Tiết 65: Luyện nói: Tự sự kết hợp miêu tả nội tâm
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
4- Tiếng hát mùa xuân
- Khúc hát của quê hương đất nước là một khúc hát của sự trường tồn, bất diệt
Kết bài :
- Bài thơ là lời tâm tình của nhà thơ. Đây là lời trăn trối, lời nhắn nhủ sau cùng của tác giả đối với thế hệ trẻ
- Bài thơ chan hòa cả màu sắc, âm thanh của thiên nhiên, đất trời cùng sức trẻ đầy sôi động
Hoạt động 4:
Tiến hành luyện nói trên lớp.
HS: Dựa vào dàn bài đã chuẩn bị để tiến hành luyện nói.
GV: Cho học sinh 5 phút để chuẩn bị - Tổ chức HS hoạt động nhóm, luyện nói.
- GV hướng dẫn HS lời giới thiệu trước khi trình bày bài nói của mình.
H/S: Tiến hành nói cá nhân trong nhóm HS: Luyện nói trước nhóm (mỗi nhóm 2HS).
Các bạn trong nhóm nhận xét bổ sung để hoàn thành bài nói
GV gọi đại diện HS trong nhóm lên trình bày trước lớp.
Hoạt động 5:
Đánh giá - cho điểm
GV: Nhắc lại yêu cầu của tiết luyện nói HS : Nhận xét cách trình bày của bạn : - Có tự nhiên, rành mạch, rõ ràng, hướng tới người nghe không?
- Chú ý phát âm, giọng điệu có chuẩn
II/ Thực hành luyện nói trên lớp:
1. Luyện nói trước tổ :
2. Luyện nói trước nhóm:
3. Thực hành nói trước lớp:
III/ Đánh giá kết quả và cho điểm :
không?
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, rút kinh nghiệm, bổ sung.
GV: Nhận xét, tuyên dương , khen thưởng hoặc cho điểm cho các bài luyện nói của các nhóm tổ.
4. Củng cố: - GV nhận xét tiết học có thành công hay không?
- Nhấn mạnh ôn tập văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
5.Dặn dò: - HS về nhà hoàn thành bài tập luyện nói thành bài văn hoàn chỉnh.
- Soạn bài: Những ngôi sao xa xôi.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp biện pháp:
Để thực hiện tốt các giải pháp, biện pháp phải tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng trường, đối tượng học sinh, năng lực của người giáo viên.
Vấn đề còn phụ thuộc vào đặc thù của mỗi lớp, giáo viên cũng nên linh động để áp dụng cho từng đối tượng học sinh, từng lớp.
Với trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai có đầy đủ điều kiện để thực hiện việc vận dụng phương pháp trên để dạy một tiết luyện nói trong dạy học các phân môn học nói chung và phân môn tập làm văn 9 nói riêng.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Giữa giải pháp và biện pháp có mối quan hệ hữu cơ, qua lại khăng khít với nhau. Có giải pháp mà không có biện pháp thực hiện thì vô ích, ngược lại có biện pháp mà không có giải pháp thì không thể làm được gì.
Vì vậy, giữa giải pháp và biện pháp có mối quan hệ không thể tách rời thì hiệu quả của việc vận dụng các biện pháp dạy và soạn tiết luyện nói mới được nâng lên không chỉ còn trong khuôn khổ văn chương và rộng hơn sẽ nói về những vấn đề liên quan đến đời sống xung quanh ta…
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học:
Trong thời gian tôi sử dụng các phương pháp này vào giảng dạy môn Ngữ văn nói chung, phân môn tập làm văn và cụ thể là “Tiết luyện nói ”nói riêng. Tôi thấy kết quả thật đáng mừng. Ở các tiết luyện nói, học sinh đã hứng thú hơn, sau khi áp dụng những phương pháp như đã nêu trên thì học sinh có sự chuyển biến khá tốt đó là:
+ Các em không còn rụt rè, e ngại, thiếu tự tin khi đứng trước đám đông để luyện nói mà thêm vào đó là sự tự tin, thái độ cởi mở hơn.
+ Không khí lớp học có sự hào hứng, sôi nổi, các em thích được học những tiết luyện nói hơn.
+ Bài nói do có sự chuẩn bị chu đáo nên khi trình bày các em không có sự ngập ngừng, ấp úng, nội dung cũng trọn vẹn, đầy đủ hơn. Do đó, đa số bài nói đều hoàn chỉnh hơn lúc trước.
+ Kĩ năng nói của các em đã có sự tiến bộ, các em biết chào khi mở đầu biết giới thiệu đề tài, cách nói cũng trôi chảy, gãy gọn, đúng chính âm, kết hợp cử chỉ, nét mặt, thái độ và khi kết thúc biết cảm ơn.
Và kết quả môn Ngữ văn những lớp tôi dạy so với năm học trước có chuyển biến rõ rệt theo chiều hướng tốt hơn. Cụ thể:
Năm học 2011 - 2012:
Kết quả khảo sát đầu năm học:
Lớp Tổng
số Giỏi Tỉ lệ
(%) Khá Tỉ lệ
(%) TB Tỉ lệ
(%) Yếu Tỉ lệ (%)
9A 37 1 2,7 8 21,1 20 52,6 10 26,3
Năm học 2012 - 2013:
Khi đã vận dụng sáng kiến:
Lớp Tổng
số Giỏi Tỉ lệ
(%) Khá Tỉ lệ
(%) TB Tỉ lệ
(%) Yếu Tỉ lệ (%)
9A 37 4 10,5 16 43 17 44,7 0
Năm học: 2012-2013 đặc biệt môn Ngữ văn các lớp tôi dạy đạt tỉ lệ học sinh giỏi các cấp tương đối cao.
Kết quả cụ thể:
+ Cấp trường: Tham gia 06 em. Kết quả đạt: 1 giải nhất; 3 nhì; 2 khuyến khích.
+ Cấp thành phố: Tham gia 06 em. Kết quả đạt: 1 giải nhì; 2 giải ba; 1khuyến khích, 2 giải công nhận HSG.
Năm học 2012 - 2013:
Kết quả khảo sát đầu năm
Lớp Tổng
số Giỏi Tỉ lệ
(%) Khá Tỉ lệ
(%) TB Tỉ lệ
(%) Yếu Tỉ lệ (%)
9B 35 1 2,8 7 20 22 57 05 14
Năm học 2013 - 2014:
Khi đã vận dụng sáng kiến:
Học kì I:
Lớp Tổng
số Giỏi Tỉ lệ
(%) Khá Tỉ lệ
(%) TB Tỉ lệ
(%) Yếu Tỉ lệ (%)
9A 35 03 19,0 13 37 14 40 05 14
Học kì I: Năm học 2013 - 2014 chất lượng môn Ngữ văn cụ thể là khả năng nói đạt hiệu quả cao nên từ đó đã đẩy mạnh được chất lượng mũi nhọn của bộ môn Ngữ văn.
Kết quả cụ thể:
+ Học sinh giỏi cấp trường: 03 em dự thi. Kết quả đạt: 01 giải ba; 2 giải khuyến khích.
+ Học sinh dự thi cấp huyện 03 em (trong đó 1 em đạt giải khuyến khích, 2 em được công nhận HSG).