4.3. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại
4.3.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại
4.3.3.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại
Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại tôi đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với các anh kỹ sư của trại.
Qua đó chúng tôi đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Sau đây là kết quả của công tác chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại.
Bảng 4.7. Kết quả chẩn đoán bệnh cho đàn lợn nái của trại STT Tên bệnh Số nái theo dõi
(con)
Số nái mắc bệnh (con)
Tỷ lệ mắc (%)
1 Viêm tử cung 100 50 50
2 Sát nhau 33 4 12,12
3 Viêm vú 30 5 16,6
4 Viêm phổi 38 3 7,89
5 Tính chung 201 62 30,84
Kết quả bảng 4.7. Cho thấy số lợn mắc bệnh viêm tử cung là cao nhất chiếm tới 50%. Theo tôi sở dĩ tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại cao là do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng
suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi cao độ với điều kiện của nước ta, như nuôi dưỡng, chăm sóc chưa thật tốt và thời tiết không thuận lợi. Đây chính là nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh viêm tử cung của lợn nái.
Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Hai là, do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm.
Số lợn nái mắc bệnh viêm vú là 5 con chiếm tỷ lệ 16,6%, theo tôi thấy nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, vi khuẩn theo máu đến vú gây viêm vú, ngoài ra còn có thể do trong quá trình mài nanh ở lợn con sơ sinh chưa tốt, trong quá trình lợn con bú sữa gây tổn thương đầu núm vú lợn mẹ.
Số lợn nái mắc bệnh sát nhau là 4 con chiếm tỷ lệ là 12,2%, nguyên nhân gây nên bệnh này có thể là lợn nái bị viêm niêm mạc tử cung nên sau khi đẻ nhau không ra hết, Can thiệp vội vàng, thô bạo, không đúng kỹ thuật nên nhau thai bị đứt và sót lại hoặc bào thai quá to, dịch thai nhiều, tử cung co bóp kém, có thể do lợn nái quá già, đẻ nhiều đuối sức nên không đẩy được nhau thai ra được. Ngoài ra cũng có thể do trong thời gian có thai lợn mẹ ít vận động, nhất là giai đoạn cuối thai kỳ, khẩu phần ăn thiếu khoáng, nhất là Canxi.
4.3.3.2. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại ông Đặng Đình Dũng huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Sau 6 tháng thực tập trong quá trình theo dõi, chẩn đoán và điều trị bệnh em đã thu được kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản của trại được trình bày trong bảng 4.8.
Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nái tại trại
TT Tên bệnh
Số nái điều
trị (con)
Số nái khỏi bệnh (con)
Tỷ lệ
(%) Tên thuốc Liệu lƣợng (ml)
Đường tiêm
Thời gian điều trị 1 Viêm tử
cung 50 45 90,00 Amoxinject LA
1ml/10 - 15kg TT
Tiêm bắp
3-5 ngày 2 Sát
nhau 4 3 75
Pendistrep LA
liều 1ml/10 - 15kg 2 ngày/1 lần
Tiêm bắp
3-5 ngày 3 Viêm
vú 5 3 60 Vetrimoxin
LA
1ml/10kgTT/
2 ngày/1 lần
Tiêm bắp
3-5 ngày 4 Viêm
phổi 3 2 66,67 Amoxinject LA
1ml/15kgTT 1 lần/ ngày
Tiêm bắp
3-5 ngày Qua bảng 4.8. Ta thấy:
Bệnh viêm tử cung, viêm phổi: Chúng tôi đã tham gia điều trị 50 lợn nái bị bệnh viêm tử cung và 3 lợn nái bị viêm phổi trong quá trình thực tập. Điều trị khỏi 45 nái bị viêm tử cung, đạt 90 % và 2 lợn nái viêm phổi, đạt 66,67%.
Qua quá trình điều trị chúng tôi nhận thấy sử dụng thuốc Amoxinject LA để điều trị tương đối hiệu quả.
Bệnh sát nhau: Trong thời gian thực tập, chúng tôi đã tham gia điều trị cho 4 lợn nái bị bệnh, điều trị khỏi 3 con, hiệu quả điều trị đạt 75%. Thuốc điều trị viêm phổi được dùng nhiều tại trại làPendistrep LA, hiệu quả điều trị khá cao.
Bệnh viêm vú: Chúng tôi đã trực tiếp điều trị cho 5 con, trong đó điều trị khỏi 3 con, đạt tỷ lệ 60 %. Thuốc được sử dụng để điều trị là Vetrimoxin LA, cho thấy, liệu trình điều trị đạt hiệu quả tương đối.
4.3.3.3. Một số chỉ tiêu sinh lý của đàn lợn nái sinh sản sau điều trị
Theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái sau điều trị là công việc rất quan trọng giúp chúng ta năm rõ hơn về hiệu quả của việc điều trị bệnh cho lợn nái. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.9.
Bảng 4.9. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái sau điều trị
STT Tên bệnh
Số nái điều trị
khỏi bệnh (con)
Số nái phối
đạt lần 1
Tỷ lệ lần 1 (%)
Số nái phối lại lần
2 (con)
Số nái phối
đạt lần 2
Tỷ lệ lần 2 (%)
Số nái loại thải (con)
1 Viêm tử
cung 45 40 80 5 3 60 2
2 Sát nhau 3 2 66,7 1 1 100 0
3 Viêm vú 3 3 100 0 0 0 0
4 Viêm phổi 2 2 100 0 0 0 0
Qua bảng 4.9. Cho thấy: Khả năng phối đạt sau khi điều trị của lợn mắc bệnh viêm tử cung là tương đối cao. Cụ thể như, 45 con nái khỏi bệnh có 40 lợn phối đạt lần 1 chiếm tỷ lệ 80 % và 5 con phối không đạt. Trong đó, 5 lợn theo dõi phối không đạt lần 1 thì có 3 lợn phối đạt lần 2 chiếm 60 %. Tỷ lệ phối không đạt cao là do số lợn điều trị thường là những con viêm tử cung ở thể nặng và vừa nên sức đề kháng giảm, hay đó là những con đã đẻ nhiều lần nên khả năng phối đạt kém. Số lứa đẻ giảm, số con đẻ cũng giảm vì điều trị quá nhiều lần. Cần phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời đem lại hiệu quả điều trị cao, thời gian điều trị ngắn từ đó giảm bớt chi phí sử dụng thuốc.
Khả năng phối đạt sau khi điều trị lợn nái mắc bệnh sát nhau cũng khá cao. Cụ thể điều trị khỏi 3 lợn nái có 2 con phối đạt lần 1 chiếm 66,7%, 1 con phối đạt lần 2 chiếm 100%.
Với bệnh viêm vú và viêm phổi khả năng phối đạt sau điều trị cao, tất cả những con điều trị đều phối giống đạt.