Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng và Nhà nước ta đã có những định hướng và những bước đi cụ thể thực hiện mục tiêu phát triển đất nước, trong đó, nông nghiệp, nông thôn là bước đi cơ bản với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghệp, nông thôn.
Từ chỉ thị 100, nghị quyết 10 hàng loạt các văn bản chính sách ra đời không ngoài mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nền sản xuất hang hóa, xây dựng nông thôn mới.
Song song với những ban ngành khác, ngành Ngân hàng cũng là một thành phần chiếm chỗ đứng quan trọng góp phần thực hiện qua các mục tiêu kinh tế - xã hội đã được đề ra trong khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Ta có thể kể đến một số những văn bản chính sách tiêu biểu hỗ trợ và thực hiện hoạt động TDNH đối với khách hàng nông nghiệp, nông thôn: Ngày 12/4/2010, Thủ tướng Nguyến Tấn Dũng đã ký Nghị định số 41/2010/NĐ-CP thay cho Quyết định số 67/1999/QĐ- TTg ngày 30/03/1999, về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Nghị định này quy định chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống của nông dân và cư dân sống ở nông thôn; Văn bản số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng; Văn bản 14/2010/TT-NHNN hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Thông tư số 20/2010/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn…
Các văn bản chính sách trên cơ bản quy định với những nội dung chủ yếu sau trong hoạt động TDNH cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng:
1. Về nguồn vốn cho vay
Phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nguồn vốn cho vay là nguồn vốn huy động, vốn ngân sách Nhà nước và vốn các tổ chức tài chính quốc tế và nước ngoài.
Nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bao gồm: Nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng và các tổ chức cho vay khác; Vốn vay, vốn nhận tài trợ, ủy thác của các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; Nguồn vốn ủy thác của Chính phủ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Vốn vay Ngân hàng Nhà nước: căn cứ mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và yêu cầu phát triển kinh tế trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước có chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng thông qua việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ.
Các ngân hàng, tổ chức tài chính thực hiện cho vay các đối tượng chính sách, các chương trình kinh tế của Chính phủ ở nông thôn, được Chính phủ bảo đảm nguồn vốn cho vay từ ngân sách chuyển sang hoặc cấp bù chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng.
2. Về đối tượng cho vay
Là mọi đối tượng với mọi yêu cầu vốn tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn theo những quy định hợp pháp của pháp luật.
3. Về điều kiện vay vốn
Không giới hạn trong hệ thống liên đới của các Ngân hàng phân bổ theo từng địa phương, khu vực khác nhau.
4. Về thời hạn cho vay.
Ngân hàng luôn chú ý căn cứ vào chu kỳ sinh trưởng của các đối tượng sản xuất như cây, con hay chu kỳ kinh doanh cho những hộ phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp nông thôn với tính mùa vụ khắt khe. Căn cứ vào thời gian luân chuyển vốn, khả năng hoàn vốn của dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn vay vốn phù hợp.
5. Về thể loại cho vay
Cũng được xem xét phù hợp với nhu cầu vốn của họ để có vốn tín dụng ngắn hạn, hay dài hạn.
6. Về mức cho vay
Tổ chức tín dụng được xem xét cho khách hàng vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định hiện hành.
Tổ chức tín dụng quy định rõ mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, điều kiện và thủ tục cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với từng đối tượng khách hàng, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
Riêng đối với các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn, các hợp tác xã, chủ trang trại, tổ chức tín dụng được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo các mức như sau:
+ Tối đa đến 50 triệu đồng đối với đối tượng là các cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp;
+ Tối đa đến 200 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn;
+ Tối đa đến 500 triệu đồng đối với đối tượng là các hợp tác xã, chủ trang trại.
Tổ chức tín dụng xem xét cho vay tín chấp đối với các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình trên cơ sở có bảo đảm của các tổ chức chính trị - xã hội ở nông thôn theo quy định hiện hành. Tổ chức chính trị - xã hội phối hợp và được thực hiện toàn bộ hoặc một số khâu của nghiệp vụ tín dụng sau khi đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng cho vay.
Căn cứ vào đặc thù cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các tổ chức tín dụng hướng dẫn cụ thể quy trình thực hiện bảo đảm tiền vay đối với khách hàng vay vốn theo hướng đơn giản và thuận tiện.
Các đối tượng khách hàng được vay không có tài sản bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều này phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với các đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp. Khách hàng chỉ được sử dụng giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp để vay tại một tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng giấy xác nhận trên để vay không có tài sản bảo đảm theo quy định tại Nghị định này.
Các cá nhân, hộ gia đình khi đăng ký giao dịch bảo đảm để vay vốn tại tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh thì không phải nộp lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm cho cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm theo thẩm quyền.
7. Về bộ hồ sơ cho vay
Được thực hiện với mục tiêu đơn giản hóa thủ tục, thuận lợi và đảm bảo an toàn cho ngân hang.
Đối với hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vay vốn không phải thực hiện bảo đảm bằng tài sản mà chỉ cần : Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất kinh doanh, hồ sơ bảo đảm tư cách vay,… điều này cũng đòi hỏi khả năng quản lý cao vốn vay của Ngân hàng.
8. Về bảo đảm tiền vay
Để khuyến khích hộ nông nghiệp tham gia TDNH phục vụ trực tiếp cho đời sống hộ, một số quy định thông thoáng đã được ban hành;
+ Hộ gia đình sản xuất nông, lâm ngư nghiệp được vay vốn đến 10 triệu đồng + Hộ làm kinh tế trang trại, sản xuất hàng hóa được vay đến 30 triệu đồng
+ Hộ sản xuất giống thủy sản được vay vốn đến 50 triệu đồng mà không cần thế chấp. Nếu hộ yêu cầu vay lớn hơn những mức cho vay trên thì sẽ thế chấp tài sản theo quy định của Nhà nước.
9. Về phương thức cho vay hộ SXKD
Quan hệ tín dụng giữa NH và hộ sản xuất có thể được mở theo nhiều phương thức, về cơ bản:
9.1.Cho vay trực tiếp đối với hộ sản xuất
Trong quan hệ tín dụng này, hộ có nhu cầu vay vốn sẽ giao dịch trực tiếp với NH để vay vốn và trả nợ tại trụ sở của NH hoặc thực hiện vay vốn thông qua tổ chức vay vốn (hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh,…)
9.2.Cho vay hộ sản xuất thông qua khâu trung gian
Phương thức được áp dụng, thực hiện trong trường hợp hộ nhận khoán của các doanh nghiệp đã thực hiện giao khoán.
Bằng phương thức này, hộ có thể vay trực tiếp thông qua doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp nhận giấy tờ đề nghị vay vốn của hộ,
+ Lập danh sách hộ cần vay vốn Ngân hàng,
+ Kiểm tra đôn đốc hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích,
+ Doanh nghiệp nhận hoa hồng do ngân hang trả căn cứ vào kết quả công việc, hoặc doanh nghiệp vay vốn trực tiếp từ ngân hang, sau đó chuyển tải vốn cho hộ sản xuất, trong trường hợp này doanh nghiệp có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng,
10. Về lãi suất cho vay
Áp dụng hình thức lãi xuất thỏa thuận với nhiều ưu đãi cho hộ sản xuất nông nghiệp.
11. Về xử lý rủi ro
Quy định cụ thể cho từng nguyên nhân gây rủi ro để có hướng sử lý hợp tình, hợp lý.
Tất cả các nội dung đều được quy định một cách chặt chẽ, thống nhất, đảm bảo cho các quan hệ tín dụng được thực hiện một cách nhanh gọn nhất, bớt rườm già, phù hợp với hoàn cảnh cũng như nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất kinh doanh đồng thời vẫn đảm bảo độ an toàn cao cho ngân hàng trong việc cho vay vốn.
Tóm lại: Tín dụng là hình thức thức đầu tư vốn quan trọng trong các hình thức đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn, do vậy, chính sách đầu tư vốn tín dụng cũng đóng vai trò quan trọng trong các chính sách vốn và đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn TDNH đã góp phần đáng kể trong công việc đáp ứng nhu cầu vốn của hộ sản xuất kinh doanh, đảm bảo hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh tế, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.