III. 1 . Đánh giá tổng hợp về hiệu quả hoạt động kinh doanh của
III.2.1. Một số biện pháp nhằm Tăng doanh thu tiêu thụ
Trong thị trường cạnh tranh khốc kiệt như hiện nay thì mỗi doanh nghiệp đều có những chiến lược riêng để nhằm tăng doanh thu của doanh nghiệp mình. Sự gia tăng của doanh thu tất yếu sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được nâng cao. Mặt khác tại công ty cổ phần cao su Đà Nẵng thì sức tăng của tất cả các chỉ tiêu đều do nguyên nhân chủ yếu đó là sự tăng mạnh của doanh thu. Chính vì thế có thể xem đây là lợi thế lớn của công ty và công ty cần cố gắng phát huy. Một số biện pháp góp phần làm tăng doanh thu của công ty:
- Cung cấp thông tin cho khách hàng về sản phẩm: Công ty nên tổ chức các hội nghị khách hàng để giới thiệu sản phẩm mới một cách rộng rãi, tích cực tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, internet, tạp chí…. để quảng bá rộng rãi các sản phẩm của mình đến người tiêu dùng.
- Hoạt động tiếp thị, và lựu chọn nhà phân phối sản phẩm: Công ty nên chú ý sử dụng các đơn vị Marketing chuyên nghiệp để phục vụ cho việc quảng cáo thương hiệu DRC. Bên cạnh đó công ty nên lựa chọn những nhà phân phối tiềm năng, có kinh nghiệm , có uy tin,có kiến thức chuyên môn tôt, có thể thực hiện tốt những chương trình khuyến mãi, xúc tiến bán hàng do công ty đề ra nhằm tạo dựng lòng tin từ phía khách hàng. Công ty nên đào tạo đội ngũ lập trình viên giàu kinh nghiệm nhằm hỗ trợ cho các nhà phân phối trong chào hàng và nhận đơn đạt hàng của các sản phẩm.
- Chính sách sản phẩm : Đối với những sản phẩm đã có thương hiệu và được khách hàng tiêu thụ rộng rãi thì doanh nghiệp nên tìm cách giảm bớt chi phí sản xuất đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng của sản phẩm đó. Bên cạnh đó công ty cũng nên tập trung vào nghiên cứu các loại sản phẩm mới. Như thế sẽ đa dạng hoá được các mặt hàng của công ty. Ngoài ra công ty nên thực hiện xem xét thử mặt hàng nào không đem lại lợi nhuận để có kế hoạch ngừng sản xuất hoặc sản xuất ít lại và thay vào đó bằng một loại sản phẩm thu được lợi ích lớn hơn.
III.2.2. Một số biện pháp nhằm Tăng lợi nhuận
Đối với bất kỳ một đơn vị sản xuất kinh doanh nào, lợi nhuận chính là mục đích cuối cùng mà họ phải đạt được. Lợi nhuận của công ty qua 3 năm tăng giảm khác nhau. Sau khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận như: cơ cấu hàng hóa,
giá cả, chi phí, tỷ giá hối đoái, thuế,... Do đó, để tăng lợi nhuận ta phải xem xét những nguyên nhân tác động đến các nhân tố đó. Ta cần những giải pháp cụ thể sau:
Vấn đề đầu tiên không thể bỏ qua đó là tăng doanh số bán hàng.
Định giá bán hợp lý, vì giá bán ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận.
Để tạo nên sản phẩm cần rất nhiều khoản chi phí, trong đó chi phí giá vốn hàng bán ảnh hưởng nhiều nhất và sau đó là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.Trong trường hợp doanh thu không thay đổi thì doanh nghiệp có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây để tiết kiệm chi phí nhằm gia tăng Lợi nhuận:
Đối với chi phí giá vốn hàng bán
+ Nguyên vật liệu, chủ yếu là cao su, chiếm tỷ trọng trên 90% trong cơ cấu giá thành các loại sản phẩm của công ty, chính vì vậy sự thay đổi giá của nguyên vật liệu tất yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận do giá bán không thể điều chỉnh kịp thời trong ngắn hạn. Nhưng hiện nay giá cả nguyên vật liệu trên thị trường đang tăng rất nhanh. Trong trường hợp này, doanh nghiệp nên chủ động ký hợp đồng cung ứng dài hạn với đối tác để tránh tình trạng sự thay đổi đột ngột về giá cả sẽ ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm và điều đó có thể làm giảm lợi nhuận và sức cạnh tranh của công ty trước các đối thủ khác cùng ngành. Bên cạnh đó công ty cũng nên tìm kiếm những nhà cung cấp nguyên vật liệu có uy tính và có khả năng cung cấp với số lượng lớn để tránh tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu cho sản xuất.
+ Tổ chức bảo quản nguyên vật liệu chặt chẽ tránh tình trạng mất mát, hư hỏng: Thường xuyên kiểm tra nguyên vật liệu trong kho, trong quá trình sản xuất cần giám sát chặt chẽ tránh tình trạng sử dụng lãng phí nguyên vật liệu. Tốt nhất trong trường hợp này công ty nên xây dựng định mức nguyên vật liệu để có lượng dự trữ hợp lý, giúp cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn đồng thời nguyên vật liệu cũng đựoc quản lý chặt chẽ hơn.
+ Đối với chi phí nhiên liệu : Hiện nay giá xăng, dầu đang tăng vọt do đó việc vận chuyển nguyên vật liệu phải có kế hoạch cụ thể, sắp xếp hệ thống kho bãi hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển.
Đối với các chi phí khác liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh + Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Phân công đúng người
đúng việc, phân phối cơ cấu lao động hợp lý, tránh tình trạng công nhân dư thừa để giảm chi phí về tiền lương, nhưng cũng cần phải đảm bảo đủ số lượng nhân công để đạt công suất công việc cao nhất. Đồng thời, quản lý tốt việc bố trí nhân viên đi công tác, quản lý tiền điện thoại và chi phí tiếp khách... đúng mục đích và có hiệu quả.
+ Nắm vững được biến động của tỷ giá hối đoái. Nếu công ty không nắm vững được vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến việc định giá cho các mặt hàng xuất khẩu. Có thể dẫn đến công ty bị thua lỗ do định giá quá thấp hay công ty có thể bị giảm kim ngạch dẫn đến giảm lợi nhuận và mất dần khách hàng do định giá quá cao.
III.2.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty sẽ tiết kiệm được vốn nếu chú trọng việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Để làm giảm nhu cầu về vốn, tăng vòng quay vốn, công ty cần:
- Định kỳ phải kiểm kê đánh giá lại toàn bộ vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền, các khoản phải thu để xác định vốn lưu động hiện có. Trên cơ sở đó đối chiếu với sổ sách để có hướng điều chỉnh hợp lý.
+ Không nên dự trữ tiền mặt quá nhiều sẽ làm giảm khả năng sinh lợi, nhưng cũng không được quá ít vì sẽ không đảm bảo khả năng chi tiêu và giải quyết những nhu cầu cần thiết.
+ Hạn chế việc thanh toán bằng tiền mặt, tăng cường khả năng thanh toán bằng chuyển khoản để giảm bớt chi phí vận chuyển, bảo quản và thất thoát.
+ Có biện pháp thu hồi các khoản phải thu đúng thời gian qui định, tránh tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu nhưng phải đảm bảo mối quan hệ tốt với khách hàng và giữ chân khách hàng.
- Tính toán tương đối chính xác nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch cũng như có kế hoạch sử dụng số vốn đó.
- Xác định nhu cầu vốn lưu động để công ty chủ động tìm các nguồn tài trợ.
Muốn có nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh (vốn cố định cũng như vốn lưu động) công ty phải thường xuyên thiết lập các mối quan hệ với các đơn vị tài chính, ngân hàng, có chiến lược thu hút vốn từ ngân sách nhà nước cũng như từ nội bộ. Công ty cần có kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm để xin vay vốn ngắn hạn tạm trữ vật tư hàng hóa ... Công ty phải thiết lập và trình bày các dự án có tính khả thi cao nhằm tìm kiếm các nguồn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi phục vụ cho đầu tư chiều sâu và phát triển lâu dài.
Trong kế hoạch hàng năm, công ty cần chú ý tới việc xác định nhu cầu vốn lưu động để từ đó có kế hoạch huy động các nguồn vốn, đảm bảo quá trình kinh doanh của công ty được tiến hành thường xuyên liên tục, tránh được sự lãng phí giúp công ty chủ động trong việc huy động vốn lưu động nhằm tăng số lần luân chuyển vốn lưu động trong từng thời kỳ.Việc xác định đúng nhu cầu về vốn lưu động trên thực tế có thể gặp nhiều khó khăn do sự biến động của giá cả thị trường…Do vậy, công ty cần dựa vào những phân tích cụ thể của tình hình vốn lưu động trong năm trước, kết hợp với những dự đoán về tình hình của thị trường và kế hoạch kinh doanh hằng năm để thấy được nhu cầu cụ thể về vốn lưu động của công ty trong từng kỳ kinh doanh, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Thu hút vốn nhàn rỗi trong nội bộ bằng cách phát hành trái phiếu công ty cho công nhân viên.
III.2.4. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ
Công ty đang trong giai đoạn đầu tư máy móc thiết bị mới, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật. Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, công ty cần phát huy hết công suất hoạt động để giảm hao phí, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm nhân viên.
Công ty cần chú ý khi mua sắm máy móc thiết bị mới cần hiểu rõ công dụng, tránh sử dụng không đúng cách, lãng phí.
Quản lý tốt việc bố trí nhân viên ở từng từng khâu, từng giai đoạn, tránh tình trạng thiếu tinh thần trách nhiệm làm việc dẫn đến sản xuất bị đình trệ.
Kiểm kê, giám sát chặt chẽ việc trích lập khấu hao tài sản cố định ở các nhà máy, phòng ban.
Ngoài ra công ty cần phải đảm bảo cho TSCĐ luôn ở trong tình trạng hoạt động tốt. TSCĐ sử dụng tại các bộ phận cần phải được bảo vệ tốt. Quản đốc phân xưởng cần quy định trách nhiệm cụ thể cho công nhân vận hành TSCĐ và bảo vệ bộ phận. Mọi hư hỏng, mất mát phải có lý do giải trình và bồi thường theo mức độ hư hỏng thuộc phạm vi trách nhiệm của họ. Công ty cần xây dựng mức phụ cấp cho quản đốc trong việc bảo quản TSCĐ, quản lý công nhân vận hành TSCĐ, lập báo cáo tổng hợp tình hình hư hỏng của TSCĐ để có kế hoạch sữa chữa kịp thời, đảm bảo kế hoạch sản xuất và hạn chế tổn thất.
Để thực hiện tốt công việc này, các đơn vị sản xuất cần xây dựng lịch bảo trì TSCĐ
Công ty cổ phần cao su Đà NẵNG Bộ phận: Sản xuất săm lốp yếm ô tô
LỊCH BẢO TRÌ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Mã số Tên TSCĐ Hàng
ngày Hàng
tuần Hàng
tháng 3 tháng 6 tháng
Tổ trưởng tổ bảo trì Quản đốc phân xưởng Giám đốc
(Ký, Ghi rõ họ tên) (Ký, Ghi rõ họ tên) (Ký, Ghi rõ họ tên)
Bên cạnh việc xem xét bảo trì TSCĐ công ty cần đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu suất sử dụng TSCĐ.
Người ta thường đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ qua hiệu suất sử dụng. Hiệu suất sử dụng được tính như sau :
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Hiệu suất thời gian * Hiệu suất tốc độ Trong đó:
Hiệu suất thời gian = Thời gian sử dụng thực tế / Thời gian sử dụng tối đa Hiệu suất tốc độ = Tốc độ vận hành thực tế / Tốc độ thiết kế
Hiệu quả sử dụng TSCĐ chỉ đạt mức cao khi cả hai chỉ tiêu hiệu suất thời gian và hiệu suất tốc độ đều cao.
III.2.5 Biện pháp nhằm điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn của công ty
Qua phân tích cấu trúc nguồn vốn của công ty ta thấy nhờ sự điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn mà tỷ suất tài trợ của công ty hiện đang ở mức rất tốt.