HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Một phần của tài liệu skkn lời nói có yếu tố âm nhạc, vần điệu phương tiện hỗ trợ khai thác (Trang 38 - 48)

3.1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra nề nếp, sĩ số. (1’) 3.2. Kiểm tra bài cũ (5’):

-Qua đoạn trích “Rama buộc tội”, nhân dân Ấn Độ xưa quan niệm như thế nào về nhà vua – anh hùng, về người phụ nữ lí tưởng?

*Định hướng:

số phận và tính cách của nhân vật trong một số tác phẩm văn xuôi.

- Ra-ma người biết trọng danh dự, thực hiện bổn phận của một người con, có tài năng phi thường, lòng nhân đức cao cả đã vượt mọi gian nan thử thách, chiến đấu với loài quỷ dữ để bảo vệ tình yêu và hạnh phúc đem công lí và hòa bình cho mọi người. (4đ)

- Xi-ta một người con gái hiền từ, nhân hậu, người vợ chung thủy, tiết hạnh, thông minh va bản lĩnh. (4đ)

=> đạo đức của Ra-ma và Xi-ta là khuôn vàng thước ngọc của người Ấn Độ cổ xưa. (2đ)

3.3. Giảng bài mới:

*Giới thiệu bài:( 1’)

Truyện cổ tích thần kỳ Tấm Cám nói chung, và hình tượng nhân vật Tấm nói riêng, đã đi vào lòng người Việt Nam từ bao đời nay. Truyện đã được chuyển thể thành chèo, cải lương, nhạc, kịch … đồng thời cũng là đề tài cho thơ, nhạc, hoạ. Việc đọc- hiểu Tấm Cám, một lần nữa giúp chúng ta nhận thức giá trị tư tưởng- nghệ thuật của truyện này một cách sâu sắc hơn

*Tiến trình bài dạy:

GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm truyện cổ tích, mô típ trong truyện cổ tích, sau đó vào bài mới.

T G

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG

CỦA HS NỘI DUNG KIẾN THỨC 5p Kiểm tra tri thức đọc

- hiểu của HS - Truyện cổ tích có mấy loại?

- Đặc điểm của truyện cổ tích?

- Tấm Cám tiêu biểu cho loại truyện nào?

HS trả lời câu hỏi theo hướng dẫn (hoạt động tập thể)

I – Tìm hiểu chung

1- Truyện cổ tích: có 3 loại + Loài vật: Giải thích theo cách dân gian đặc điểm của các con vật.

+ Thần kì: Phản ánh ước mơ nguyện vọng, lí tưởng của nhân dân thông qua chiến thắng tất yếu của cái thiện.

+ Sinh hoạt: Phản ánh sinh hoạt đời thường.

- Tấm Cám là một trong những truyện tiêu biểu cho loại truyện số phận và tính cách của nhân vật trong một số tác phẩm văn xuôi.

7p

1p

25 p

Hướng dẫn HS đọc và tóm tắt tác phẩm - Tìm những chi tiết, sự kiện liên quan đến cuộc đời Tấm. Dùng lời văn nối các chi tiết sự kiện thành một văn bản theo yêu cầu.

- Căn cứ vào các sự kiện, em hãy sắp xếp thành các đoạn văn và thử đặt tiêu đề cho từng đoạn.

GV chia nhóm, hướng dẫn HS đọc - hiểu nội dung và nghệ thuật

+ Nhóm 1

- Tìm chi tiết kể về thân phận của Tấm, nhận xét ý nghĩa của những chi tiết đó?

- Chi tiết nào nói lên phẩm chất của Tấm?

Một HS lên bảng viết.

Một HS trình bày miệng. Các HS khác nhận xét bổ sung.

HS chia đoạn, đặt tên

HS hoạt động theo nhóm + Nhóm 1: tìm

ánh số phận của cô gái mồ côi, bất hạnh với ước mơ chiến thắng cái ác để giành và giữ hạnh phúc.

2-Tác phẩm

a- Đọc, tóm tắt tác phẩm - Tấm là hai chị em cùng cha khác mẹ với Cám, Tấm ở với dì ghẻ.

- Cám được nuông chiều, Tấm bị hành hạ khổ sở.

- Mẹ con Cám nhiều lần hãm hại Tấm nhưng Tấm đều được Bụt giúp đỡ.

- Tấm được sống hạnh phúc, mẹ con Cám bị trừng phạt thích đáng.

b-Bố cục: 2 đoạn

- Đoạn 1: thân phận của cô gái mồ côi và con đường đến hạnh phúc

- Đoạn 2: cuộc đấu tranh gian nan, quyết liệt của Tấm.

II – Đọc - hiểu văn bản

1. Thân phận của cô gái mồ côi và con đường đến hạnh phúc.

- Thân phận Tấm:

+ Mồ côi mẹ từ hồi mới biết đi.

+ Cha chết, ở với dì ghẻ.

+ Dì ghẻ bắt làm lụng cực khổ.

Tấm là con người nhỏ bé, cô đơn, yếu thế trong gia đình, xã hội.

- Phẩm chất của Tấm: Tấm là cô gái chăm chỉ, hiền lành, đôn hậu.

số phận và tính cách của nhân vật trong một số tác phẩm văn xuôi.

9p

- Nỗi đau khổ của Tấm bắt nguồn từ đâu? Xung đột giữa mẹ con Cám với Tấm biểu hiện, như thế nào? Hành động đó của mẹ con Cám nhằm mục đích gì?

- Mỗi lần đau khổ, Tấm có thái độ gì? Ý nghĩa của thái độ đó là gì?

- Ai giúp đỡ Tấm, tại sao Tấm được giúp?

+ Nhóm 2

- Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám phản ánh xung đột gì?

hiểu đoạn 1 1. Tìm, phân tích ý nghĩa của chi tiết.

2. Tìm chi tiết, phân tích.

3. HS tìm căn nguyên, động cơ hành động của mẹ con Cám.

4. HS tìm, phân

+ Bắt đầy giỏ tép.

+ Chăn trâu đồng xa.

+ Nhịn cơm để dành nuôi bống.

- Những đau khổ của Tấm:

Bắt nguồn từ quan hệ với mẹ con Cám.

- Biểu hiện mâu thuẫn, xung đột:

+ Cám lưà gạt, lấy mất giỏtép để tước đoạt yếm đào.

+ Lén lút giết bống – người bạn bé nhỏ của Tấm.

+ Trộn thóc với gạo – dập tắt niềm vui giao cảm với đời của cô.

- Thái độ của Tấm

+ Mỗi lần đau khổ Tấm chỉ khóc (dấu hiệu đầu tiên của sự phản kháng, Tấm ý thức được nỗi oan ức của mình).

- Bụt giúp đỡ Tấm:

+ Tấm nhân hậu nên được Bụt giúp. Tiếng khóc của Tấm gợi niềm cảm thông chia sẻ.

+ Bụt cho cá bống, gà, Bụt còn cho chim sẻ đến giúp Tấm và đưa Tấm đến đỉnh cao của hạnh phúc (Tấm trở thành hoàng hậu).

- Ý nghĩa phản ánh hiện thực của truyện:

+ Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám phản ánh xung đột thiện – ác trong xã hội. Tấm đại diện cho nhân vật thiện, số phận và tính cách của nhân vật trong một số tác phẩm văn xuôi.

25 p

- Mâu thuẫn ấy được giải quyết theo hướng nào? Từ đó nhận xét đặc trưng của truyện cổ tích?

- Nhận xét con đường đi đến với hạnh phhúc của Tấm.

+ Nhóm 3

1. Kể lại những hành vi tàn ác của mẹ con Cám đối với Tấm trong đoạn 1.

- Trở thành hoàng hậu, cái ác có buông tha Tấm hay không?

(Tìm chi tiết chứng minh).

- Mỗi lần bị hãm hại, Tấm vươn lên bằng cách nào? Sự vươn lên ấy có ý nghĩa gì?

Tính chất quyết liệt của cuộc chiến biểu hiện qua chi tiết nào?

-Lời nói có vần điệu và sử dụng yếu tố âm nhạc của Tấm khi hóa thân thành vàng anh và khung cửi ngầm

tích thái độ của Tấm.

5. HS lí giải.

+ Nhóm 2: tìm hiểu ý nghĩa phản ánh hiện thực của tác phẩm

1. HS lí giải ý nghĩa phản ánh hiện thực

2. Tìm cách giải quyết mâu thuẫn, nhận xét đặc trưng của truyện cổ tích.

3. Nhận xét con đường đến hạnh phúc của nhân vật.

+ Nhóm 3: tìm hiểu cuộc đấu tranh của Tấm

Cám là hiện hình của cái ác.

+ Mâu thuẫn được giải quyết theo hướng thiện thắng ác.

+ Con đường đến với hạnh phúc của nhân vật thiện là xu hướng giải quyết đặc trưng của truyện cổ tích.

* Tấm chăm chỉ, lương thiện được Bụt giúp đỡ, từ cô gái mồ côi trở thành hoàng hậu. Đó là con đường đến với hạnh phúc của Tấm.

2. Cuộc đấu tranh gian nan, quyết liệt để giành và giữ hạnh phúc.

- Tấm trở thành hoàng hậu nhưng vẫn bị cái ác tiêu diệt:

+ Dì ghẻ chặt cau

+ Cám giết chim vàng anh.

+ Cám chặt cây xoan đào.

+ Cám đốt khung cửi.

- Mỗi lần bị hãm hại, Tấm vươn lên đấu tranh quyết liệt.

Một cô Tấm hiền lành, lương thiện ngã xuống, một cô Tấm mạnh mẽ đứng dậy đấu tranh với cái ác để giành hạnh phúc:

+ Tấm hoá thành vàng anh – báo hiệu sự có mặt của mình bị giết chết.

“Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao”

-> tính cách mạnh mẽ hơn, khẳng định quyền sở hữu số phận và tính cách của nhân vật trong một số tác phẩm văn xuôi.

trong tính cách của nhân vật ở chặng này?

- Truyện kết thúc như thế nào? Hãy tìm một số truyện có kết thúc tương tự. Từ đó nhận xét về cách kết thúc trong truyện cổ tích.

1. HS kể, tìm chi tiết chứng minh.

2. HS tìm chi tiết chứng tỏ tinh thần đấu tranh của Tấm.

3. HS tìm chi tiết, lí giải ý nghĩa của các chi tiết.

4.HS phát hiện, lý giải, chỉ ra sự thay đổi trong tính cách của nhân vật so với chặng 1 trước khi Tấm trở thành hoàng hậu

4. HS kể về kết thúc của truyện và tìm cách kết thúc tương tự ở một số truyện cổ tích.

hạnh phúc của chính mình ->

tính cách có sự thay đổi so với chặng 1.

+ Tấm hoá cây xoan đào, khung cửi – tuyên chiến với kẻ thù.; “Cót ca cót két, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra”

-> quyết tâm hành động giành lại hạnh phúc mà mình bị tước đoạt quyết liệt (cảnh cáo, hăm dọa…) -> tính cách nhân vật phát triển hơn, trưởng thành, già dặn, đáo để hơn.

+ Hoá cây thị – trở về với đời.

Như vậy, cái ác cũng luôn tìm cách tiêu diệt cái thiện nhưng cái thiện không chịu chết oan ức.

- Những lần chết đi sống lại của Tấm phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác.

Ở đây không chỉ có mâu thuẫn giữa dì ghẻ con chồng mà còn có mâu thuẫn giữa hai chị em cùng cha khác mẹ.

- Kết thúc truyện

+ Sau nhiều lần hoá thân Tấm trở về với cuộc đời, giành được hạnh phúc, Cám tự kết thúc đời mình.

+ Một số truyện có kết thúc tương tự: Cây tre trăm đốt, Thạch Sanh, Sọ Dừa...

Kết thúc có hậu phù hợp mong ước của nhân dân: ác giả ác báo, ở hiền gặp lành. Đó là sự chiến thắng của cái thiện.

số phận và tính cách của nhân vật trong một số tác phẩm văn xuôi.

- Giả sử trong cuộc đấu tranh của Tấm không có sự trợ giúp của yếu tố kì ảo, Tấm có chiến thắng được cái ác không? Thử so sánh sự khác nhau của mỗi yếu tố tố kì ảo ở đoạn 2 với đoạn.

Sự khác nhau đó có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn HS tổng

5. Tìm vai trò của yếu tố kì ảo, so sánh với những yếu tố kì ảo trong đoạn 1, tìm bài học.

HS trả lời câu hỏi theo hướng dẫn (hoạt động tập thể)

HS tổng kết tìm hiểu ý nghĩa của truyện

- Vai trò của yếu tố kì ảo:

+ Yếu tố kì ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng hồn nhiên bay bổng của người lao động, là nơi người lao động gửi gắm những ước mơ cao đẹp.

+ Trong truyện, yếu tố kì ảo trợ giúp nhân vật thiện đạt được hạnh phúc. Tuy nhiên ở mỗi đoạn, yếu tố kì ảo có vai trò khác nhau:

• Yếu tố kì ảo ở đoạn1: Bụt ban tặng vật thần kì.

• Yếu tố kì ảo đoạn 2: Chỉ là nơi Tấm hoá thân để trở về đấu tranh với cái ác quyết liệt hơn.

+ Sự khác nhau chứng tỏ ý thức giữ gìn hạnh phúc của Tấm. Muốn có hạnh phúc vững bền phải biết tự bảo vệ (bài học về hạnh phúc).

* Như vậy cuộc đấu tranh để giành lấy hạnh phúc của Tấm là cuộc đấu tranh vô cùng gian nan nhưng cuối cùng Tấm đã chiến thắngvà bảo vệ được hạnh phúc của mình.

*Qua sự thay đổi trong tính cách của nhân vật, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học triết lý nhân sinh sâu sắc: hạnh phúc là do mình quyết định, là sự đấu tranh kiên trì trước khó khăn thửthách...có như vậy hạnh phúc mới dài lâu và có ý nghĩa trọn vẹn.

III – Tổng kết

- Truyện phán ánh ước mơ của số phận và tính cách của nhân vật trong một số tác phẩm văn xuôi.

5p

kết tìm hiểu ý nghĩa của truyện

1. Qua truyện Tấm Cám, người lao động muốn gửi gắm ở đó những ước mơ gì?

2. Triết lí nhân sinh của tác giả dân gian là gì?

3. Nghệ thuật đặc sắc của truyện cổ tích?

HS chỉ ra ước mơ của người lao động gửi gắm ở tác phẩm

HS chỉ ra quan niệm nhân sinh cao đẹp của người bình dân

HS chỉ ra yếu tố kì ảo tạo sự hấp dẫn cho truyện

người lao động:

+ Ước mơ công bằng dân chủ + Ước mơ sống hạnh phúc + Ước mơ đổi đời của người lao động – niềm lạc quan khoẻ khoắn

+ Kết thúc có hậu là biểu hiện tập trung của ước mơ – hấp dẫn bạn đọc.

- Truyện còn phản ánh quan niệm nhân sinh cao đẹp của người bình dân:

+ Hạnh phúc không phải tìm ở đâu xa mà ở ngay chính cuộc sống trần gian này

+ Ở hiền gặp lành, thiện thắng ác

- Truyện sử dụng nhiều yếu tố kì ảo tạo sự hấp dẫn cho truyện đồng thời lí giải mâu thuẫn xung đột, giải quyết những mâu thuẫn xung đột đó.

3.4. Phần củng cố: 5p

3.4.1. Tính cách cô Tấm thay đổi như thế nào qua lời nói vần điệu khi hóa thân thành vàng anh, khung cửi ở chặng 2?

3.4.2. Ý nghĩa của cuộc đấu tranh giữa Tấm và mẹ con Cám?

Gợi ý trả lời

– Quyết liệt hơn, trưởng thành và mạnh mẽ hơn. (Hăm dọa, chửi rủa…) – Ước mơ của người lao động được thể hiện qua vai trò, ý nghĩa của các yếu tố kì ảo.

4. Bài về nhà:1p

4.1. Thử tưởng tượng mình là cô Tấm kể lại chuyện.

số phận và tính cách của nhân vật trong một số tác phẩm văn xuôi.

4.2. Miêu tả chân dung cô Tấm từ quả thị bước ra.

3.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 3.1. Kết luận

Trên đây là những suy nghĩ của tôi nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn. Đây là một vấn đề khá mới mẽ, do đó có thể trong kinh nghiệm này của tôi còn nhiều thiếu sót về mặt lý luận. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và các em học sinh. Tôi xin trân trọng cảm ơn.

Cơ bản sáng kiến cũng có nhiều ưu điểm tuy học sinh mới áp dụng phương pháp này nhưng các em đều hứng thú trong học tập và kết quả học tập đạt rất cao. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn quan tâm, tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học và được các đồng nghiệp động viên giúp đỡ. Sự thành công hay thất bại có những yếu tố khác quan nhưng cái chính vẫn là do bản thân quyết định. Vì vậy khi đó làm việc gì thì phải cố gắng, kiên trì nhẫn nại để thực hiện đến cùng những điều mình đã vạch ra. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các công việc trên phải biết linh động và áp dụng theo đặc điểm của từng lớp.

- Sau hoạt động cần có sự ghi nhận, tổng kết và đánh giá để rút kinh nghiệm.

- Thực hiện thường xuyên và không ngừng cải tiến cho phù hợp với đặc điểm tình hình của môi trường giáo dục, của địa phương…

- Phối hợp và trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong quá trình thực hiện.

-Ở sáng kiến này tôi chỉ đi sâu tìm hiểu số phận tính cách của các nhân vật chính qua lời nó có yếu tố âm nhạc trong chương trình ngữ văn chuẩn. Nếu có thời gian và điều kiện tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề này ở phạm vi rộng hơn sang các nhân vật phụ trợ như chim sẻ, con gà… trong truyện Tấm Cám hoặc các tác phẩm trong chương trình ngữ văn nâng cao như “Đời thừa” (Nam Cao); “Bắt sấu rừng U Minh Hạ” ( Sơn Nam).

Mặc dù có những việc làm tưởng chừng như đã quá quen thuộc với những giáo viên đứng lớp. Nhưng với tôi, điều đó sẽ khó khăn nếu như chúng ta không số phận và tính cách của nhân vật trong một số tác phẩm văn xuôi.

thực hiện thường xuyên, kiên trì, bền bỉ…Kinh thánh đã dạy “Con hãy là muối mới có thể ướp mặn người khác”. Cuộc sống có không ít những bề bộn lo toan mà chúng ta phải đương đầu; học sinh cũng rất dễ sa vào các tệ nạn xã hội nếu chúng ta buông lơi vòng tay yêu thương, lơ là sự quan tâm đối với các em. Vì vậy, kiên định với những công việc đã làm, sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động trên đối với học sinh là phương châm của tôi. Như người xưa thường nói “Vạn sự khởi đầu nan”! Bước đầu thực hiện chắc không tránh khỏi những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, tôi vẫn sẽ cố gắng, kiên trì theo đuổi kế hoạch mà mình đã vạch ra với mục đích “Hãy biết biến lá dâu thành lụa”!

3.2. Khuyến nghị

Khi thực hiện kinh nghiệm này, tôi có một số băn khoăn muốn đưa ra để đồng nghiệp và các cấp các nghành quan tâm hơn nữa:

- Một là: Giáo viên phải tích cực hơn nữa trong phong trào đổi mới phương pháp dạy, tạo hứng thú, say mê trong học Văn ở học sinh.

- Hai là: Cần đầu tư mở rộng thư viện phòng đọc, bổ sung các loại sách tham khảo, tranh ảnh minh hoạ cho các tác phẩm, máy chiếu… để phục vụ cho giáo viên và học sinh.

- Ba là: Kinh nghiệm của tôi đưa ra rất mong nhận được sự góp ý cụ thể của đồng nghiệp, của BGH trường THPT số 1 Phù Mỹ để việc giảng dạy đạt kết quả cao hơn, góp phần không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường nói riêng và cho Tỉnh Bình Định nói chung.

Phù Mỹ, ngày 28 tháng 02 năm 2018 Người Thực hiện

Trần Thị Thùy số phận và tính cách của nhân vật trong một số tác phẩm văn xuôi.

Một phần của tài liệu skkn lời nói có yếu tố âm nhạc, vần điệu phương tiện hỗ trợ khai thác (Trang 38 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w