BHXH huyện Đan Phượng cần phối hợp chặt chẽ trong việc thường xuyên quản lý, kiểm tra, khảo sát, xác định đầy đủ số lượng đơn vị sử dụng lao động và lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo luật định, đồng thời có những biện pháp tích cực xử lý tồn đọng vướng mắc đối với những đơn vị, người lao động không tham gia BHXH. Tăng cường công tác điều tra khai thác đối tượng tham gia BHXH. Đồng thời, có kế hoạch nắm tình hình chung trên toàn bộ huyện thông qua việc phối hợp Phòng kinh tế, Chi cục thuế, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để được cung cấp danh sách các doanh nghiệp mới được thành lập và tình hình đăng ký sử dụng lao động của các doanh nghiệp.
Trong công tác quản lý kết thúc đóng BHXH khi người sử dụng lao động kết thúc đóng góp theo pháp luật lúc này vẫn phải quản lý hồ sơ dưới hình thức đơn giản nhất và thông tin cơ bản nhất để đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi làm việc ở đó. Đối với những người tạm thời dừng đóng cơ quan quản lý cần đẩy mạnh các hoạt động để khuyến khích các đối tượng tham gia đồng thời phải lưu giữ và bảo quản hồ sơ để đảm bảo quyền tiếp tục tham gia của người lao động.
Với việc quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội sẽ giúp nắm vững được số đơn vị và số người tham gia trên địa bàn từ đó BHXH huyện sẽ thực hiên tốt công tác thu đó là : Thu đúng, thu đủ, không để thất thu .
3.1.2. Hoàn thiện nghiệp vụ quản lý thu BHXH
Cơ chế quản lý thu đóng BHXH là một khâu quyết định tới mức độ hoàn thành nhiệm vụ thu đúng thu đủ, đóng góp vào quá trình hoàn thiện chính sách BHXH. Để hoàn thiện cơ chế thu ở BHXH huyện Đan Phượng nói riêng và ngành BHXH nói chung cần có những biện pháp sau:
- Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan với nhau theo cả ngành ngang và ngành dọc. Nhằm nâng cao hiệu quả cả về chiều rộng và chiều sâu để tổ chức thu BHXH đạt kết quả cao.
- Xác định rõ nhiệm vụ, chức năng và kế hoạch được giao của mình để phân công từng cán bộ chuyên thu giải quyết xử lý trong phạm vi cho phép đồng thời thường xuyên giám sát kết quả hoạt động của các đơn vị trực thuộc địa phận mình quản lý.
- Hoàn thiện công tác quản lý chế độ chính sách: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế một cửa liên thông trong khâu tiếp nhận, cần có những đổi mới về phương pháp, công cụ quản lý trong công tác thu BHXH. Đồng thời thực hiện quy định về phân công, phân nhiệm và lề lối làm việc của đơn vị để các cán bộ, công chức phát huy sự chủ động sáng tạo trong công việc đối với những lĩnh vực được phân công phụ trách, nâng cao tinh thần trách nhiệm đồng thời thống nhất quan điểm chỉ đạo từ trên xuống.
Sự phối hợp giữa cơ quan BHXH và các cơ quan UBND, phòng kinh tế… chưa được đồng bộ cho lên vẫn còn để sót 1 số đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc .
3.1.3. Tuyên truyền phổ biến pháp luật BHXH
Có các biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật BHXH như sau:
- Thứ nhất : Đẩy mạnh xây dựng thông tin tuyên truyền. Nên phối hợp với các cán bộ hưu trí, đây là lực lượng rất đông đảo vừa có thời gian và kinh nghiệm để phổ biến về tầm quan trọng của BHXH đến từng người lao động.
- Thứ hai : Công tác tuyên truyền phải sâu rộng, đi từ tuyên truyền chính sách chế độ BHXH, hướng dẫn thực hiện các chế độ và đặc biệt các cán bộ tuyên truyền cần nhấn mạnh đến bản chất nhân đạo và nhân văn của chính sách BHXH
- Thứ ba : Tăng cường, mở rộng về phạm vi, hình thức và nội dung thông tin tuyên truyền về các chính sách, chế độ về BHXH đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, tập trung vào các đối tượng là người lao động trong các doanh nghiệp có sử dụng dưới 10 lao động, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác; người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã; các cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác. Phương pháp tuyên truyền phải dễ hiểu, dễ nhớ, sát cơ sở, sát người lao động, phù hợp với từng loại đối tượng.
Nhận thức của người lao động và NSDLĐ về nghĩa vụ và quyền lợi đối với việc tham gia BHXH cho người lao động còn hạn chế, chưa nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Nhà nước về BHXH. Vì vậy nếu thực
hiện tốt công tác tuyên truyền sẽ đưa chính sách BHXH đến từng đơn vị sử dụng lao động, từng doanh nghiệp và từng người dân trong toàn xã hội và sẽ từng bước giúp gỡ bỏ tâm lý bắt buộc phải đóng BHXH và sẽ hình thành nên thái độ tự giác, tự nguyện tham gia BHXH.
3.1.4. Nâng cao năng lực quản lý và tinh thần trách nhiệm đội ngũ cán bộ làm công tác thu BHXH
Để nâng cao năng lực quản lý và tinh thần trách nhiệm đội ngũ cán bộ làm công tác thu BHXH. Trình độ của cán bộ, công nhân viên chức trong BHXH huyện vẫn còn bất cập. Đa số là các cán bộ thuộc ngành khác chuyển sang, chưa nắm vững được công tác BHXH. BHXH huyện Đan Phượng cần thực hiện những giải pháp sau:
- Tự học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn: Cán bộ chuyên ngành trong lĩnh vực BHXH hiện đang được đào tạo tại các trường Đại học, số lượng cán bộ chính ngành ra trường hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong các cơ quan BHXH. Do vậy, cơ quan BHXH cần có hai chương trình song song.
Một là, tuyển dụng những nhân sự chuyên ngành được đào tạo bài bản góp phần chuyên nghiệp hoá trong công tác làm BHXH. Đi kèm theo là chương trình đào tạo những cán bộ đang đương nhiệm, cần tự học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
- Có tinh thần trách nhiệm: gắn với việc yêu ngành, yêu nghề của cán bộ, công chức là tinh thần trách nhiệm. Có nghiệp vụ tinh thông không chưa đủ, mà phải có tinh thần trách nhiệm của bản thân đối với việc làm đó. Việc làm của cán bộ, công chức ngành Bhxh thường gắn liền với tuyên truyền, giải thích chính sách xã hội hiện đang thực hiện, gắn với tài chính kinh tế.
- Có lòng nhiệt tình yêu nghề: BHXH huyện Đan Phượng là một cơ quan còn non trẻ. Mỗi cán bộ công chức ngành BHXH vị trí của mình vào vị trí của người đại diện cho cơ quan đơn vị hoặc đối tượng đến giải quyết công việc với cơ quan BHXH. Có như thế mới thông cảm cho đối tượng phục vụ, trên cơ sở đó mới thấy được những vướng mắc cần tháo gỡ, những thủ tục hành chính còn rườm rà, không cần thiết, gây phiền hà cho khách hang mà cần loại bỏ.
3.1.5. Xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm Chính sách BXHH theo đúng pháp luật.
Số nợ đọng BHXH huyện Đan Phượng vẫn gia tăng qua các năm mặc dù đã có những biện pháp tuyên truyền đến từng đơn vị. Cho tới năm 2008, tổng nợ đọng đã lên tới 1540,11 tỷ đồng, chính vì vậy cần phải có những hình thức xử phạt ngiêm minh để có thực hiện tốt công tác thu BHXH
Thứ nhất : Để xử lý nợ đọng BHXH, BHXH huyện Đan phượng chỉ đạo trước hết cán bộ phải sâu sát đơn vị để biết được tại sao đơn vị lại nợ đọng, phải phân tích cụ thể từng nguyên nhân, phải cùng đơn vị tháo gỡ những khó khăn; nếu thực sự không có khả năng đóng BHXH cho người lao động do các nguyên nhân khách quan, BHXH huyện Thường Tín sẽ báo cáo các ngành, các cấp có thẩm quyền xin ý kiến giải quyết, chỉ trường hợp cố tình trốn tránh mới tiến hành khởi kiện ra toà theo quy định của pháp luật..
Thứ hai : Triển khai kiểm tra, phối hợp thanh tra chuyên đề về BHXH, trước hết là đối với các đơn vị nợ đọng lớn, kéo dài; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định 135/2007/NĐ-CP ngày 16.8.2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH; thực hiện khởi kiện ra Toà án đối với những đơn vị cố tình vi phạm sau khi đã áp dụng biện pháp hành chính.
Thứ ba : Để hạn chế, tiến đến xoá bỏ tình trạng nợ đọng BHXH, nợ dây dưa, kéo dài của các DN, đòi hỏi phải tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật nghiêm minh và quyết liệt hơn. Đối với các hành vi cố ý chây ỳ, nợ dây dưa kéo dài cần được phát hiện, xử lý nhanh chóng, kiên quyết, đúng quy định của pháp luật. Song song với giáo dục, tuyên truyền pháp luật cần phát huy tính răn đe của các biện pháp trừng phạt về kinh tế.