Lắp đặt thiết bị đóng mở dòng nơtron

Một phần của tài liệu tính toán thiết kế cấu hình che chắn phóng xạ cho kênh nơtron phục vụ nghiên cứu cơ bản và ứng dụng tại lò phản ứng hạt nhân đà lạt (Trang 27 - 28)

Hệ che chắn phóng xạ bổ sung theo thiết kếở Hình 3.6 được thay bằng thiết bị đóng mở dòng nơtron (xem Hình 3.14). Thiết kế của thiết bị đóng-mở dòng nơtron mới gồm hai ống hình trụ lồng vào nhau, ống lớn có đường kính ngoài φ = 20 cm, dài 30 cm làm bằng thép không rỉ; ống nhỏ có đường kính ngoài φ = 14 cm, dài 30 cm được làm từ nhôm có độ giàu 99,99%. Ống nhỏ có thể chuyển động quay bên trong ống lớn, trên trục của mình với góc dịch chuyển 1200. Trục quay của ống nhỏđược cố định trên hai đầu của ống lớn, một đầu của trục quay có gắn bánh răng và ghép nối với thanh trượt của khối cản xạ. Để giảm phông nơtron, phần không gian rỗng giữa hai ống được đúc parafin và B4C theo tỉ lệ 1:1. Để giảm phông gamma, một chuẩn trực chì dày 7 cm được lắp vào bên trong ống nhỏ. Dòng nơtron qua chuẩn trực có đường kính 1,5 cm.

Thiết bị đóng-mở dòng hoạt động theo nguyên tắc sau: bánh răng của trục quay được gắn với thanh trượt cốđịnh trên khối cản xạ, khi khối cản xạở sát vị trí bên phải, kênh ở trạng thái đóng dòng nơtron. Khi đó, lỗ chuẩn trực trên ống nhỏ

sẽ nằm lệch tâm với chùm một góc 1200 tính theo mặt phẳng nằm ngang, như vậy chùm nơtron bị các vật liệu che chắn trong ống nhỏ chặn lại-kênh đóng. Khi khối cản xạđược kéo hết về phía bên trái, thanh trượt sẽ làm ống nhỏ quay 1200, ở vị trí này tâm của lỗ chuẩn trực trên ống nhỏ trùng với tâm của dòng nơtron-kênh mở; dòng nơtron có thể đi đến vị trí chiếu mẫu ở bên ngoài và kết thúc ở khối chặn dòng.

Ven kiểm tra rò nước

Cửa sổ nhôm cho nơtron đi qua

Hình 3.14: Thiết bịđóng-mở dòng nơtron.

Một phần của tài liệu tính toán thiết kế cấu hình che chắn phóng xạ cho kênh nơtron phục vụ nghiên cứu cơ bản và ứng dụng tại lò phản ứng hạt nhân đà lạt (Trang 27 - 28)