Phương Pháp Nghiên Cứu

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU KHẢ NĂNG THAY THẾ TRÙN CHỈ BẰNG THỊT CÁ TRONG ƯƠNG NUÔI CÁ LĂNG NHA (Mystus wyckioides, Chaux và Fang, 1949) GIAI ĐOẠN TỪ 3 ĐẾN 15 NGÀY TUỔI (Trang 31 - 36)

III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5 Phương Pháp Nghiên Cứu

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với một yếu tố là thức ăn. Thí nghiệm gồm có tám nghiệm thức (NT), mỗi NT gồm có ba lô tương ứng với ba lần lặp lại. Thí nghiệm được lặp lại bốn lần (tương ứng với bốn lần thí nghiệm) vào các thời điểm khác nhau.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày như sau:

I

(2) III (1) V

(2) VII (3) I

(1) IV

(2) ĐC

(3) III

(2) II

(3) VI

(2) IV

(3) VII (2) VI

(1) ĐC (2) III

(3) V

(1) II

(1) II

(2) I

(3) IV

(1) VI

(3) VII (1) V

(3) ĐC (1)

Ghi chú

Các chữ ĐC; I; II; III;… tương ứng với tên của nghiệm thức.

Các số 1; 2; 3 tương ứng với lô thí nghiệm trong từng nghiệm thức.

Hình 3.1 Hệ thống bể kiếng thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí trong 24 bể kiếng. Bể kiếng được lau rửa sạch sẽ và được cấp nước vào. Sau đó, tiến hành bắt ngẫu nhiên 100 cá ba ngày tuổi (trong cùng một đàn) cho vào mỗi bể.

Bảng 3.1 Cách bố trí thí nghiệm và thay thế thức ăn

Loại thức ăn

Thời điểm thay thức ăn

(Ngày

tuổi) NTĐC NT I NT II NT III NT IV NT V NT VI NT VII 3 Moina Moina Moina Moina Moina Moina Moina Moina 4 Moina Thịt cá Moina Moina Moina Moina Moina Moina 5 Moina Thịt cá Thịt cá Moina Moina Moina Moina Moina 6 Moina Thịt cá Thịt cá Thịt cá Moina Moina Moina Moina 7 Trùn chỉ Thịt cá Thịt cá Thịt cá Thịt cá Moina Moina Moina 8 Trùn chỉ Thịt cá Thịt cá Thịt cá Thịt cá Thịt cá Moina Moina 9 Trùn chỉ Thịt cá Thịt cá Thịt cá Thịt cá Thịt cá Thịt cá Moina 10 Trùn chỉ Thịt cá Thịt cá Thịt cá Thịt cá Thịt cá Thịt cá Thịt cá 11 Trùn chỉ Thịt cá Thịt cá Thịt cá Thịt cá Thịt cá Thịt cá Thịt cá 12 Trùn chỉ Thịt cá Thịt cá Thịt cá Thịt cá Thịt cá Thịt cá Thịt cá 13 Trùn chỉ Thịt cá Thịt cá Thịt cá Thịt cá Thịt cá Thịt cá Thịt cá 14 Trùn chỉ Thịt cá Thịt cá Thịt cá Thịt cá Thịt cá Thịt cá Thịt cá

Ở mỗi NT đều có sự khác nhau về thức ăn. Cá sau khi tiêu hết noãn hoàng (cá ba ngày tuổi) được bắt cho vào bể kiếng để tiến hành thí nghiệm và được cho ăn Moina ở tất cả các NT. Ở ngày thứ hai khi cá được bốn ngày tuổi thì NT I được cho ăn thịt cá, các NT còn lại vẫn cho ăn Moina. Cứ sau mỗi ngày, lần lượt thay Moina, trùn chỉ bằng thịt cá cho các NT còn lại. Riêng NTĐC vẫn cho ăn Moina (cho đến khi cá được sáu ngày tuổi) và cho ăn trùn chỉ (khi cá bắt đầu được bảy ngày tuổi) cho đến khi kết thúc thí nghiệm (cá đạt 15 ngày tuổi).

Cá ba ngày tuổi của mỗi lần thí nghiệm đều được đo chiều dài (mm) và cân trọng lượng (g).

Mỗi lần thí nghiệm được tiến hành trong 13 ngày. Khi cá được 15 ngày tuổi thì tiến hành đo chiều dài (mm), cân trọng lượng (g), xác định tỉ lệ sống ở mỗi lô thí nghiệm.

3.5.2 Chăm sóc và quản lý

Mỗi ngày cho cá ăn hai lần vào buổi sáng và buổi chiều với lượng thức ăn vừa đủ, không nên cho thức ăn quá nhiều hoặc quá ít. Trong khi cho cá ăn ta phải chú ý quan sát lượng thức ăn trong bể để điều chỉnh cho phù hợp, bảo đảm cá không bị đói và lượng thức ăn thừa trong bể không quá nhiều làm ô nhiễm môi trường nước gây ảnh hưởng đến cá.

Thay nước một ngày hai lần vào buổi sáng và buổi chiều. Lượng nước thay khoảng từ 30 – 50% lượng nước có trong bể.

Thường xuyên xiphon loại bỏ những thức ăn thừa, những chất dơ bẩn ra khỏi môi trường nước để hạn chế việc ô nhiễm nước trong bể.

3.5.3 Chỉ tiêu theo dõi 3.5.3.1 Chỉ tiêu thủy lý hóa

Nhiệt độ nước (oC): đo hằng ngày vào buổi sáng và buổi chiều bằng nhiệt kế thủy ngân.

DO (mgO2/L): đo một tuần một lần vào buổi sáng và buổi chiều bằng DO test.

pH: đo một tuần một lần bằng pH test vào buổi sáng và buổi chiều.

Hàm lượng ammonia: đo một tuần một lần bằng NH4/NH3 test vào buổi sáng và buổi chiều.

3.5.3.2 Chiều dài

Sử dụng giấy kẻ ôli và thước thẳng để đo chiều dài của cá.

Trong mỗi lần thí nghiệm, khi cá đạt 15 ngày tuổi ta tiến hành kiểm tra sự tăng trưởng về chiều dài của cá. Băt ngẫu nhiên 30 cá thể trong mỗi lô để đo chiều dài.

Đo từng cá thể từ mõm cho đến điểm giữa của vây đuôi. Từ đó suy ra chiều dài trung bình của cá cho từng lô, từng nghiệm thức. Đơn vị tính là mm.

Sự tăng trưởng về chiều dài của cá được đánh giá thông qua công thức sau:

Tăng trưởng tương đối về chiều dài (%) = (L2 – L1)/L1*100 (3.5)

Tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài (mm/ngày) = (L2 – L1)/(t2 – t1) (3.5) Trong đó:

L1: chiều dài của cá tại thời điểm t1 (mm) L2: chiều dài của cá tại thời điểm t2 (mm) t1: thời điểm ban đầu thí nghiệm

t2: thời điểm cuối lần thí nghiệm 3.5.3.3 Trọng lượng

Sử dụng cân điện hai số lẻ để cân trọng lượng của cá.

Khi cá đạt 15 ngày tuổi ta tiến hành kiểm tra sự tăng trọng của cá. Bắt ngẫu nhiên 30 cá thể để cân trọng lượng.

Cân từng cá thể. Từ đó suy ra trọng lượng trung bình cho từng lô, từng nghiệm thức. Đơn vị tính là g.

Để đánh giá sự tăng trọng của cá, chúng ta sử dụng công thức sau:

Tăng trọng tương đối (%) = (W2 – W1)/W1 (3.5) Tăng trọng tuyệt đối (g/ngày) = (W2 – W1)/(t2 – t1) (3.5)

Trong đó:

W1: trọng lượng của cá tại thời điểm t1 (g) W2: trọng lượng của cá tại thời điểm t2 (g)

3.5.3.4. Tỉ lệ sống

Khi kết thúc mỗi đợt thí nghiệm, ta tiến hành kiểm tra số cá còn lại của từng lô và tính ra tỉ lệ sống theo công thức sau:

Tỉ lệ sống (%) = Số cá kết thúc thí nghiệm/Số cá ban đầu thí nghiệm*100 3.5.4 Phương pháp xử lý số liệu

Các giá trị trung bình về chiều dài, trọng lượng, tỉ lệ sống của cá được xử lý bằng phần mềm Excel. Sự khác nhau về tăng trưởng, tăng trọng, tỉ lệ sống của cá thí nghiệm được phân tích bằng phương pháp phân tích biến. Sử dụng phần mềm Statgraphics 7.0 phân tích ANOVA để kiểm tra sự khác biệt có hay không có ý nghĩa về mặt thống kê giữa trung bình của các nghiệm thức. Sự khác biệt giữa các NT trong mỗi lần bố trí thí nghiệm và giữa các lần bố trí thí nghiệm được so sánh theo trắc nghiệm LSD (P<0,05).

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU KHẢ NĂNG THAY THẾ TRÙN CHỈ BẰNG THỊT CÁ TRONG ƯƠNG NUÔI CÁ LĂNG NHA (Mystus wyckioides, Chaux và Fang, 1949) GIAI ĐOẠN TỪ 3 ĐẾN 15 NGÀY TUỔI (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)