4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
3.2.2.1. Đào tạo nhân lực
a. Đào tạo cán bộ quản lý
Việc đào tạo cán bộ quản lý không những có thể chuẩn bị cán bộ cho sự phát triển của Công ty mà còn quan trọng đối với bản thân cán bộ quản lý đó. Thông qua đào tạo không những có thể thực tiếp làm tri thức của họ phong phú hơn, tăng cường tố chất, nâng cao kỹ năng cá nhân,khiến cho cán bộ quản lý tỏ ra xuất sắc trong quá trình đào táôc nhiều cơ hội được đề bạt, đảm nhiệm trong công việc quan trọng hơn sau đào tạo. Do việc đào tạo mở ra tiền đồ tốt đẹp cho sự phát triển và thăng tiến của các nhân,làm cho tương lai cá nhân được đảm bảo ở mức độ nào đó nên cán bộ quản lý yên tâm với nghề nghiệp của mình.Vì vậy,nó có lợi cho long trung thành của cán bộ quản lý đối với tổ chức,thúc đẩy sự ổn định của đội ngũ quản lý.
*Phương pháp đào tạo cán bộ quản lý
Việc đổi mới và bổ sung tri thức có thể thực hiện tương đối nhanh chóng bằng những đợt học tập tập trung thoát ly sản xuất hoặc học tập ngoài giờ làm việc.
-Luân chuyển công tác
Việc luân chuyển công tác bao gồm luân lưu công tác quản lý và luân chuyển công tác phi quản lý.
Luân chuyển công tác phi quản lý là căn cứ vào quá trình công tác của đối tượng đào tạo, để họ làm việc lần lượtmột thời gian ở các bộ phận khác nhau và ở cương vị lhác nhau về sản xuất kinh doanh của Công ty để họ thong hiểu các loại công việc của Công ty.
Luân chuyển công tác là phương pháp quan trọng để bòi dưỡng kỹ năng quản lý.Nó không chỉ có thể làm cho tri thức kỹ thuật và năng lực quản lý của đối tượng đào tạo phong phú hơn,nắm vững toàn bộ hoạt động nghiệp vụ và quản lý của Công ty mà còn bồi dưỡng tinh thần hiệp tác và quan niệm hệ thống của họ,giúp họ hiểu rõ vai trò của các bộphận trong sự vận hành và phát triển của toàn doanh nghiệp.
Để thực hiện một cách hữu hiệu mục đích luân chuyển công tác,tổ chức đề ra yêu cầu cụ thể đối với những cán bộ quản lý được đài tạo bằng phương pháp luyân chuyển công tác và căn cứ vào đó để khảo sát một cách nghiêm khắc biểu hiện của họ trong thời gian công tác ở các bộ phận,ngăn ngừa tư tưởng “làm phách”,”thể nghiệm cuộc sống”,do đó làm việc qua loa ở các bộ phận,không sử dụng tốt cơ hội này để nâng cao năng lực.
-Bố trí chức vụ trợ lý
Việc bố trí chức vụ trợ lý ở một số tầng nấc quản lý tương đối cao không những có thể giảm nhẹ gánh nặngcho người phụ trách chính, để người đó thoát khỏi sự bận rộn của những công việc quản lý thường nhật,chuiyên tâm dành sức vào suy nghĩ và xử lý các vấn đề quan trọng và cũng có lợih cho việc đào tạo những cán bộ quản lý có khả năng đề bạt.Có thể để trợ lý bắt đầu tiếp xúc với công việc cụ thể ở tầng nấc quản lý tương đối cao và thông qua việc xử lý các công việc đó,tích luỹ kinh nghiệm quản lý ở tầng cao,có thể để trợ lý quan sát kỹ công việc của người chủ quản,tiếp thu kinh nghiệm quản lý tốt của người chủ quản,do đó thúc đẩy sự trưởng thành của trợ
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ lao động
lý.Ngoài ra còn có thể giúo người tổ chức công tác đào tạo hiểu rõ hơn năng lực của đối tượng đào tạo, để cho trợ lý độc lập chủ trì một công việc quan trọng nào đó nhằm quan sát năng lực tổ chức và năng lực của lãnh đạo.
-Chức vụ tạm thời
Khi người chủ quản của tổ chức đi công tác xa,bị ốm hoặc nghỉ phép nên chức vụ đó không có người đảm nhiểmtong một thời gian nhất định thì có thể để đối tượng đào tậọtm thời đảm nhiệm công việc này.Những lợi ích của phương pháp bố trí cương vị tạm thời cũng giốn như những lợi ích của phương pháp bố trí trợ lý.Nó có thể làm cho đối tượng đào tạo quen hơn với công tác quản lý ở tang cao, đồng thời trong thời gian tạm quyền thể hiện đầy đủ năng lực quản lý hoặc nhanh chóng bổ sung những khiếm khuyết của anh ta trong công tác quản lý.
Bố trí chức vụ tạm thời không những là phương pháp đào tạo cán bộ quản lý mà còn có thể giúp tổ chức đề bạt cán bộ một cách chính xác,ngăn ngừa sự sinh hiện tượng rối loạn đội ngũ nhân viên.
Peter là học giả nổi tiếng người Anh,qua quá trình nghiên cứu ông phát hiện trong xã hội thực hiện chế độ đẳng cấp,mỗi người đều muốn leo lên chức vượt quá năng lực của mình.Ông dựa vào phát hiện của mình viết cuốn sách nhan đề “Nguyên lý Peter” nổi tiếng.Do một số cán bộ quản lý sau khi được đề bạt,không thể giữ được thành tích như trước nên có thể làm cho hiêu suất của tổ chức suy giảm.
Để ngăn ngừa sự sản sinh hiện tượng Peter,về mặt lý thuyết,tổ chức luôn luôn có thể thay đổi kịp thời cán bộ quản lý không tương xứng với tổ chức.Nhưng trong công tác thực tế,khả năng giáng chức những cán bộ quản lý trung bình là rất ít và tổ chức thường tương đối rộng lượng đối với những cán bộ có thành tích tương đối kém. Để thực hiện tinh thần trách nhiệm đối với cán bộ,tổ chức thường càn cho họ cơ hội cố gắng.Nhưng khi năng lực của họ tiếp tục chứng tổ họ không phù hợp với yêu cầu của công việc và tổ chức quyết tâm thay họ thì công việc ở bộ phận của họ đã gây ra một số ảnh hưởng bất lợi đối với việc thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Phương pháp tích cực là thông qua việc phân tích nguyên nhân sản sinh hiện tượng Peter để giải quyết vấn đề.Một nguyên nhân quan trọng có thể sản sinh hiện tượng đó là việc đề bạt cán bộ quản lý thường căn cứ vào thành tích và năng lực của họ trong quá khứ.Một cán bộ quản lý đã từng có biếu hiện tốt,xuất sắc khi đang làm việc ở cấp tương thấp có thể làm tốt công tác quản lý ở cấp tương đối cao hay không? Câu trả lời là không chắc.Chỉ có khi năng lực công tác của người đó ở cấp bậc quản lý tương đối cao đã được thực tế chứng minh;tổ chức mới nên nghĩ đến vấn đề đề bạt họ.Một phương pháp khả thi để kiểm tra xem cán bộ quản lý có thể đảm nhận chức cao hơn hay không là sắp xếp cho họ chức vụ tạm thời và thông qua việc khảo sát họ ở chức vụ tạm quyền,tổ chức sẽ có thể biết rõ năng lực công tác độc lập của họ.Nếu trước khi đảm nhiệm chức vụ tạm quyền,người đó biểu hiện xuất sắc,quan hệ với quàn chúng trong bộ phận tốt,có tinh thần sáng tạo cái mới trong lúc chấp hành nhiệm vụ,nhưng khi làm nhiệm vụ tạm quyền không dám làm chủ trong công việc,thậm chí lúng túng thì việc chuyển người tạm quyền vào chức vụ chính thức là không phù hợp.Do tạm quyênd chỉ là chức vụ tạm thời nên việc huỷ ỏ cương vị công tác cũ không tạo thành sự đả kích đối với người đó,nhưng có thể tránh cho tổ chức một sự đề bạt sai lầm.
b.Đào tạo lao động sản xuất kinh doanh
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ lao động
*Đào tạo trong công việc tức là giao cho công nhân đảm nhận một công iệc cụ thể nhưng có sự hỗ trợ,dìu dắt của lao động có năng lực trình độ,có kinh nghiệm.
Ưu điểm:
• Giúp cho quá trình lĩnh hội kiến thức và kỹ năng cần thiết dễ dàng hơn - Không cần phương tiện và trang thiết bị riêng cho học tập
•Không ảnh hưởng đến công việc đang thực hiện thực tế
•Việc học đuợc dễ dàng hơn,tiết kiệm cả về thời gian và chi phí •Học viên được trang bị một khá lớn các kiến thức và kỹ năng •Việc tiếp thu các kỹ năng, kiến thức khá dễ dàng
- Có điều kiện làm thử các công việc thật Nhược điểm:
•Can thiệp vào sự tiến hành công việc •Làm hư hỏng các trang thiết bị
•Không thực sự làm một công việc nào đó một cách đầy đủ •Bị lây nhiễm phương pháp, cách thức làm việc không tiến tiến * Đào tạo ngoài công việc:có các hình thức sau:
+Bài giảng hội nghị hay hội thảo
+Cử người đi học ở các trường chính qui +Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp +Đào tạo từ xa
+Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm Ưu điểm:
-Không ảnh hưởng đến công việc của người khá
-Được trang bị đầy đủ và có hệ thống các kiến thức, kỹ năng, lý thuyết và thực hành -Nâng cao khả năng làm việc
-Cung cấp một lượng lớn thông tin trong nhiều lĩnh vực khác nhau -Người học chủ động lập kế hoạchhọc tập
Nhược điểm:
-Tốn nhiều thời gian -Phạm vi hẹp
-Tốn kém
3.2.2.2.Hoàn thiện kỹ năng quản lý cho người lãnh đạo
Những nhà lãnh đạo tài giỏi luôn rất thực tế. Họ nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của mình, đồng thời rất cẩn trọng khi đưa ra quyết định về một vấn đề. Luôn hướng tới một giải pháp lý tưởng, họ có khuynh hướng nhìn nhận sự việc theo đúng bản chất của nó. Họ hiểu rằng, cần phải có thời gian để lắng nghe, nhìn nhận, thấu hiểu vấn đề từ tất cả các khía cạnh để tránh những kết luận vội vàng mang tính áp đặt và chủ quan. Trong tình huống khó khăn, nhà lãnh đạo giỏi có khả năng nhìn ra chiều hướng xấu nhất của vấn đề và nhờ vậy họ luôn giữ được mọi việc trong tầm kiểm soát. Lãnh đạo giỏi được thử thách qua sự thành công trong việc thay đổi hệ thống và con người. Trong thực tế có sự khác biệt khá rõ giữa hiệu quả và hiệu suất. Theo định nghĩa của Kathryn Bartol thì "Nếu hiệu quả là làm đúng việc phải làm thì hiệu suất lại có nghĩa là phải làm đúng cách để đạt được mục tiêu.Người quản lý phải đạt được các mục tiêu của tổ chức cùng với hoặc thông qua các cá nhân, do vậy để tạo ra chất lượng công việc cao, người quản lý cần tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, tìm hiểu và
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ lao động
thoả mãn các nhu cầu của người lao động.êu đã đề ra trong hoàn cảnh, điều kiện thực tế".
Vậy cần phải có những kỹ năng gì để trở thành người quản lý có hiệu quả?
Trong số những kỹ năng quan trọng nhất, phải kể tới việc lập kế hoạch, giao tiếp tốt, giải quyết vấn đề, ra và thực thi quyết định, tạo động lực cho nhân viên để khẳng định rằng sự trung thành và cam kết của người lao động không thể có được chỉ bằng việc trả lương cao. Thực tế là mức lương cao và một văn phòng tiện nghi chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để nhà quản lý có thể giữ được một nhân viên tốt.
Một chuyên gia nhân sự đã từng kết luận rằng tiền có thể mua được thời gian chứ không thể mua được sự sáng tạo hay lòng say mê công việc. Mà mức độ sáng tạo hay lòng say mê công việc lại phụ thuộc vào khả năng tạo động lực cho nhân viên của nhà quản lý. Và một kỹ năng không thể thiếu đối với người quản lý có hiệu quả là kỹ năng lãnh đạo. Người quản lý có nên "chỉ đạo" không khi nhân viên có đủ khả năng và tự tin làm việc được giao lại cũng sẵn sàng làm việc đó? Chắc chắn là không vì trong trường hợp này, hành vi phù hợp nhất lại là "giao quyền" .
Phẩm chất cá nhân của người lãnh đạo rất quan trọng. Có những loại người thường thành công trong vai trò lãnh đạo hơn một số người khác. Tuy nhiên, người ta có thể học kỹ năng lãnh đạo và có thể phát triển những phẩm chất cá nhân cần thiết để trở thành một người lãnh đạo giỏi.
Tính quyết đoán là một trong những chiếc chìa khóa mở cánh cửa thành công trong vai trò lãnh đạo, kết hợp với sự nhạy bén và sự hiểu biết thấu đáo về các khả năng giải quyết vấn đề.