Phương pháp tiến hành

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH NĂNG LƯỢNG TIÊU HÓA VÀ TỶ LỆ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT CỦA MỘT SỐ THỰC LIỆU CUNG ĐẠM TRONG THỨC ĂN CÁ RÔ PHI VẰN (Trang 30 - 34)

Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.3. Phương pháp tiến hành

Cá với trọng lượng khoảng 100 gam được bố trí một cách ngẩu nhiên vào từng bể kính. Lúc đầu nuôi 12 cá trong 6 bể (2 con/bể) với thức ăn căn bản được xem là lô đối chứng rồi sau đó chia thành 2 lô.

Lô I: Thực liệu cung đạm sống.

Lô II: Thực liệu cung đạm chín.

Mỗi lô gồm 3 bể kính, mỗi bể bố trí 2 cá rô phi được ngăn cách bằng lưới để tránh cắn nhau.

Vì các thực liệu khi cho cá rô phi vằn ăn đơn độc nên ít ngon miệng và cá không quen ăn. Do đó, khi tiến hành thí nghiệm sẽ trộn thức ăn căn bản và thực liệu thí nghiệm với tỉ lệ 60 : 40 theo trọng lượng.

Thời gian thí nghiệm trên 1 thực liệu gồm:

2 ngày đầu: Cho cá làm quen với thực liệu thí nghiệm và thải hết phân của thực liệu cũ.

7 ngày sau: Thu phân và đem phân tích.

3.3.2. Thức ăn

Mặc dù theo khuyến cáo nuôi công nghiệp là cho cá ăn mỗi lần với lượng khoảng 2 – 3 % trọng lượng cơ thể nhưng chúng tôi mỗi lần cho cá ăn một lượng khoảng 0,5 – 1 % trọng lượng cơ thể để đảm bảo cá ăn hết phần thực liệu đó.

3.3.3. Cách trộn thức ăn căn bản và thực liệu thí nghiệm

Nhu cầu thức ăn của cá rô phi vằn ở mức trọng lượng 100 gam là 2 – 3 % trọng lượng cá trên một lần ăn. Do đó, để đảm bảo cá ăn hết thức ăn, chúng tôi đã cho cá ăn với lượng khoảng 1 % trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, có trường hợp cá ăn nhiều hơn hay ít hơn 1 % trọng lượng mà chúng tôi tăng hay giảm lượng ăn để cá được ăn no mà không dư thừa thức ăn.

Tỉ lệ giữa thức ăn căn bản và thực liệu thí nghiệm là 60 : 40; thức ăn được cân chính xác theo từng khẩu phần ăn cho mỗi ngày (có cộng thêm 0,02 gam để trừ phần hao hụt trong quá trình trộn, nghiền và vo viên).

Thức ăn căn bản được ngâm trong khay với lượng nước vừa đủ đảm bảo cho

thực liệu thí nghiệm, nghiền và trộn đều hỗn hợp rồi vo thành từng viên với đường kính khoảng 0,05 cm.

Hình 3.1: Thức ăn căn bản được làm mềm Hình 3.2: Thức ăn căn bản trộn thực liệu

Hình 3.3: Thức ăn căn bản và thực liệu được vo thành viên 3.3.4. Chăm sóc và quản lý

Cá rô phi vằn được nuôi trong bể kính với thể tích 120 lit, đảm bảo mực nước trong bể là khoảng 2/3. Trong mỗi bể đều có máy sục không khí 24/24 giờ (trong trường hợp cúp điện thì có máy sục hoạt động bằng pin).

Thay nước cho cá 1 lần/ngày với lượng 1/3 lượng nước trong bể. Trong những ngày cho cá làm quen với thức ăn mới thì chúng tôi tiến hành vệ sinh bể kính đồng thời dùng ống siphon để hút sạch phân vào 2 lần/ngày.

Do điều kiện nước nuôi cá là nước ngầm có độ pH là khoảng 5,19. Do đó, chúng tôi đã bơm nước vào các bể lớn và cân lượng NaHCO3 tương ứng với thể tích nước để đảm bảo pH vào khoảng 6,8 – 7,5. (0,5 gam NaHCO3 cho 10000 cm3 nước).

Trong thời gian thí nghiệm song song 2 lô, chúng tôi đồng thời nuôi thêm cá dự trữ và cùng cho ăn với cùng loại và liều lượng thí nghiệm để đảm bảo khi cá thí nghiệm bị chết thì vẫn có cá thay thế và không mất thời gian làm quen với thức ăn.

3.3.5. Phương pháp thu thập - Đối với thực liệu

Thực liệu được cân chính xác theo khẩu phần ăn cũng như tỷ lệ trong hỗn hợp thí nghiệm rồi tiến hành các khâu trộn và cho cá ăn.

Riêng đối với thức ăn dư thừa thì dùng siphon hút sau đó đem sấy ở 60 oC để làm khô giống như thức ăn lúc đem cân và được trừ ra để tính lượng ăn vào của lô thí nghiệm.

Tuy nhiên, việc này được hạn chế bằng cách cho cá ăn lúc đói và cho ăn nhiều lần để đảm bảo cá ăn hết.

- Đối với phân cá

Hình 3.4: Cá rô phi vằn đi phân

Hình 3.5: Phân cá đã được sấy khô

Phân cá được thu khoảng 2 lần/ngày (sáng và chiều) nhưng thật chất phân được thu khi cá vừa đi phân chỉ trừ trường hợp ban đêm là không thể thu phân liền được.

Phân được thu chung trong mõi lô vào tất cả các ngày thí nghiệm.

Cách thu phân: theo phương pháp siphon

Dùng ống nhựa đường kính 6 mm hút phân trong bể rồi cho vào chai nhựa có dung tích 1.5 lít, để lắng khoảng 1,5 giờ, bỏ bớt phần nước phía trên mặt, lọc phần còn lại bằng giấy lọc định lượng đường kính 11 cm.

Để hạn chế lượng phân tan rã trong nước, chúng tôi luôn cố gắng thu phân nhiều lần/ngày. Một đặc tính thuận lợi của cá rô phi vằn là chúng ít khoáy động đáy bể hơn các loài cá khác nên mỗi khi thu phân thì đa số phân vẫn nằm gọn trong màng bao phân

Lượng phân thu sau mỗi lần được cất trữ trong tủ đông. Mỗi lô thu phân được gộp chung trong vòng 7 ngày. Sau đó, phân được đem ra rã đông và xác định trọng lượng phân trên mỗi lô.

+ Các bước xác định trọng lượng phân:

Bước 1: cân tờ giấy lọc Bước 2: lọc phân

Bước 3: cân phân và giấy lọc, sau đó trừ đi trọng lượng giấy lọc để được trọng lượng phân cần tính.

Lấy khoảng 5 gam phân tươi để phân tích chỉ tiêu đạm, phần còn lại đem sấy ở 60 0C để phân tích các chỉ tiêu còn lại.

Số liệu sau khi được thu thập sẽ được tính dựa vào công thức tính năng lượng tiêu hóa và tỷ lệ tiêu hóa của từng dưỡng chất

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH NĂNG LƯỢNG TIÊU HÓA VÀ TỶ LỆ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT CỦA MỘT SỐ THỰC LIỆU CUNG ĐẠM TRONG THỨC ĂN CÁ RÔ PHI VẰN (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)