Chương 4: Kết quả nghiên cứu
4.1 Thực trạng trục lợi bảo hiểm xe máy tại PJICO An Giang
4.1.2 Tình hình trục lợi bảo hiểm xe máy tại PJICO An Giang
4.1.2.1 Những dấu hiệu nghi ngờ có gian lận bảo hiểm xe máy:
Do trục lợi bảo hiểm xe máy là hành vi vi phạm pháp luật nên mặc dù được chuẩn bị kỹ càng đến đâu cũng để lại những sơ hở gây nghi vấn. Và nếu như những nhân viên bảo hiểm nắm vững được các biểu hiện nghi vấn này sẽ dễ dàng hơn trong công tác đề phòng trục lợi bảo hiểm xe máy. Sau đây là những dấu hiệu cần đặt nghi vấn đã được tổng kết qua thực tiễn tại PJICO An Giang:
- Ngày xảy ra tai nạn kề cận với ngày bắt đầu hiệu lực bảo hiểm hoặc ngày kết thúc hiệu lực bảo hiểm.
- Tai nạn xảy ra, giải quyết xong mới thông báo cho công ty bảo hiểm biết.
- Tai nạn xảy ra ban đêm, nơi hoang vắng, không có người chứng kiến hoặc dân xung quanh.
- Hồ sơ tai nạn có hiện tượng tẩy xoá ngày tai nạn, ngày hiệu lực của bằng lái, giấy phép lái xe, nguyên nhân tai nạn, tổn thất, số tiền đền bù …
- Thời hạn bảo hiểm và hiệu lực bảo hiểm ghi trên bản chính không thống nhất với thời gian và hiệu lực bảo hiểm với bản lưu.
- Khách hàng không cung cấp đầy đủ chứng từ gốc để đối chiếu hoặc dùng chứng từ là bản sao có dấu hiệu sửa chữa.
- Khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ và thường xuyên hối thúc giải quyết bồi thường nhằm không có thời gian để nhân viên bảo hiểm xác minh vụ việc.
- Khách hàng có những đề nghị chi tỷ lệ số tiền bồi thường nhận được với nhân viên bảo hiểm.
4.1.2.2 Cách thức trục lợi bảo hiểm xe máy tại PJICO An Giang:
Trong các hình thức trục lợi bảo hiểm thì đối tượng chỉ nhắm vào những hình thức phổ biến mà công ty thường hay sơ hở cũng như ít nghi ngờ.
Biểu đồ 4.5: Các hình thức trục lợi bảo hiểm tại PJICO An Giang từ năm 2008 đến năm 2010
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ 2 – PJICO An Giang) Qua biểu đồ trên ta thấy được:
Trong các hình thức trục lợi bảo hiểm thì hình thức hợp thức hóa ngày tai nạn và hiệu lực bảo hiểm chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong năm 2008, PJICO An Giang phát hiện tổng cộng 38 vụ hồ sơ trục lợi bảo hiểm thì hình thức hợp thức hóa ngày tai nạn và hiệu lực bảo hiểm có đến 34 vụ, chiếm 89,47%. Sang năm 2009, tỷ lệ này gia tăng lên 91,43% khi có đến 32/35 vụ hồ sơ trục lợi dưới hình thức này và năm 2010 là 90,91%. Nguyên nhân hình thức hợp thức hóa ngày tai nạn và hiệu lực bảo hiểm chiếm một số lượng lớn trong tổng số hồ sơ trục lợi là do những nguyên nhân sau:
- Việc phát triển mạng lưới bán bảo hiểm tăng nhanh về số lượng dẫn đến hệ quả là các điểm bán có số lượng ấn chỉ phát sinh rất ít, dẫn đến việc dễ dàng ghi giấy chứng nhận lùi ngày.
- Trình độ, ý thức của đại lý bán bảo hiểm ở vùng nông thôn còn hạn chế nên rất dễ tin vào khách hàng khi đề nghị ghi lùi này với những lý do đặt ra là để không bị công an phạt nhưng đại lý không lường trước những tác hại to lớn hơn.
- Việc kiểm tra, quyết toán ấn chỉ không thường xuyên và đều đặn theo định kỳ báo cáo của cán bộ, đại lý quản lý các điểm bán bảo hiểm cũng là nguyên nhân phát sinh tiêu cực.
Hình thức lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần có xu hướng giảm, đây là hình
Giang chiếm tỷ lệ rất ít. Tuy nhiên, trong tương lai trục lợi bảo hiểm bằng hình thức này sẽ dần dần biến mất và không còn tồn tại. Lý do hiện nay các công ty bảo hiểm đều có mối quan hệ hợp tác cùng nhau và những đơn vị bảo hiểm trong cùng hệ thống đều sử dụng phần mềm vi tính để quản lý hồ sơ bồi thường, do đó người tham gia bảo hiểm muốn trục lợi bằng hình thức này sẽ gặp rất nhiều khó khan.
Cuối cùng là hình thức trục lợi bằng cách thay đổi tình tiết vụ tai nạn, có xu hướng tăng qua 03 năm và chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số hồ sơ trục lợi bảo hiểm. Đây là hành vi trục lợi bảo hiểm cần có sự giúp đỡ của những cơ quan có iên quan, điều nay cho thấy được đối tượng trục lợi bảo hiểm ngày càng tinh vi hơ . Tuy nhiên, trong những năm vừa qua PJICO An Giang đã không ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác với nhiều sở ban ngành, cơ quan nhà nước do đó những hồ sơ trục lợi bảo hiểm bằng hình thức này phần lớn đều bị phát hiện và xử lý kịp thời.
4.1.2.3 Tình hình trục lợi bảo hiểm xe máy tại PJICO An Giang:
Bảo hiểm là ngành dịch vụ đang phát triển rất mạnh tại Việt Nam nói chung và địa bàn tỉnh An Giang nói riêng bắt đầu từ khi Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời năm 1995. Chúng ta ngày càng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của ngành bảo hiểm trong đời sống xã hội cũng như sự phát triển của nền kinh tế.
Tuy nhiên, con đường phát triển của ngành bảo hiểm có tuổi đời còn non trẻ tại Việt Nam hiện đang gặp phải rất nhiều yếu tố cản trở và một trong số đó là hành vi gian lận của người tham gia bảo hiểm. Có thể khẳng định rằng tất cả các công ty bảo hiểm trên thế giới và ở Việt Nam đều đã, đang và sẽ tiếp tục gánh chịu hậu quả của những hành vi trục lợi bảo hiểm.
Cũng như các công ty bảo hiểm khác, PJICO nói chung và PJICO An Giang nói riêng cũng đang phải đối mặt với sự gia tăng về số lượng cũng như tính chất nghiêm trọng của các vụ trục lợi.
Bảng 4.2: Tình hình trục lợi bảo hiểm xe máy tại PJICO An Giang giai đoạn 2008 - 2010
S
TT CHỈ TIÊU ĐV
T 2008 2009 2010
1 Tổng số hồ sơ phát
sinh bồi thường Vụ 659 1132 673
2 Tổng số hồ sơ nghi
ngờ Vụ 56 107 83
3 Tổng số hồ sơ chấp
nhận bồi thường Vụ 519 983 557
4 Tổng số hồ sơ phát
hiện trục lợi Vụ 38 35 22
5 Tổng số tiền từ chối bồi thường do trục lợi
Tri ệu
86 103 121
đồng 6 Tổng số tiền bồi
thường
Tri ệu đồng
1.528 1.754 1.524
7 Số vụ phát hiện trục
lợi/Số vụ nghi ngờ % 67,86% 32,71 26,51
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ 2 – PJICO An Giang) Phân tích bảng số liệu trên cho ta thấy:
- Số vụ phát hiện trục lợi bảo hiểm có dấu hiệu giảm dần qua các năm:
Năm 2008 là 38 vụ đến năm 2009 là 35 và năm 2010 còn 22. Điều này cho thấy công tác kiểm tra và phòng chống trục lợi bảo hiểm tại PJICO An Giang đã đạt được kết quả khả quan. Lý do là từ năm 2008, PJICO đã ban hành quy trình rất chặt chẽ về công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ bồi thường nói chung và bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm xe máy nói riêng, do đó đã làm cho công tác hạn chế trục lợi bảo hiểm phát triển rất tích cực.
- Tổng số tiền từ chối bồi thường do gian lận bảo hiểm tăng lên nhanh chóng qua các năm, năm 2008 là 86 triệu đồng, năm 2009 tăng lên 103 triệu đồng và năm 2010 là 121 triệu đồng. Điều này cho thấy mặc dù số hồ sơ phát hiện trục lợi có chiều hướng giảm qua các năm nhưng số tiền trục lợi bảo hiểm lại gia tăng, nó đã phản ánh được quy mô trục lợi bảo hiểm ngày càng lớn hơn và cũng ngày càng tinh vi hơn.
- Thêm vào đó, tỷ lệ phát hiện trục lợi / số vụ nghi ngờ năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 67,86%; 32,71%; 26,51%. Tỷ lệ này ngày càng giảm xuống trong ba năm chứng tỏ PJICO An Giang đã có những biện pháp quản lý tốt hơn trong công tác kinh doanh cũng như khâu bồi thường, đặc biệt là nhờ vào Quy trình ISO trong việc giải quyết bồi thường bảo hiểm xe máy mà công ty ban hành đã góp phần làm giảm đáng kể số vụ hồ sơ trục lợi bảo hiểm xe máy.
4.1.2.4 Nguyên nhân và hậu quả của trục lợi bảo hiểm:
Nguyên nhân:
Trục lợi bảo hiểm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng suy cho cùng đều có chung một mục đích là nhận được tiền bồi thường từ công ty bảo hiểm bằng những hành vi vi phạm pháp luật. Và những hành vi phạm luật pháp của họ có thể thành công là do các nguyên nhân sau:
- Do sự thiếu chặt chẽ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã tạo ra hàng lang pháp lý không có tính nhất quán, là cơ sở cho các cơ quan chức năng
hiểm xe máy chưa có những quy định rõ ràng, đầy đủ và chủ xe sẽ dựa vào những kẻ hở của pháp luật để thực hiện hành vi trục lợi.
- Do xe máy là loại phương tiện giao thông hoạt động trên địa bàn rộng lớn, khó kiểm soát về địa lý. Xe máy có tính cơ động rất cao, có thể hoạt động ở nhiều khu vực. Do đó, khi tai nạn xảy ra ở những nơi hoang vắng, xa khu dân cư, ít người qua lại sẽ gây khó khăn trong việc giữ nguyên hiện trường từ đó rất dễ dẫn đến sự thay đổi hiện trường theo hướng có lợi cho người tham gia bảo hiểm.
Hậu quả:
Trục lợi bảo hiểm gây hậu quả vô cùng to lớn cho doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng và toàn thể xã hội nói chung. Với số lượng ngày càng gia tăng và mức độ ngày càng tinh vi hơn, trục lợi bảo hiểm đã, đang và sẽ ngày càng gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế.
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm:
- Tất cả các doanh nghiệp hoạt động đều không ngoài mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, trục lợi bảo hiểm nếu không được ngăn chặn và không sớm có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây thiệt hại rất lớn về mặt lợi nhuận cho doanh nghiệp bảo hiểm. Ta có thể hình dung đơn giản qua công thức sau:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí Mà trong doanh nghiệp bảo hiểm thì:
Tổng chi phí = Chi bồi thường + Chi quản lý + Chi khác Do đó, nếu những hành vi trục lợi bảo hiểm không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ nó sẽ làm gia tăng chi phí bồi thường của doanh nghiệp. Đôi lúc, nó còn làm tăng chi phí quản lý do phải mở những cuộc điều tra hành vi trục lợi.
Và cũng có những trường hợp nghi ngờ có hành vi trục lợi bảo hiểm nhưng khi điều tra không đủ cơ sở kết luận do đó vẫn phải bồi thường, điều này không những làm tăng chi bồi thường mà còn làm tăng cả chi phí quản lý. Vì vậy trục lợi bảo hiểm gây ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Do hành vi trục lợi bảo hiểm ngày càng tinh vi hơn nên doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải tăng cường thời gian kiểm tra, giám định bồi thường. Điều này sẽ làm thời gian giải quyết hồ sơ dài hơn, gây nên nhiều phiền toái cho khách hàng và sẽ gây ảnh hưởng xấu đến uy tín doanh nghiệp bảo hiểm.
- Trục lợi bảo hiểm còn làm giảm lượng khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm vì nó làm giảm lòng tin của khách hàng vào doanh nghiệp bảo hiểm. Như đã nói, bản chất của bảo hiểm là “lấy số đông bù số ít”, do đó khi những hành vi trục lợi bảo hiểm không bị phát hiện thì chính những khách hàng trung thực phải gánh chịu hậu quả do những hành vi trục lợi gây ra.
Đối với Nhà nước và xã hội:
- Trục lợi bảo hiểm làm giảm đáng kể nguồn thu ngân sách Nhà nước do nó đã làm giảm lợi nhuận tại các doanh nghiệp bảo hiểm.
- Trục lợi bảo hiểm gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội, kỷ cương pháp luật. Bởi trục lợi bảo hiểm muốn thành công phải có sự góp sức của rất nhiều nhân viên, cán bộ trong những ngành có liên quan, từ đó sẽ gây nên sự tha hóa, biến chất trong đội ngũ công viên chức Nhà nước.
- Trục lợi bảo hiểm phá vỡ tính công bằng, dân chủ trong xã hội. Đảng và Nhà nước ta đang phấn đấu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ văn minh nhưng vẫn tồn tại những con người tha hóa về đạo đức, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, chỉ biết nghĩ đến lợi ích cá nhân bằng những hành vi gian dối.
Đối với khách hàng:
Khách hàng trung thực sẽ bị thiệt thòi khi hành vi trục lợi bảo hiểm không bị phát hiện. Bởi vì số tiền bảo hiểm phải chi trả cho hành vi trục lợi chính là số tiền mà họ đã đóng góp cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Tóm lại, trục lợi bảo hiểm là hành vi vi phạm pháp luật, nó không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm mà còn tác động trực tiếp đến đời sống văn hóa xã hội và Nhà nước. Do đó, cần phải có những giải pháp pháp cụ thể nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi trục lợi bảo hiểm.
4.2 Giải pháp khắc phục trục lợi bảo hiểm xe máy tại PJICO An Giang: