Các tính chất cơ lý của vật liệu

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT CÁC TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA HẠT ĐẬU XANH (Trang 21 - 25)

a. Định nghĩa

- Khối lượng nghìn hạt là khối lượng tính bằng gram của 1000 hạt và được kí hiệu là m1000.

- Có nhiều cách xác định khối lượng nghìn hạt như xác định khối lượng của 100 hạt (m100), hoặc xác định khối lượng của 500 hạt (m500) rồi m1000 được tính bằng cách cân m100 nhân cho 10 hoặc cân m500 nhân cho 2 (Nguyễn Mạnh Khải, 2006). Nhưng phổ biến hiện nay là xác định khối lượng của 1000 hạt bằng cách cân đúng 1000 hạt.

b. Ý nghĩa

- Khối lượng nghìn hạt cho biết sơ bộ chất lượng hạt. Khối lượng nghìn hạt càng cao, hạt càng có chất lượng tốt.

- Khối lượng nghìn hạt dùng để tính toán thể tích và độ bền của bao bì chứa hạt.

Khối lượng nghìn hạt càng lớn thì để chứa hạt cùng một thể tích hạt, độ bền của bao bì cần phải tăng.

- Khối lượng nghìn hạt dùng để tính toán lượng hạt giống cần gieo trồng để bảo đảm một mật độ cây trồng hợp lý. Cùng với khối lượng nghìn hạt, tỷ lệ nảy mầm của hạt và diện tích cần gieo trồng là những căn cứ quan trọng để tính toán lượng hạt giống cần gieo.

(Nguồn: Nguyễn Mạnh Khải, 2006).

2.3.2 Độ cầu

a. Định nghĩa

- Độ cầu là đánh giá mức độ hình dáng sản phẩm gần giống với hình cầu.

- Có 2 cách xác định độ cầu:

+ Độ cầu tính theo đường kính tương đương:

d1

de

de =

ψ (2.1)

trong đó,

de

ψ : độ cầu theo đường kính tương đương

de: đường kính của hình cầu tương đương có cùng thể tích với vật thể.

d1: đường kính dài nhất của vật thể

+ Độ cầu tính theo GMD, ΨGMD: thường dùng trong tính toán.

b. Ý nghĩa

- Trong tính toán: để xác định các thể tích, diện tích xung quanh đối với hạt có hình cầu thì tính toán dễ hơn hạt không phải là hình cầu.

- Trong bảo quản, chế biến: hạt càng gần với hình cầu thì số lượng bảo quản càng được nhiều và bao gói càng thuận tiện.

2.3.3 Thể khối, SD a. Định nghĩa

- Thể khối của hạt là khối lượng của mỗi một đơn vị thể tích của bản thân hạt, độc lập với các khoảng rỗng giữa các hạt.

V

SD=m , g/cm3 (2.2)

trong đó,

m: khối lượng của hạt, g V: thể tích của hạt, cm3 - Có 2 cách xác định thể khối:

+ Phương pháp cân trong nước: chỉ áp dụng cho vật thể chậm hút nước.

Nhưng vì hạt đậu xanh dễ hút nước nên dùng toluene kết hợp với bình đo tỷ trọng.

+ Dùng bình đo tỷ trọng: với toluene không ngấm vào trong hạt.

b. Ý nghĩa

- Thể khối hạt được dùng làm cơ sở để tính toán độ chịu lực của bao bì và kho chứa.

- Thể khối hạt cho biết sơ bộ mức độ tích lũy vật chất chứa trong hạt khi thu hoạch.

- Thể khối hạt phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Điều kiện sinh trưởng, phát triển của cây và độ chín sinh lý của hạt.

Nếu điều kiện sinh trưởng, phát triển của nó càng tốt, độ chín hạt càng cao, chất lượng dinh dưỡng tích lũy nhiều, hạt chắc thì thể khối hạt tăng cao.

+ Sự thay đổi chất lượng hạt trong quá trình bảo quản (BQ). Điều kiện BQ có nhiệt độ và ẩm độ cao, hạt hô hấp mạnh, tiêu hao dinh dưỡng nhiều thì thể khối hạt giảm thấp, ảnh hưởng không tốt đến khả năng gieo trồng.

(Nguồn: Nguyễn Mạnh Khải, 2006) 2.3.4 Dung khối, BD

a. Định nghĩa

- Dung khối là tỷ số giữa khối lượng khối hạt trên thể tích vật chứa bao gồm cả hạt và những lỗ trống.

Vc

BD= m , g/cm3 (2.3)

trong đó,

m: khối lượng hạt, g

Vc: thể tích vật chứa hạt, cm3

b. Ý nghĩa

- Dự đoán được phẩm chất hạt tốt hay xấu.

- Làm căn cứ tính toán dung tích kho chứa.

- Tính toán khối lượng hạt trong kho.

(Nguồn: Nguyễn Mạnh Khải, 2006) 2.3.5 Góc nghỉ tự nhiên, αr

a. Định nghĩa

- Khi hạt được đổ trên một bề mặt phẳng, nó tạo ra một hình nón. Góc của mặt bên khối hạt hình nón, được đo khi khối hạt hoàn toàn đứng yên, gọi là góc nghỉ tự nhiên αr (Phạm Trí Thông, 1998).

- Có 2 cách để xác định αr:

+ Dùng đĩa tròn (Hà Thị Thùy Trang, 2008).

+ Dùng khối hộp vuông (Hà Thị Thùy Trang, 2008).

b. Ý nghĩa

- Khi xuất kho có thể để hạt chảy tự do, tiết kiệm được nhân lực và năng lượng (Nguyễn Mạnh Khải, 2006).

2.3.6 Góc ma sát, αf

a. Định nghĩa

- Góc ma sát là góc nghiêng tạo bởi bề mặt chứa hạt và mặt phẳng nằm ngang khi bề mặt được nâng nghiêng dần lên cho đến khi hạt chuyển động.

b. Ý nghĩa

- Khi chứa hạt, hạt sẽ gây lên vật liệu chứa một lực ma sát. Lực ma sát này có ảnh hưởng lớn đến tính linh động của hạt khi xuất kho (Nguyễn Mạnh Khải, 2006).

- Lực ma sát của mặt phẳng vật liệu ảnh hưởng lớn đến sự di chuyển của hạt. Ở mặt phẳng nhẵn trơn, cứng thì hạt di chuyển dễ hơn ở mặt phẳng xù xì, mềm mại.

(Nguyễn Mạnh Khải, 2006).

Chương 3

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT CÁC TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA HẠT ĐẬU XANH (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)