2.2. Tổng quan về mức tiêu dùng
2.2.2. Mức tiêu dùng của người dân tp Hồ Chí Minh
Trong năm nền kinh tế thành phố chịu ảnh hưởng của biến động giá nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu; thị trường tài chính tiền tệ biến động phức tạp, khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế.
Vào dịp cuối năm nhưng thị trường mua sắm hàng hoá không sôi động như những năm trước. Sự biến động giá trong và khó khăn trong sản xuất kinh doanh đã tạo nên sự tính toán kỹ lưỡng hơn trong tiêu dùng, người dân chủ yếu tập trung cho những hàng như yếu phẩm hàng ngày. Các đơn vị bán lẻ hàng hoá đang tích cực giảm giá hàng bán hoặc tăng cường khuyến mãi cho hàng hóa bán ra từ những ngày cuối tháng 11 và sẽ kéo dài đến Tết cổ truyền.
11
Bảng 2.3. Tổng Mức Bán Lẻ và Doanh Thu Dịch Vụ phân theo Ngành hàng Ước cả năm 2008 (tỷ đồng) Năm 2008 so với 2007 (%) Trên địa
bàn
K.tế trong nước
K.tế có vốn nước ngoài
Trên địa bàn
K.tế trong nước
K.tế có vốn nước ngoài
Tổng mức 232,547 225,670 6,877 138,5 138,9 125,6
Trong đó:
Thương nghiệp 193.434 192.400 1.033 139,9 139,6 222,0
Khách sạn 6.634 1,678 4.956 135,2 149,4 130,9
Nhà hàng 16.054 16.013 41 119,6 120,1 43,7
D.vụ du lịch lữ hành 9.331 8.563 768 156,1 172,5 75,8 Nguồn tin:Tổng cục thống kê TpHCM
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2008 tăng 13.8%, thấp hơn mức tăng 16.4% của năm 2007. (Chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm 2008 tăng 22.24%). Cho thấy tổng mức tiêu dùng của người dân trong năm 2008 giảm so với năm 2007.
Riêng tình hình du lịch: cũng như các ngành khác, trong năm qua ngành du lịch thành phố đã bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Đặc biệt là trong 6 tháng cuối năm nhiều trường hợp khách huỷ tour đã đăng ký trước và lượng khách đến ước tính giảm 15% đến 20% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu khách sạn ước tính đạt 6.634 tỷ đồng, tăng 35.2% so với năm trước (năm trước tăng 41.6%).
Trong đó doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 9.331 tỷ đồng, tăng 56.1% so với năm trước. Trong năm giá tour được điều chỉnh tăng liên tục do đó lượng khách giảm; mặc dù các đơn vị du lịch tăng cường quảng bá và khuyến mãi. Tổng doanh thu về du lịch (bao gồm khách sạn và du lịch lữ hành) đạt 15.965 tỷ đồng, tăng 46.7% so với năm trước (năm 2007 tăng 23.5%).
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 tiếp tục giảm 0.42% so với tháng 11, khu vực thành thị giảm 0.34% và khu vực nông thôn giảm 9.6%. Mức giảm tập trung vào 2 nhóm: nhà ở và vật liệu xây dựng, giảm 0.94%; giao thông, bưu chính viễn thông, giảm 6.96%; nhóm hàng thuốc, dịch vụ y tế và nhóm giáo dục không biến động và 6 nhóm hàng còn lại đều tăng giá: nhóm “văn hóa, giải trí, du lịch” tăng 2.79%; hàng “may mặc, mũ nón” tăng
12
1.1% ; hàng “ăn và dịch vụ ăn uống” tăng 0,35% (lương thực tăng 0.13%, thực phẩm tăng 0.73%); 3 nhóm hàng còn lại có mức tăng không đáng kể.
Sự biến động giá trong năm 2008 khác với qui luật hàng năm, giá liên tục tăng cho đến hết tháng 9 do tác động tăng của giá cả thế giới (đặc biệt là các mặt hàng nhập khẩu như xăng dầu và các sản phẩm liên quan đến hóa dầu, sắt thép…), dịch bệnh đối với đàn gia súc, gia cầm trong nước cùng với thời tiết không thuận lợi cho gieo trồng và nguồn hàng cung cấp khan hiếm.
Hình 2.3. Tốc Độ Tăng Giá so với Tháng Trước của Các Tháng trong năm 2008 (%)
Nguồn tin:Tổng cục thống kê Tp HCM
Qua biểu đồ ta thấy chỉ số giá tiêu dùng từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2008 luôn tăng cao hơn so với năm 2007 và chỉ số giá tiêu dùng của năm 2008 chỉ giảm trong 3 tháng cuối năm. Như vậy so với tháng 12/2007, chỉ số giá tiêu dùng tăng 18.08% và là mức tăng cao nhất từ năm 1996 đến nay, tiếp theo là năm 2007 với mức tăng là 14.72%;
các năm còn lại đều có mức tăng dưới 10%.
-2 -1 0 1 2 3 4 5
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
13
Bảng 2.4. Chỉ số Giá Tiêu Dùng, Chỉ số Giá Vàng và Tỷ Giá USD trong 3 năm Đơn vị tính: %
2006 2007 2008
1. Chỉ số giá tiêu dùng 106,45 114,72 118,08
Ăn và dịch vụ ăn uống 107,81 122,34 130,06
Trong đó: Lương thực 115,78 114,23 150,62
Thực phẩm 108,59 123,82 122,98
Uống và thuốc lá 107,29 111,59 113,83
May mặc, mũ nón giày dép 105,62 113,57 116,85
Nhà ở , điện, nước,
chất đốt và VLXD 105,11 116,62 105,00
Thiết bị và đồ dùng gia đình 115,09 107,85 115,08 Dược phẩm và dịch vụ y tế 101,99 110,37 107,86
Đi lại và bưu điện 101,01 104,80 103,40
Trong đó: Bưu chính, viễn thông 92,36 95,84 84,44
Giáo dục 101,99 100,84 102,16
Văn hoá và giải trí 105,75 105,88 116,40
Hàng hóa và dịch vụ khác 104,63 116,95 107,13
2. Chỉ số giá vàng 130,06 112,85 107,44
3. Chỉ số giá USD 101,17 99,89 107,65
Nguồn tin:tổng cục thống kê Tp HCM Giá vàng tăng 7,44% so với tháng 12 năm trước và tăng 97,81% so với mức giá bình quân năm 2005. Chỉ số tỷ giá USD tăng 7,65% so với tháng 12 năm trước và cũng là năm có mức tăng cao nhất tính từ năm 1999 đến nay.
Về chỉ số giá bình quân cả năm 2008 so với năm 2007: Chỉ số giá tiêu dùng tăng đến 22,24% (cả năm 2007 chỉ số này là 8,82%); trong đó nhóm hàng “ăn và dịch vụ ăn uống” tăng cao nhất 36,1% (năm 2007: +11,4%), kế đến là nhóm hàng “nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD” tăng 18,9% (năm 2007: +8,5%), xếp thứ ba là nhóm hàng “may mặc, mũ nón và giày dép” tăng 16,3% (năm 2007:+9,6%). Tăng thấp nhất là nhóm dịch vụ giáo dục +1,2% (năm 2007: +1,9%). Chỉ có nhóm dịch vụ bưu chính viễn thông là giá bình quân giảm đến 12,6% (năm 2007 cũng giảm là 5,6%).
Chỉ số giá vàng và USD: Chỉ số giá bình quân của mặt hàng vàng tăng 32,4%
(năm 2007 tăng 14,0%); trong khi giá USD tăng thấp hơn với mức 3,09% (năm 2007 chỉ tăng 0,55%).