2.2. Tổng quan về cỏ vetiver
2.2.3. Một số đặc tính của cỏ vetiver
Ở Việt Nam, vetiver được gọi là cỏ hương bài hoặc cỏ hương lau, có tên khoa học là Vetiveria zizanioides L (Phạm Hoàng Hộ, 2001). Dựa trên hình dạng cây, hoa và đặc biệt là mùi thơm đặc trưng của bộ rễ đặt tên theo địa phương gồm ba giống như sau:
Giống Đồng Nai có hoa tím, hạt lép không nảy mầm, rễ có mùi thơm đặc trưng của cỏ vetiver.
Giống Bình Phước có hoa tím, hạt lép không nảy mầm, hình dạng giống như giống Đồng Nai nhưng rễ không có mùi thơm.
Giống Daklak có hoa tím, hạt lép không nảy mầm và rễ có mùi thơm đặc trưng như giống Đồng Nai.
3.2.3.2. Đặc điểm hình thái
ắ Thõn
Dạng thân cọng, chắc, đặc, cứng và hoá gỗ.
Cỏ vetiver mọc thành bụi dày đặc, từ gốc rễ mọc ra rất nhiều chồi ở các hướng, thân cỏ mọc thẳng đứng, cao trung bình 1,5 - 2 m. Phần thân trên không phân nhánh phần dưới đẻ nhánh rất mạnh.
Dọc thân có lớp bọc như vỏ bao lá giúp cây tồn tại được trong điều kiện môi trường bất lợi như khô hạn, dịch bệnh, thuốc trừ sâu…
ắ Mắt
Nhẵn nhụi không lông nằm tiếp giáp giữa các thân cọng cỏ, lồi ra từ đó tạo ra rễ khi cỏ vetiver được chôn vùi vào đất.
ắ Lỏ
Phiến lá hẹp, dài khoảng 45 - 100 cm, rộng khoảng 6 - 12 mm, dọc theo rìa lá có răng cưa bén, lá có ít khí khổng.
ắ Rễ
Rễ chùm không mọc trải rộng mà lại cắm thẳng đứng trong điều kiện thuận lợi có thể phát triển sâu 3 - 4 m. Rễ của loài Vetiveria zizanioides có chứa tinh dầu, chất lượng tốt nhất 18 tháng sau khi trồng với lượng tinh dầu 2 - 2,5% trọng lượng khô (Mekonnen, 2000).
ắ Cơ quan sinh sản
Cỏ vetiver là cây lưỡng tính, các gié hoa có phân hoá giới tính như lưỡng tính, đực hoặc bất thụ có ở cùng trên một cây, đồng hình dạng, tất cả do từ tổ hợp có giao tử dị giao.
2.2.3.3. Đặc tính sinh thái
Cỏ vetiver có khả năng thích ứng rộng trong điều kiện khí hậu, đất đai địa hình khắc nghiệt, chịu đựng và thích nghi nhanh với sự thay đổi của môi trường. Nó có thể sống được trong khoảng dao động nhiệt độ rộng từ -22oC – 55oC (Paul và cs, 2008).
Nó phát triển tốt từ vùng đầm lầy ngang mực nước biển cho đến vùng núi cao 2600 m,
vùng có lượng mưa trung bình thấp 200 mm cho đến rất cao 3000 mm. Cỏ vetiver có thể phục hồi rất nhanh sau khi bị tác động bởi hạn hán, lũ lụt, sương muối, ngập mặn, hóa chất độc hại và các điều kiện bất thuận khác. Cỏ chịu được pH từ 3 – 12,5. Nó có khả năng hấp thụ rất cao các chất hòa tan trong nước như nitơ, phôtpho và các nguyên tố kim loại nặng đồng thời có khả năng chống chịu rất cao với các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Cỏ thích hợp sống trên đất cát sâu, nhưng có khả năng sống và phát triển tốt trong đất nghèo dinh dưỡng, đất nhiễm phèn, ngập mặn, đất bị nhiễm kim loại nặng như Al, As, Cd, Cr, Cu, Pb, Hg, Ni, Se, Zn….
Bảng 2.3: Giới hạn chịu đựng của cỏ vetiver theo các nghiên cứu ở Úc Điều kiện Giới hạn
Acid Kiềm Mn Mg
Kim loại nặng As
Cd Cu Ni Hg Pb Se Zn Khí hậu Lượng mưa Nhiệt độ Chịu hạn
pH = 3,0 pH = 9,5
>578 mgkg-1
>2.400 mgkg-1 100 – 250 mgkg-1 20 mgkg-1
35 – 50 mgkg-1 50 – 100 mgkg-1
>6 mgkg-1
>1.500 mgkg-1
>74 mgkg-1
>750 mgkg-1 450 – 4.000 mm -11 – 450C 15 tháng
(Nguồn: Trương và Backer, 2000) 2.2.3.4. Đặc tính sinh lý
Vetiver thuộc nhóm thực vật C4, sử dụng CO2 hiệu quả hơn theo con đường quang hợp bình thường. Điều lưu ý là hầu hết thực vật C4 chuyển hóa CO2 thành đường lại sử dụng rất ít nước, đây là một yếu tố giúp cây phát triển trong điều kiện khô hạn. Mặc dù có những khả năng độc đáo nêu trên nhưng vì là giống có điển hình của miền nhiệt đới nên cỏ vetiver không chịu được bóng râm. Bóng râm làm giảm khả năng sinh trưởng phát triển của cỏ, thậm chí làm cho nó lụi đi. Vì vậy tốt nhất nên
trồng cỏ ở nơi có nhiều ánh sáng. Loài Vetiveria zizanioides được dùng phổ biến vì có đặc điểm không tạo hạt, nhân giống chủ yếu bằng phương pháp vô tính nên không thể mọc tràn lan như một loại cỏ dại. Chính vì đặc điểm này mà chúng ta không cần lo ngại hạt cỏ sẽ phát tán tràn lan và trở thành cỏ dại.
2.2.3.5. Hệ sinh vật trên cỏ
Cỏ vetiver có thể tồn tại và phát triển trong những môi trường khắc nghiệt, đất nghèo chất dinh dưỡng, điều này do có khá nhiều hệ vi sinh vật phát triển xung quanh hệ rễ cỏ. Các VSV gồm vi khuẩn và nấm.
ắ Vi khuẩn
Vi khuẩn cố định đạm: Azospillum, Azotobacter Alicaligen, Bacillus, Enterobacter, Klebsiella, Pseudomonas… chúng sản xuất enzyme chuyển hóa nitơ tự do thành nitơ sinh học cho cây hấp thu.
Vi khuẩn điều hòa sự sinh trưởng của cây: Chất điều hòa sinh trưởng như:
auxins, gibberrellins, cytokinins, ethylene, acidadscisic… là những chất hữu cơ ảnh hưởng đến quá trình sinh lý cây dù ở nồng độ thấp.
Vi khuẩn hòa tan lân: gồm một số vi khuẩn đất đặc biệt là các vi khuẩn thuộc họ Bacillus và Pseudomonas. Chúng tiết ra các acid hữu cơ: humic, propionic, lactic, glycolic, fumaric... chuyển hóa lân không hòa tan thành dạng hòa tan.
ắ Nấm
Nấm phân giải phôtpho: thuộc họ Penicillium và Aspergillus, chuyển hóa phôtpho không tan thành dạng hòa tan hữu dụng.
Nấm rễ: gồm Flomus, Gigaspora, Acaulospora, Scheocytis… thúc đẩy quá trình hút dinh dưỡng đa vi lượng.
Nấm phân giải cellulose: Có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng hữu cơ trong đất.