Trong năm học 2007 – 2008, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 6 – cơ sở Thủy Cơ với tổng số học sinh là 9 em. Với năm đầu khảo sát, chất lượng đạt được như sau:
Tổng số học sinh
Giỏi Khá Trung bình Yếu
9 0 1 3 5
Trong năm học 2008-2009, tôi tiếp tục được phân công dạy toàn khối 6.
Với tổng số học sinh là 66 em. Từ kết quả của năm học 2007-2008, tôi thấy với kết quả đó chưa thật tốt nên năm học này tôi tiếp tục nghiên cứu thêm tài liệu, học hỏi kinh nghiệm bằng những khả năng có của bản thân để hoàn thành đề tài tôi đã ấp ủ.
* Kết quả đạt được Tổng số
học sinh
Giỏi Khá Trung bình Yếu
66 10 15 25 16
Kết quả hai bảng trên được biểu diễn dạng biểu đồ sau:
Tuy nhiên, một kết quả khác mà học sinh của tôi đạt được . Tôi thiết nghĩ không thể nói lên bằng các con số đó là:
- Các em không còn lúng túng khi khi nhận dạng toán nữa. có hứng thú hơn trong học tập, các em hiểu bài một cách nhanh hơn, kỹ hơn, biết phân biệt được ba dạng toán cơ bản về phân số và đã biết vận dụng các phương pháp đã học để giải bài tập
- Phát triển tư duy logic, óc quan sát, suy luận toán học, các em đã biết
“Phiên dịch” các vấn đề từ ngôn ngữ văn học sang ngôn ngữ toán học thông qua các quy tắc, phép toán để giải quyết vấn đề đó. Từ đó, nó giúp phát triển ngôn ngữ và tạo cho cá em một tư thế mới, vững vàng trong học tập, lao động và trong cuộc sống.
II.3.3. Bài học kinh nghiệm
Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn một số ít học sinh học yếu, lười học, chưa có khả năng tự mình giải được những bài toán cơ bản về phân số.
Đối với các em yếu, đây là một việc thực sự khó khăn. Một phần cũng là do khả năng học toán của các em còn hạn chế, mặt khác dạng toán này lại rất khó, đòi hỏi sự tư duy nhiều ở các em.
Trong quá trình giảng dạy, chắc hẳn ai cũng mong muốn cho học sinh hiểu bài, chất lượng học tập của các em tốt hơn, tạo cho các em có đầy đủ điều kiện bước vào cuộc sống hoặc học lên nữa. Vì vậy :
* Đối với giáo viên cần:
- Cần phân loại từng dạng bài tập và hướng dẫn học sinh nắm chắc cách giải từng dạng bài tập này, có phương pháp truyền thụ phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Hướng dẫn học sinh hiểu kỹ đề bài và biết diễn đạt bài toán bằng ngôn ngữ toán học.
* Đối với học sinh:
- Phải nắm vững 3 dạng toán cơ bản về phân số
- Xác định được bài toán đã cho thuộc dạng nào để vận dụng giải cho tốt.
- Tăng cường làm nhiều bài tập rèn kỹ năng giải 3 bài toán cơ bản về phân số một cách thành thạo. Trên cơ sở giải bài tập, biết đặt ra bài tập mới để kích thích sự say mê học toán của mình
- Cần nắm chắc 4 phương pháp số học nêu trong đề tài này để giải các bài toán về phân số một cách linh hoạt, thích hợp.
Những biện pháp và việc làm của tôi như đã trình bày ở trên, bước đầu chưa đạt được kết quả chưa thật mỹ mãn đối với tâm ý của bản thân. Tuy nhiên, nếu thực hiện tốt tôi nghĩ nó cũng góp phần đổi mới phương pháp dạy học mà ngành đang quan tâm và chỉ đạo.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
“Các dạng toán cơ bản về phân số” là những kiến thức rất cơ bản, được sử dụng trong suốt quá trình học tập bộ môn Toán THCS, nó là điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển năng lực học toán cho học sinh. Các bài tập đưa ra trong đề tài được sắp xếp có hệ thống từ dễ đến khó và được phân theo từng loại để học sinh dễ dàng vận dụng. Bốn phương pháp khác được đưa thêm ra trong đề tài nhằm mục đích rèn cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức một các linh hoạt để giải các bài tập, đặc biệt là các bài tập nâng cao. Song, với mỗi phương pháp giải học sinh đều phải biết vận dụng một cách sáng tạo, không nhất thiết phải sử dụng một trong bốn phương pháp này mà có thể giải đưa về một trong ba dạng dạng toán cơ bản của phân số thì sẽ giải quyết được dễ dàng hơn. Vì vậy nếu học sinh nắm vững mảng kiến thức này thì nó là chìa khoá để học sinh học tập tốt hơn bộ môn toán.