CÔNG NGHỆ XỬ LÝ HIỆN TẠI

Một phần của tài liệu NÂNG CẤP CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC TP.BIÊN HÒA CÔNG SUẤT 80M3NG (Trang 35 - 38)

Hình 3.1 Qui trình công nghệ xử lý nước rỉ rác tại P.Trảng Dài TP. Biên Hòa Quay về các hố chôn lấp

rác

Bùn sinh ra Bùn sinh ra NƯỚC RỈ RÁC

Không khí

BỂ GOM

BỂ UASB

BỂ TRUNG GIAN

BỂ SBR

BỂ TRỘN

BỂ LẮNG

HỆ THỐNG LỌC MÀNG

HỒ SINH HỌC

ĐƯỜNG THOÁT NƯỚC

THẢI RA MÔI TRƯỜNG

3.4.2 Thuyết minh quy trình xử lý nước thải

Nước thải từ các hố chứa nước rỉ rác sinh hoạt được bơm về bể gom. Bể gom có tác dụng điều hòa lưu lượng. Nước thải được bơm lên bể UASB, nước thải bơm vào được phân phối đều ở phần đáy bể, sau đó chảy ngược lên xuyên qua lớp bùn, lớp bùn tính năng là hấp phụ các chất ô nhiễm đặc trưng rồi từ từ giải phóng ra cho vi sinh vật bám dính bên trong phân hủy tiếp. Tại đây, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ phức tạp có trong nước thải thành các chất hữu cơ dạng đơn giản và khí biogas (CO2, CH4, H2S, NH3,…),theo phản ứng sau :

Chất hữu cơ + Vi sinh vật kị khớ ặ CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + …..

Các bọt khí metan và cacbonic nổi lên trên được thu bằng các chụp khí để dẫn ra khỏi bể.

Nước thải được chảy vào bể trung gian trước khi vào bể SBR. Bể SBR loại bỏ lượng cặn lơ lửng, BOD, chất bẩn hữu cơ, vô cơ ở trong nước thải.

Hệ thống SBR có thể khử được nitơ, phốtpho sinh hoá do có thể điều chỉnh được các quá trình hiếu khí, thiếu khí và kị khí trong bể bằng việc thay đổi chế độ cung cấp khí Oxy được cung cấp bởi máy thổi khí không qua hệ thống phân phối khí dạng đĩa.

Nước sau khi bể phân hủy sinh học hiếu khí sẽ chảy qua bể trộn. Tại đây, người ta châm hóa chất PAC (poly aluminium chloride) sau đó được khuấy trộn đều bằng cánh khuấy. Mục đích làm tăng kích thước các bông cặn đã hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng bông cặn tại bể lắng.

Nước thải sau bể lắng sẽ được đưa ra hệ thống lọc màng để loại bỏ các chất cặn bẩn lơ lửng.

Hệ thống lọc màng hoạt động trên nguyên tắc: nước thải đầu vào loại bỏ thành phần cặn rắn, một phần hòa tan và các ion trong nước thải khi di chuyển qua màng lọc có lỗ rỗng ở kích thước nano mét. Đầu tiên, nước thải sau khi qua các khâu xử lý phía trước được chảy về bồn chứa, từ đây bơm cấp lọc sẽ bơm nước thải vào hệ thống lọc nano. Sau khi qua hệ thống này, nước thải có hai dòng ra: dòng nước sạch (Permeata flow) được dẫn qua công trình xử lý tiếp theo ( hồ sinh học) và dòng nước bẩn (concentrate flow), chứa

các thành phần bị giữ lại khi nước thải đi qua hệ thống lõi lọc, được dẫn về bể gom để xử lý.

Cùng với nước thải, một lượng chất chống đóng cặn được bơm định lượng cấp vào hệ thống (40m3/ngđ) nhằm giảm khả năng đóng cặn (thường dùng Flocon 260) trên bề mặt màng nano.

Lưu lượng kế và áp suất kế thể hiện lưu lượng và áp suất của mỗi dòng: vào, sạch và bẩn. Đó là thời điểm vệ sinh màng lọc.

Hệ thống được bổ sung 1 bồn pha hóa chất tẩy rửa. Một số dung dịch tẩy rửa ví dụ như Flocclean MC11, ENRO#1 ( tẩy các cáu cặn vô cơ) và ENRO#2 (tẩy các cáu cặn hữu cơ và vi khuẩn)… Khi có hiện tượng tắc nghẽn, hệ thống sẽ vận hành bằng các dung dịch thay cho nước thải. Hóa chất sẽ lôi kéo các chất bẩn khỏi màng lọc. Dòng hóa chất được tuần hoàn nhiều lần cho đến khi sạch màng lọc.

Khi đã rửa xong, các van nối hệ thống với bồn chứa chất tẩy rửa được khóa lại.

Các van nước thải được mở ra, hệ thống tiếp tục vận hành với nước thải.

Nước thải sau khi ra khỏi hệ thống lọc màng sẽ theo đường ống ra hồ tùy nghi ( hồ sinh học).

Một phần của tài liệu NÂNG CẤP CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC TP.BIÊN HÒA CÔNG SUẤT 80M3NG (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)