3.1.1. Cấu trúc miền lưới.
Thông qua việc phân tích hoàn lưu khí quyển trong trong giai đoạn bùng nổ gió mùa và căn cứ mục đích thử nghiệm để chọn ra sơ đồ vi vật lý tối ưu để dự báo trường nhiệt độ, nên em xác định miền tính nhƣ sau: tâm miền tính đặt tại 120N-106.50E, sử dụng phép chiếu Mercator với miền tính toán bao phủ là 130S-370N và 81.50E-131.50E đối với miền lưới 1, miền lưới 2 từ 4.10N-18.70N và 98.50E-113.50E. Cấu hình miền tính bao gồm 103 điểm lưới theo phương vĩ tuyến, 103 bước lưới theo phương kinh tuyến đối với miền lưới 1, miền lưới 2 là 91x91 điểm lưới theo phương kinh tuyến và phương vĩ tuyến. Mực áp suất cao nhất (biên trên của mô hình) có giá trị là 10hPa. Độ phân giải ngang là 54/18km cho miền lưới 1 và lưới 2 (hình 3.1), hạn dự báo là 72h. Điều kiện biên được cập nhật 6 giờ một lần từ mô hình dự báo toàn cầu GFS.
31
Hình 3.1. Cấu trúc miền tính.
Nghiên cứu chọn giai đoạn là giai đoạn bùng nổ gió mùa trên khu vực Nam cuối tháng 04 năm 2009.
3.1.2. Giai đoạn thử nghiệm.
Tình hình thời tiết đƣợc Giám đốc TTKTTV Bùi Minh Tăng đã nêu rằng: “Trong năm 2009 này, Việt Nam sẽ còn phải đối mặt với tình hình thiên tai, lụt bão dữ dội hơn 2008”. Do tác động của hiện tượng La Nina 2007-2008, ở miền Bắc nước ta xuất hiện thời tiết rét đậm kéo dài liên tục từ 14-1 đến 18-2-2008. Một trong những năm có rét đậm, rét hại kỷ lục trong lịch sử. Tuy nhiên, nhiệt độ trong cả mùa hè năm 2008 ở mức gần và thấp hơn so với trung bình nhiều năm, nhất là ở phía bắc, nên mùa hè năm 2008 đƣợc coi là một năm có mùa hè mát mẻ hơn mọi năm. Về lƣợng mƣa có thể nói năm 2008 là một trong những năm có lƣợng mƣa không bị thiếu hụt nhƣ những năm gần đây (2003, 2004 và 2006). Nhƣng từ 30-10 đến 2-11-2008, mƣa lớn xảy ra ở đồng bằng và trung du Bắc bộ lƣợng mƣa phổ biến từ 100 - 300mm, một số nơi lƣợng mƣa lớn hơn 350mm. Một số nơi đã lập kỷ lục về lƣợng mƣa nhƣ Hà Đông (hơn 550mm), Láng - Hà Nội (xấp xỉ 400mm).
32
Với xu hướng năm 2008 đó, tình hình thời tiết năm 2009 chính là mưa, bão gia tăng; hiện tượng nóng, rét bất thường. Hiện tượng bất thường đó cũng đã được Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, Phó Phòng Dự báo Đài Khí tƣợng Thủy văn Khu vực Nam Bộ cảnh báo:
TS Xuân Lan: “Cho đến thời điểm này những bất thường của thời tiết đã diễn ra – diễn ra gần như liên tục, kể cả Miền Bắc, Miền Trung lẫn Miền Nam. Năm nay, một số bất thường có thể kể như thế này: Mùa Đông vừa qua, ở Miền Bắc xảy ra đợt rét, rồi sau đợt rét liên tục lại đột ngột chuyển sang thời tiết nóng và nồm. Riêng về hình thái thời tiết thì năm nay chúng tôi nhận xét nó diễn ra không bình thường. Thí dụ như áp thấp nóng Ấn Miến thông thường thì phải đến cuối tháng 3 này, sớm nhất cũng phải giữa tháng 3 thì mới phát triển trên khu vực phía Bắc Lào, Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Nhưng năm nay, ngay sau đợt lạnh sau Tết thì lại xuất hiện áp thấp này và kéo dài liên tục trong nửa tháng, làm cho Miền Bắc rất oi bức.”[11]
Vì vậy với tình hình thời tiết bất thường của năm 2009, trong đồ án này tôi sẽ chọn giai đoạn thử nghiệm nhƣ sau
Bảng 3.1. Giai đoạn thử nghiệm.
Năm Ngày tháng bắt đầu Ngày tháng kết thúc
Số trường hợp thử nghiệm
2009 29 - 04 02 - 05 1
3.1.3. Các trường hợp thử nghiệm.
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu và bám sát nội dung nghiên cứu, chúng tôi đƣa ra các thí nghiệm nhƣ sau:
Bảng 3.2. Danh sách các trường hợp thử nghiệm.
Ký hiệu Mô tả
TN1 Dự báo trường nhiệt độ với sơ đồ vi vật lý Kessler
33
TN2 Dự báo trường nhiệt độ với sơ đồ vi vật lý Lin TN3 Dự báo trường nhiệt độ với sơ đồ vi vật lý WSM 3 TN4 Dự báo trường nhiệt độ với sơ đồ vi vật lý WSM 5 TN5 Dự báo trường nhiệt độ với sơ đồ vi vật lý Eta TN6 Dự báo trường nhiệt độ với sơ đồ vi vậtl ý WSM 6