Chính sách tỷ giá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tỷ giá của Việt Nam (Trang 20 - 24)

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TỶ GIÁ

IV. Chính sách tỷ giá

Chính sách tỷ giá là những định hướng và giải pháp của Nhà nước nhằm đảm bảo sự ổn định của tỷ gía và thị trường ngoại hối, thực hiện chính sách ổn định tiền tệ nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội đã dự định.

Chính sách tỷ giá là một bộ phận hữu cơ của chính sách tiền tệ, liên quan tới ngoại tệ và ngoại hối nói chung, nó có ảnh hưởng quan trọng tới các mục tiêu kinh tế vĩ mô như: xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, vay trả nợ, lợi suất tái chiết khấu... nên ảnh hưởng lớn tới lưu thông tiền tệ. Chính sách tỷ giá còn tác

động đến khả năng cạnh tranh của hàng nội địa trên thị trường quốc tế, cũng như bảo vệ các ngành sản xuất trong nước.

2. Mục tiêu của chính sách tỷ giá

* Mục tiêu trực tiếp:

+ Giữ ổn định của tỷ giá và tiền tệ, đặc biệt là tỷ giá với những đồng tiền mạnh, đảm bảo sự phát triển ổn định và vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

+ Thu hút ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối của quốc gia, cải thiện cán cân thanh toán.

+ Tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, mở rộng các hoạt động tài chính quốc tế của quốc gia thông qua hoạt động thu hút đầu tư quốc tế, tín dụng quốc tế...

* Mục tiêu chiến lược lâu dài:

+ Giữ vững chủ quyền tiền tệ quốc gia, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chống hiện tượng ngoại tệ hoá, đặc biệt là đôla hoá trong các giao dịch trên thị trường.

+ Nâng dần vị thế của nội tệ, thực hiện chuyển đổi từng phần, tiến tới chuyển đổi hoàn toàn đồng nội tệ.

3. Các công cụ của chính sách tỷ giá

Để đồng nội tệ trở nên được định giá cao hơn, thấp hơn hay không đổi, thì chính phủ phải sử dụng các công cụ nhất định để can thiệp nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá. Các công cụ này được gọi là các công cụ của chính sách tỷ giá. Tuỳ theo tính chất tác động lên tỷ giá là trực tiếp hay gián tiếp, mà các công cụ này được chia thành hai nhóm là nhóm công cụ trực tiếp và nhóm công cụ gián tiếp.

3.1 Nhóm công cụ tác động trực tiếp lên tỷ giá

+ NHTW thông qua việc mua bán đồng nội tệ trên thị ngoại hối nhằm duy trì một tỷ giá cố định hay ảnh hưởng làm cho tỷ giá thay đổi đạt tới một mức nhất định theo mục tiêu đã đề ra.

+ Biện pháp kết hối: Là việc chính phủ quy định đối với các thế nhân và pháp nhân có nguồn thu ngoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời hạn nhất định cho các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối. Biện pháp kết hối được áp dụng trong những thời kỳ khan hiếm ngoại tệ giao dịch trên thị trường ngoại hối. Mục đích chính của biện pháp kết hối là nhằm tăng cung ngoại tệ tức thời để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho thị trường, hạn chế hành vi đầu cơ và giảm áp lực phải phá giá nội tệ. Hiện nay biện pháp kết hối thường không được sử dụng nữa.

3.2 Nhóm công cụ tác động gián tiếp lên tỷ giá

Với xu thế mở cửa nền kinh tế, tự do hoá thương mại và tự do hoá tài chính, thì các biện pháp can thiệp hành chính ngày càng trở nên không phù hợp. Chính vì vậy, xu thế trên thế giới là ngày càng hạn chế can thiệp hành chính và chuyển mạnh sang sử dụng các công cụ thị trường. Các công cụ đó bao gồm lãi suất tái chiết khấu, thuế quan, hạn ngạch, giá cả....

+ Lãi suất tái chiết khấu: Với những yếu tố khác không đổi, khi NHTW tăng mức lãi suất tái chiết khấu, sẽ có tác động làm tăng mặt bằng lãi suất thị trường, lãi suất thị trường tăng, hấp dẫn các luồng vốn ngoại tệ chạy vào làm cho nội tệ lên giá. Khi lãi suất tái chiết khấu giảm sẽ có tác dụng ngược chiều.

+ Thuế quan: Thuế quan cao có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu, nhập khẩu làm cho cầu ngoại tệ giảm, kết quả là làm cho nội tệ lên giá. Khi thuế quan thấp sẽ có tác dụng ngược lại.

+ Hạn ngạch: Hạn ngạch có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu, do đó có tác dụng lên tỷ giá giống như thuế quan cao. Dỡ bỏ hạn ngạch có tác dụng làm tăng nhập khẩu, do đó có tác dụng lên tỷ giá giống như thuế quan thấp.

+ Giá cả: Thông qua hệ thống giá cả, chính phủ có thể trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu chiến lược hay đang trong giai đoạn đầu sản xuất. Trợ giá xuất khẩu làm cho khối lượng xuất tăng, làm tăng cung ngoại tệ, khiến cho

nội tệ lên giá. Chính phủ cũng có thể bù giá cho một số mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, bù giá làm tăng nhập khẩu, kết quả là làm cho nội tệ giảm giá

+ Ngoài các biện pháp trên, chính phủ cũng có thể tác động lên tỷ giá bằng cách điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM.

Khi ngoại tệ khan hiếm trên thị trường ngoại hối, NHTW có thể tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với vốn huy động bằng ngoại tệ của các NHTM, làm cho chi phí sử dụng vốn ngoại tệ tăng, để kinh doanh có lãi, buộc các NHTM phải hạ lãi suất huy động ngoại tệ, kết quả là việc nắm giữ ngoại tệ trở nên kém hấp dẫn hơn so với nắm giữ nội tệ, khiến cho những người sở hữu ngoại tệ phải bán đi lấy nội tệ, làm tăng cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, tỷ giá giảm.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tỷ giá của Việt Nam (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w