không tương xứng với rủi ro hoặc tăng hoa hồng đại lý bằng chính sách trợ giúp kinh phí. Hiện tượng trục lợi bảo hiểm tăng và đã xảy ra tình trạng mất cắp xe không truy tìm được cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa.
2.1.2. Bảo hiểm tài sản và thiệt hại
Bảo hiểm tài sản thiệt hại đạt doanh thu 4.810 tỉ đồng tăng trưởng 7%. Các doanh nghiệp doanh thu cao là PVI 2.180 tỉ đồng, Bảo Việt 517 tỉ đồng, PTI 441 tỉ đồng, Samsung Vina 270 tỉ đồng, Bảo Minh 236 tỉ đồng, BIC 173 tỉ đồng, PJICO 131 tỉ đồng. Đã giải quyết bồi thường gốc là 1.201 tỉ đồng, tỉ lệ đã bồi thường 25%.
Nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và thiệt hại tính chung toàn thị trường 3 năm liền đã rơi vào tình trạng có tỉ lệ bồi thường xấp xỉ 100% (kể cả khiếu nại chưa giải quyết).
Bảo hiểm tài sản và thiệt hại bị ảnh hưởng nhiều của chính sách cắt giảm tín dụng, đầu tư công và giảm FDI, đầu tư toàn xã hội đạt 29,5% GDP (giảm 35%)
BH xe cơ giới đạt doanh thu năm 2010 là 5.378 tỉ đồng tăng trưởng 23% dẫn đầu nghiệp vụ BH Phi nhân thọ và chiếm tỉ trọng 31,5%. Dẫn đầu doanh thu là Bảo Việt 1.272 tỉ đồng, PJICO 791 tỉ đồng, PVI 628 tỉ đồng, Bảo Minh 538 tỉ đồng, PTI 303 tỉ đồng, AAA 271 tỉ đồng, MIC 217 tỉ đồng. Các doanh nghiệp có tỉ trọng bảo hiểm xe cơ giới chiếm trên 50% là AAA, Bảo Long, Liberty, MIC, Thái Sơn, VASS.
Thông qua Quỹ BH xe cơ giới các DNBH đã đầu tư hơn 12 tỉ đồng để thực hiện 8 công trình đề phòng hạn chế tổn thất tại Gia Lai, Kontum, Lạng Sơn, Nam Định, Đồng Nai, Hưng Yên, Bắc Kạn. Quỹ BH xe cơ giới đã chi hỗ trợ nhân đạo cho người nhà nạn nhân bị tử vong do không phát hiện được xe gây tai nạn hay xe không tham gia BH, tổng số 11 trường hợp với số tiền 55 triệu đồng.
Trong thời gian qua số vụ tai nạn giao thông ngày một tăng lên. Do số lượng các vụ tai nạn giao thông rất lớn, lại thêm tình hình thiên tai ví dụ như trận lụt lịch sử cuối tháng 10/20012 đã khiến các nhà bảo hiểm vật chất xe cơ giới “sống dở chết dở” vì tai nạn thiên tai không đáng có, với hàng nghìn chiếc xe bị hỏng và trị giá bồi thường lên tới gần 50 tỷ đồng.
2.1.3. Công tác giám định- bồi thường.
Năm 2010, tổng số tiền bồi thường là 1.830 tỉ đồng, chiếm 58% doanh thu. Các doanh nghiệp bảo hiểm có tỉ lệ bồi thường cao là QBE 84%, Bảo Long 81,6%, PTI 73,7%, Bảo Minh 73,3%, Bảo Việt 60,7%, VIA 59%. Nếu kể cả phần dự phòng phí chưa được hưởng 50%, dao động lớn và chi phí hoa hồng đại lý thì tỉ lệ bồi thường sẽ lớn hơn gấp đôi. Có doanh nghiệp đã phải thốt lên trên báo chí “càng làm càng lỗ”.
Năm 2012, bồi thường BH xe cơ giới 2.368 tỉ đồng (chưa kể tổn thất xảy ra đang giải quyết bồi thường), các DNBH có tỉ lệ bồi thường cao là Liberty 72%, BV Tokio Marine 66%, Bảo Long 65,7%, Bảo Minh 59,6%, Bảo Việt 53%, AAA 52,8%, ABIC 52%, PVI 51,9%. Năm 2012 nhiều DNBH đã quản lý chặt chẽ khâu khai thác và giải quyết bồi thường phòng chống trục lợi bảo hiểm. Quỹ BH xe cơ giới đã tổ chức cho đại diện của một số DNBH khảo sát học tập kinh nghiệm BH và phần mềm dữ liệu BH xe cơ giới tại Malaysia. HHBHVN phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt tổ chức đào tạo khóa học giám định phân tích hồ sơ tai nạn giao thông cho hơn 200 cán bộ BH của các DNBH.
BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM XE CƠ GiỚI CỦA TOÀN THỊ TRƯỜNG Đơn vị/ Unit : 1 000 000 VNĐ
Nghiệp vụ bảo hiểm lines of Insura nce
Bồi thường bảo hiểm gốc
Direct insurance claims
Thu bồi thường nhượng TBH
trong nước.
Domestic reinsur .recovery
Thu bồi thường nhượng TBH ngoài nước.
Overse as reinsur.
Recove ry
Chi bồi thường nhận TBH trong nước.
Domest ic reinsur.
Assume d claims
Chi bồi thường nhận TBH ngoài nước Overse as reinsur.
Assume d claims
Thực chi bồi thường
Net claims
paid
2 3 4 5 6 7 8=3-5+7 - NT3
2013 2.683.204 20.192
1
.780 18.362 294 2.680.316 2012 2.087.433 12.296 466 3.551 600 2.085.211 2011 1.829.877 4.589 824 10.720 492 1.829.489
2.2. Những mặt hạn chế còn tồn tại trong thị trường bảo hiểm xe cơ giới.
Trước tình hình đó, bảo hiểm xe cơ giới là một biện pháp an toàn để bảo vệ tài sản của chủ phương tiện cũng như là công cụ hữu ích giúp đỡ về mặt tài chính cho chủ phương tiện giao thông khi gặp phải rủi ro tai nạn xảy ra. Chính phủ đã ra quy định về việc bắt buộc phải tham gia đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chủ xe cơ giới và bảo hiểm tự nguyện về vật chất xe cơ giới với ba gói bảo hiểm tự nguyện phổ biến nhất là: bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe; bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới; bảo hiểm người ngồi trên xe và tai nạn lái phụ xe. Tuy nhiên, tỉ lệ chủ xe tham gia bảo hiểm xe cơ giới còn rất thấp.
Để giải thích cho hiện tượng này có thể kể đến một số nguyên nhân như sau:
-Hiểu biết của chủ phương tiện về bảo hiểm xe cơ giới còn thấp.
-Mức phí bảo hiểm còn thấp so với mức bồi thường
-Mức phạt khi không tham gia bảo hiểm còn thấp làm cho người dân không thấy “sợ”
khi không tham gia bảo hiểm. Với xe máy mức phạt là 100.000 còn với ô tô là 500.000 -Thủ tục rắc rối
Thủ tục giải quyết bồi thường của một số công ty bảo hiểm còn phức tạp, gây phiền hà chủ xe, phần nào làm mất lòng tin đối với người tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, nên có giải pháp dung hòa quyền lợi giữa khách hàng và công ty bảo hiểm như: nếu mức bồi thường dưới 1 triệu đồng thì hồ sơ nên đơn giản hơn mức bồi thường từ 20 - 30 triệu đồng"
• Một là, khảo sát điều tra thực tế, công việc chủ yếu của khâu này là điều tra, thu thập các thông tin liên quan đến đối tượng được bảo hiểm, đến đặc điểm của rủi ro và liên quan đến chính bản thân khách hàng.
• Hai là, phân tích và tư vấn cho khách hàng trong công tác quản lý rủi ro. Sau khi nắm bắt được những thông tin cơ bản ở khâu điều tra khảo sát, kiểm soát viên tổn thất sẽ phân tích những tổn thất trong quá khứ của khách hàng và tư vấn cho họ những vấn đề cụ thể liên quan đến công tác quản lý rủi ro.
• Ba là, thực hiện chương trình quản lý rủi ro. Đây là công việc chủ yếu thuộc về phía người tham gia bảo hiểm. Họ có trách nhiệm trực tiếp thực hiện chương trình và sau khi thực hiện doanh nghiệp bảo hiểm của các kiểm soát viên tổn thất kiểm tra xem chương trình có phù hợp với điều kiện thực tế hay không và tư vấn thêm những dịch vụ tư vấn phù hợp.
Tuy nhiên, công tác giám định của các công ty bảo hiểm còn nhiều hạn chế và không có sự phối hợp giữa công ty bảo hiểm và cơ quan công an trong việc giám định các tai nạn
Địa bàn bảo hiểm của các công ty bảo hiểm cũng như địa bàn hoạt động của các phương tiện cơ giới là rất rộng lớn trong khi không phải ở đâu cũng có chi nhánh của công ty bảo hiểm nên việc giám định tai nạn xảy ra đối với các xe cơ giới gặp phải khó khăn.
Trình độ của giám định viên còn hạn chế, số lượng ít, điều này cũng làm giảm chất lượng giám định của các công ty bảo hiểm
Thông thường, khi xảy ra tai nạn, các chủ phương tiện cơ giới chỉ gọi cho công an mà không gọi cho công ty bảo hiểm để cử nhân viên xuống giám định. Vì vậy, các nhân viên giám định thường không có mặt tại hiện trường khi có tai nạn xảy ra, công việc giám định cũng không được hoàn toàn chính xác và có các bằng chứng xác thực. Giám định viên thường phải thu thập bằng chứng thông qua cơ quan công an, mà hiện nay việc phối hợp giữa các công ty bảo hiểm và cơ quan công an không chặt chẽ nên việc lấy bằng chứng của nhân viên giám định cũng có nhiều khó khăn.
Xảy ra nhiểu hiện tượng gian lận tiền bảo hiểm
Số vụ trục lợi bảo hiểm ngày càng tăng: Đến năm 1998 trước tình hình gian lận bảo hiểm trong cả nước ngày càng lớn, đặc biệt là trong bảo hiểm xe cơ giới. Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam đã yêu cầu các công ty thành viên của mình làm báo cáo về tình hình khiếu nạn gian lận bảo hiểm xe cơ giới kết quả cho thấy chỉ tính riêng năm 2008, trong hệ thống của Bảo Việt đã phát hiện 224 vụ gian lận số tiền ước tính bị trục lợi là 1 tỷ đồng. Hiện nay trên thị trường Việt Nam không chỉ có Bảo Việt hoạt động mà có Bảo Minh, Pjico… Do đó, không thể biết trong một năm con số các vụ trục lợi bảo hiểm bị phát hiện là bao nhiêu.
Chỉ tính riêng Pjico trong năm 2010 phát hiện ra 201 vụ gian lận trong bảo hiểm xe cơ giới, năm 2001 phát hiện 48 vụ, năm 2011 phát hiện 223 vụ nhưng đến năm 2012 thì số vụ gian lận phát hiện được là 275 vụ.
Sở dĩ hành vi trục lợi bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm trở nên phổ biến và khó kiểm soát là do xuất phát từ các nguyên nhân sau:
+ Thứ nhất do hoạt động kinh doanh bảo hiểm được thực hiện thông qua hệ thống các đại lý. Mối quan hệ ràng buộc giữa Công ty bảo hiểm và các đại lý này không chặt chẽ. Về phía đại lý vì mục tiêu lợi nhuận sẵn sàng câu kết với khách hàng để trục lợi bảo hiểm.
+ Về hệ thống, quy trình bán hàng mặc dù các đơn vị bảo hiểm đã có quy định cụ thể, đặc biệt là quy trình báo phát sinh khi bán bảo hiểm. Nhưng các đại lý thường không chấp hành họăc chấp hành không nghiêm túc, đặc biệt là quy trình kiểm tra xe trước khi cấp bảo hiểm vật chất cho xe. Việc thu tiền và báo phát sinh sau khi cấp bảo hiểm, các đại lý cũng chấp hành không nghiêm túc. Thêm vào đó, về phía cơ quan bảo hiểm khi phát hiện các hành vi không chấp hành quy định bán bảo hiểm của đại lý, các cán bộ quản lý đại lý cũng không xử lý nghiêm túc, nhắc nhở hoặc cắt hợp đồng đại lý bảo hiểm đã tạo ra kẻ hở để đại lý cấu kết với khách hàng hoặc bị khách hàng lừa dối khi mua bảo hiểm. Tiêu biểu là hành vi cấu kết ghi lùi ngày hiệu lực của bảo hiểm xe máy giữa khách hàng và đại lý bảo hiểm.
+ Về phía cán bộ giám định phương tiện cơ giới thường ngại đến hiện trường tai nạn khi vụ tai nạn xảy ra hoặc quá tin tưởng ở lái xe khi hỏi về mức độ tổn thất, nên đã để cho chủ xe thông báo và chủ động hoàn tất hồ sơ tai nạn với công an nơi xảy ra tai nạn.
Bên cạnh đó, do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ giám định còn nhiều hạn chế, việc chấp hành quy trình giám định chưa nghiêm túc dẫn đến việc giám định thiếu chính xác.
Trong nhiều trường hợp, cán bộ giám định được thông báo tai nạn, có mặt kịp thời tại hiện trường nhưng lại không đủ trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ để tham gia vào quá trình giám định và lập hồ sơ tai nạn cùng với cơ quan Công an tại hiện trường. Thường thụ động chờ đợi vào kết quả lập hồ sơ của Công an để xác định tổn thất.
+ Về phía xưởng sửa chữa. Nhiều trường hợp sau khi xảy ra tai nạn, chủ xe tự ý kéo xe về xưởng, tháo dỡ phụ tùng trong khi chưa thông báo và cũng chưa có ý kiến của cán bộ giám định rồi mới thông báo cho phía cơ quan bảo hiểm biết thông tin về vụ tai nạn.
Khi cán bộ giám định được cử đến để giám định tổn thất thì lại không lập biên bản xử lý việc làm sai phạm của chủ xe mà thường chỉ ghi và chụp ảnh lại những tổn thất của các phụ tùng đã được chủ xe kê khai. Do vậy, không xác định được cụ thể và chính xác các tổn thất thực tế
+ Về phía Công an, nhiều khi thông đồng với chủ xe làm sai lệch hiện trường vụ tai nạn vì mục đích cá nhân. Khi Công ty bảo hiểm điều tra, phát hiện ra những hành vi trái pháp luật của công an lại không kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý một cách nghiêm minh
+ Về phía cán bộ duyệt giá sửa chữa, đôi khi không nắm chắc được giá cả của các phụ tùng thay thế nên việc duyệt giá sửa chữa, thay thế bị phụ thuộc vào báo giá của các hãng và các xưởng sửa chữa.