Những kiến nghị về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Thị trường sách tham khảo trên địa bàn thủ đô hà nội hiện nay (Trang 32 - 35)

Luật xuất bản đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2005. Luật được ban hành nhưng quan trọng là phải đưa pháp luật vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh xuất bản phẩm. Vì vậy bên cạnh việc tuyên truyền phổ biến kịp thời các quy định của Luật đến mọi tổ chức, cá nhân thì các cơ quan quản lý cần thực hiện đồng thời nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý của luật xuất bản. Chẳng hạn như đưa ra những văn bản dưới luật hướng dẫn việc thực hiện một cách cụ thể. Đồng thời khi ban hành chính sách cho ngành xuất bản cần tạo ra sự đồng bộ với các quy định trong luật. Thực tễn hoạt động của thị trường là luôn luôn biến đổi, vì vậy những nhà nghiên cứu và làm luật cũng phải sát sao với những biến đổi đó nhằm có những điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp. Có như vậy luật xuất bản mới trở thành công cụ có hiệu lực để điều chỉnh mọi hoạt động trên thị trường phát triển đúng hướng.

Đồng thời với việc ban hành và đưa luật xuất bản vào đời sống xã hội, Nhà nước cũng cần hoàn thiện một số quy định về thị trường sách tham khảo trên các lĩnh vực sau:

Nhà nước cần có quy định cụ thể hoạt động xuất bản giá sách tham khảo chọn lọc. Không để tình trạng xuất bản – phát hành tràn lan, không đảm bảo nội dung của sách như trên thị trường hiện nay. Cần có quy định riêng về phí quảng cáo mặt hàng sách tham khảo, không thể áp dụng mức phí quảng cáo loại hàng hóa đặc thù này như các loại hàng hóa bình thường khác.

Xây dựng chương trình hạ giá sách

Trên thị trường sách tham khảo ở Hà Nội hiện nay, lực lượng tham gia cung ứng sách tham khảo rất phong phú. Bên cạnh các công ty phát hành sách quốc doanh còn có một lực lượng tư nhân vô cùng đông đảo. Xuất hiện các nhà sách, siêu thị sách, cưả hàng sách. Chính điều này đã tạo cơ hội cho sách tham khảo in lậu, in nối bản xâm nhập vào thị trường dễ dàng hơn. Đây vẫn đang là một vấn đè bức xúc, cần được giải quyết một cách triệt để không những thị trường sách tham khảo ở Hà Nội mà thị trường sách tham khảo trên cả nước nói chung, từ đó tạo một thị trường sách tham khảo lành mạnh đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân thủ đô.

Xây dựng khung giá, trong đó xây dựng quy định về khung chiết khấu đối với xuất bản phẩm nói riêng và sách tham khảo nói riêng.

Sửa đổi và kiến nghị một số chính sách đối với hoạt động xuất bản : chính sách về đầu tư phát triển, chính sách thuế, vốn, chính sách đặt hàng trợ giá, trợ cước.

3.1.2. Tăng cường công tác quản lý thị trường

Việc tăng cường công tác quản lý thị trường sách tham khảo cũng là biện pháp quan trọng nhằm giúp cho thị trường sách tham khảo ở Hà Nội nói riêng và thị trường sách ham khảo ở cả nước nói chung phát triển lành mạnh.

Tăng cường củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về hoạt động xuất bản. Để phát huy hiệu quả cao, Cục xuất bản cần phải củng cố và hoàn thiện nữa bộ máy của mình. Đó là việc đảm bảo đủ phòng, ban chuyên sâu; tăng cường số lượng cán bộ, chuyên gia theo đúng tiêu chuẩn.

Đồng thời các phòng ban cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các địa phương, từ đó nâng cao được hiệu quả của hoạt động.

Vấn đề quản lý tại địa phương mà yếu kém, buông lỏng xa rời tôn chỉ mục đích tất yếu sẽ dẫn đến sự lộn xộn trong toàn bộ các khâu trên phạm vi toàn quốc, nh cầu về văn hóa tinh thần của người dân sẽ bị ảnh hưởng. Thủ

đô Hà Nội được coi là bộ mặt của quốc gia. Đặc biệt thủ đô Hà Nội là nơi tập trung nhiều Nhà xuất bản lớn tham gia xuất bản mảng sách tham khảo.

Với tính chát đặc thù và phức tạp, hoạt động xuất bản sách tham khảo cần có các hình thức, biện háp quản lý phù hợp thì mới có thể đem lại hiệu quả.

Do vậy, Sở Văn hóa thông tin Hà Nội cần có kế hoạch tăng cường cán bộ có trình độ và thực sự am hiểu về mọi hoạt động trong lĩnh vực xuất bản sách tham khảo nhằm phát huy tốt hơn vai trò quản lý của mình.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động kinh doanh sách tham khảo trên thị trường Hà Nội.

Tình hình kinh doanh mảng sách tham khảo trên thị trường diễn ra hết sức phức tạp và là mối quan tam hàng đầu của các cơ quan quản lý thị trường. Vì vậy công tác kiemr tra giám sát đối với tị trường sách tham khảo không thể lơ là, thiếu chặt chẽ. Bên cạnh đó do tính chất phức tạp về đối tượng sử dụng cũng như sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà sản xuất, kinh doanh mà yêu cầu đặt ra với công tác kiểm tra, giám sát thị trường là phải liên tục, thường xuyên, xử phạt, khen thưởng công bằng nghiêm minh.

Có thể xử phạt hành chính hoặc nặng hơn có thể truy tố trước pháp luật.

Thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường không đơn thuần chỉ nhằm phát hiện những vi phạm pháp luật của các đơn vị sản xuất kinh doanh sách tham khảo. Nó còn phải phát hiện ra nhân tố mới những yêu caauf đòi hỏi của hoạt động sản xuất, kinh doanh sách tham khảo trên thị trường để từ đó các cấp quản lý có sự quan tâm, đầu tư cho phù hợp. Mặt khác cần phát hiện những thiếu hụt, không hợp lý về chế độ chính sách, luật pháp nhằm bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật, các chế độ chính sách, tạo hành lang pháp lý phù hợp với hoạt động của thị trường sách tham khảo nói riêng và thị trường xuất bản phẩm nói chung.

Ngoài việc xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm trong sản xuất kinh doanh sách tham khảo, thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra cũng cần biểu dương kịp thời, chính xác các cá nhân, tổ chức hoạt động có hiệu

quả, tuân thủ pháp luật và làm tốt công tác xã hội. Việc khen thưởng cần được thông báo công khai giúp các doanh nghiệp khẳng định được mình trên thị trường và khách hàng biết đến doanh nghiệp nhiều hơn.

Nhà nước và cơ quan quản lý cũng có những hình thức giáo dục, tuyên truyền các cơ sở in, hệ thống phát hành am hiểu hệ thống pháp luật Việt Nam, đặc biệt là về luật xuất bản.

Một phần của tài liệu Thị trường sách tham khảo trên địa bàn thủ đô hà nội hiện nay (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w