Máy chà nhám băng dạng nằm

Một phần của tài liệu Báo cáo sử dụng máy chế biến khoa lâm nghiệp nông lâm hồ chí minh (Trang 28 - 39)

CHƯƠNG 2: CÁC THIẾT BỊ CÓ TRONG PHÂN XƯỞNG

4/ Máy chà nhám băng dạng nằm

a. Cấu tạo chung:

- Động cơ, bàn đỡ, giấy nhám được căn bởi hai bánh đà.

- Hai bánh đà được gắn trên trục có thể quay đều đặn với nhau, trong đó bánh đà chủ động được gắn với động cơ. Trục nhám được bọc cao su.

- Bộ phận tì để tì mặt giấy nhám vào mặt cần chà nhám. Bộ phận nâng hạ khoảng cách giữa bàn đỡ và băng nhám.

b. Phương pháp pha phôi:

Chà nhám bằng giấy nhám được trải theo băng. Dùng để chà nhám các loại mặt bẳng có tiết diện lớn như: mặt bàn, mặt tủ …

Kiểm tra, đánh giá giấy nhám sử dụng trong máy, nếu không đạt yêu cầu thì tiến hành thay mở. Lắp đặt giấy nhám đúng vị trí và đúng chiều. Nâng hạ mặt bàn phù hợp với quá trình chà, lượng dư gia công < 0,5 mm/lần chà.

Nạp phôi vào sản xuất thử. Dùng thước kẹp kiểm tra độ sai lệch trên 1 tấm gỗ ghép. Tấm gỗ ghép hay mặt bàn chà nhám verneer đo ở 2 đầu và ở giữa, độ lệch cho phép < 0,3 mm.

Kiểm tra độ gợn sóng, nếu không đạt thì phải kiểm tra giấy nhám, airpatt. Nạp phôi trải đều theo bề rộng băng truyền. Vừa bốc ván vừa kiểm tra bề mặt về độ gợn sóng, sản phẩm chưa đạt thì tắt máy, tiến hành kiểm tra giấy nhám, airpatt.

c. Nguyên lý hoạt động:

Giấy nhám được quấn thành băng quah trục nhám, dùng bàn cahf đè xuống để làm nhẵn bề mặt. Điều chỉnh động cơ quay, sử dụng lực ma sát trong quá trình đánh nhẵn.

d. Nguyên tắc thao tác:

- Phôi được đặt lên bàn sau đó điều chỉnh độ cao cảu mặt bàn cho phù hợp vơi yêu cầu. Người thao tác sử dụng bàn chà đè lên băng nhám để tiến hành chà nhám.

- Bàn chà có thể di chuyển dọc theo băng nhám.

- Lực đè phải tương đối đồng đều.

- Tiến hành chà theo hướng nhất định để tránh trường hợp bỏ sót.

e. Các dạng khuyết tật, nguyên nhân và biện pháp khắc phục:

Khuyết tật Nguyên nhân Khắc phục

Mặt phôi không trơn láng, gợn sóng

Lực tì đè không đều (do tay nghề của công nhân)

Đè đều tay

Không đạt yêu cầu quy

cách Khoảng cách từ mặt bàn

đến phôi không phù hợp Điều chỉnh lại khoảng cách

Bề mặt xơ xước Sử dụng giấy nhám

không phù hợp Lựa chọn giấy nhám thích hợp

5/ Máy chà nhám thùng

a)cấu tạo

 Trục trơn

 Trục nén băng nhám

 Băng nhám

 Trục căng băng nhám

 Bộ phận chỉnh độ nén

 Trục căng băng phía dưới và dẫn động băng

 Mỏ nén.

 Băng vận chuyển ( đẩy gỗ)

 Hệ thống nâng hạ băng vận chuyển

 Động cơ

 Trục lăn

 Trục chải mặt

 Xích

b/ Nguyên lý hoạt động:

 Băng nhám được căng trên 2 trục quay, trong đó một trục nén vào phôi thực hiện đánh nhẵn. Do mặt tiếp xúc tại vị trí trên trục nén nhỏ, áp lực đơn vị lớn nên sử dụng nhiều trong đánh nhẵn thô hoặc đánh nhẵn định chiều dày.

 Trục tiếp xúc được chế tạo từ thép, bề mặt thường có rãnh xoắn ốc hoặc rãnh hình chữ V để tản nhiệt và lưu thông bụi trong băng nhám, có loại trục tiếp xúc

được bao phủ 1 lớp cao su cứng trên bề mặt, khi đánh nhẵn thô chọn cao su có độ cứng khoảng 70-90, đánh nhẵn tinh chọn 30-50.

 Khung mài có vật nén: khi làm việc đệm nén chặt băng nhám lên bề mặt phôi tiến hành đánh nhẵn. Loại khung mài này có diện tích tiếp xúc lớn, áp lực đơn vị nhỏ nên được dùng nhiều trong đánh nhẵn tinh hoặc đánh nhẵn nửa tinh.

 Khung mài tổ hợp là tổ hợp của phương thức trục nén tiếp xúc và phương thức giá mài vật nén, đồng thời bao gồm chức năng của hai loại giá mài hoặc chức năng phối hợp sử dụng có thể thực hiện 3 trạng thái làm việc:

 Vật nén và trục dẫn hướng không tiếp xúc với phôi, chỉ dựa vào trục tiếp xúc nén vào phôi

 Trục nén và vật nén đồng thời nén vào phôi thực hiện đánh nhẵn, trục tiếp xúc có tác dụng đánh nhẵn thô, vật nén có tác dụng đánh nhẵn tinh.

 Chỉ vật nén được nén vào phôi thực hiện đánh nhẵn. Gia mài tổ hợp khá linh hoạt thích hợp với máy đánh nhẵn một giá mài cũng có thể kết hợp với các giá mài khác tạo thành máy đánh nhẵn nhiều giá mài.

 Giá mài băng nén: băng nhám được căng bởi 3 trục tạo thành hình tam giác, phía trong có băng dạ được căng trên 2 hoặc 3 trục, vật nén nằm trong băng dạ thông qua băng nén để nén băng nhám.

 Tốc độ của băng nhám và băng dạ như nhau, chuyển động cùng phương, băng nhám và băng dạ không xảy ra trượt tương đối nhau nên có thể áp dụng cho đánh nhẵn tốc độ cao, giảm nhiệt ma sát giữa băng nhám và băng nén. Ngoài ra diện tích tiếp xúc tại khi vực đánh nhẵn của giá mài loại này lớn hơn so với giá mài vật nén, nên nó thích hợp với gia công siêu tinh.

c/ Nguyên tắc thao tác:

 Kiểm tra đánh giá sử dụng của giấy nhám trong máy, nếu không đạt tiến hành thay mới.

 Lắp ráp giấy nhám theo đúng vị trí và đúng chiều.

 Nâng hạ mặt phù hợp với quy cách chà nhám, lương dư gia công chà không lớn hơn 0,5mm /lần chà.

 Dùng thước kẹp kiểm tra độ sai lệch trên tấm gỗ, kiểm tra độ gợn sóng.

 Nạp phôi theo chiều rộng băng truyền.Vừa bốc ván vừa kiểm tra bề mặt gia công nếu phát hiện có gợn sóng cho tắt máy kiểm tra thay giấy nhám.

 Không được chà thô (100, 150) lượng dư dày qua 0,6mm

 Không được chà tinh (220, 1400) lượng dư dày qua 0,5mm

 Phải chỉnh cỡ chặn phôi lớn hơn chiều dày trung bình của phôi dưới 1mm.

 Chi tiết được đưa vào băng tải có vận tốc 0,26m/s. Băng tải sẽ tải chi tiết lần lượt đến các con lăn và trục nhám. Nhiệm vụ của con lăn là giữa cho chi tiết

được thẳng để cho trục chà nhám đánh nhám. Trục này quay với vận tốc 2800 vòng/phút.

 Trong quá trình chà nhám , chi tiết luôn được giữa cố định bởi 2 con lăn liền kề. Cụ thể, sau khi rời khởi con lăn (1) chi tiết sẽ đến con lăn (3), sau khi rời khỏi con lăn (2) thì chi tiết sẽ đến con lăn (4). Cứ như vậy quá trình chà nhám sẽ được tiến hành thêm một lần nữa tại trục chà nhám (2), tuy nhiên lương dư gia công lần này sẽ nằm trong khoảng từ 0,05 -0,1mm. Cuối cùng, sau khi chi tiết ra khỏi con lăn (5) (6), thì quá trình chà nhám kết thúc.

d/ Chăm sóc bảo dưỡng máy:

 Trước mỗi ca làm việc nên tra dầu vào các chi tiết, bộ phận để nó hoạt động được tốt hơn.

 Sau mỗi ca làm việc phải vệ sinh máy như: lau chùi máy, kiểm tra giấy nhám để thay mới kịp thời

 Thường xuyên kiểm tra sự mài mòn. Dơ dão của các bộ phận như: dây đai, ốc hãm, trục quay,.. nếu không đảm bảo yêu cầu kĩ thuật thi phải có biện pháp thay thế hoặc sữa chữa.

e/Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm:

 Tốc độ đánh nhẵn: khi tốc độ đánh nhẵn tăng độ nhấp nhô bề mặt giảm xuống.

Đồng thời do số lương hạt tham gia trong quá trình gia công trong đơn vị thời gian càng nhiều, nên số lượng vết xước để lại trên bề mặt càng nhiều.

 Tốc độ đẩy : khi tốc độ đẩy tăng ,độ nhấp nhô bề mặt giảm xuống, số lượng xướt càng xuất hiện nhiều.

 Tính chất của phôi gia công: dưới điều kiện đánh nhẵn như nhau các loại gỗ khác nhau thì chất lượng đánh nhẵn sẽ rất khác nhau.

 Thời gian mài: thời gian đánh nhẵn càng lớn thì năng suất đánh nhẵn càng thấp, thời gian đánh nhẵn càng dài thì độ nhẵn gia công cùa chi tiết càng cao.

 Công cụ đánh nhẵn rung động theo phương ngang: làm tăng độ nhẵn bề mặt gia công.

f/ Các dạng khuyết tật, nguyên nhân và biện pháp khắc phục:

Khuyết tật Nguyên nhân Biện pháp khắc phục

Trên bề mặt đánh nhẵn có vết xước

Độ thô bề mặt lớn

Độ mấp mô bề mặt nhiều, phôi bị cháy.

Tốc độ đẩy , tốc độ đánh nhẵn tăng.

Khống chế tốc đổ đẩy, tốc độ đánh nhẵn của giấy nhám cho thích hợp.

Bề mặt gia công bị xù lông Độ ẩm của gỗ cao Kiểm tra xử lý độ ẩm gỗ trước khi chà nhám.

6/ Máy khoan đứng a/ Cấu tạo chung

 Mặt bàn, bộ phận nâng hạ mặt bàn, bộ phận cố định mặt bàn, bộ phận gá mũi khoan, tay cầm

 Cơ cấu đẩy: đẩy bằng tay, phôi gỗ đặt trên mặt bàn đã được nâng lên khoảng cách

 Động cơ truyền chuyển động cho mũi khoan b/ Phương pháp gia công

 Khoan là một trong những hình thức gia công lỗ

 Máy khoan chủ yếu để gia công lỗ mộng, ngoài ra còn dùng để khoét, cắt ren bằng raro hoặc gia công các bề mặt có tiết diện nhỏ, thẳng góc hoặc cùng chiều với trục của mũi khoan

c/ Nguyên lý hoạt động

Khi cuộn dây trên stator và rotor được nối với nguồn điện, xung quanh nó tồn tại

các từ trường, sự tương tác từ trường stator và rotor tạo ra chuyển động quay của rotor quanh 1 trục hoặc momen. Chuyển động quay của rotor được trục máy truyền ra ngoài và được sử dụng để vận hành các máy công cụ hoặc cơ cấu chuyển động khác ( mũi khoan), đầu của mũi khoan cắt sâu vào vật liệu tạo ra những lớp phoi mỏng( với vật liệu gỗ, kim loại), hay những lớp bụi ( với vật liệu bê tông). Điều khiển tốc độ bằng cách đổi kiểu đầu nối ( sao, tam giác). Một số có thể điều khiển bằng các biến tần hoặc làm việc nhờ bộ chuyển mạch điện tử đưa các tín hiệu điều khiển vào stator theo thứ tự tần số nhất định.

Thân máy là hình trụ thẳng đứng được cố định trên đế máy, chịu toàn bộ trọng lượng của máy. Hộp tốc độ được đặt cố định trên trục đứng, tạo tốc độ vòng cho trục chính máy.

Hộp chạy dao tạo các tốc độ chạy dao cho trục chính máy. Hộp được lắp trên song trượt đứng phía trước thân máy, có thể tịnh tiến trong khoảng giới hạn nhờ tay quay, bánh rang, thanh răng.

Bàn máy dùng để gá phôi, cùng lắp trên song tượt đứng của thân máy, có thể tịnh tiến lên xuống nhờ trục ren vít đai ốc. Bàn máy có thể quay tròn quanh tâm đứng.

d/ Năng suất thiết bị

Công suất động cơ 4HP, điện áp 380V, 3 pha được tích hợp các chức năng như khoan đường kính lớn nhất 50mm, khả năng ta rô 33mm, sử dụng côn trục chính MT4 theo chuẩn châu Âu với 6 cấp độ( 50Hz/ 50-1510 vòng/phút) truyền động lên trục chính nhờ tay quay bàn, ngoài ra Model: RF-500S còn hỗ trợ bơm làm mát 1/8HP giúp máy làm việc với năng suất và tuổi thọ cao nhất.

Máy khoan chủ yếu để gia công lỗ mộng, ngoài ra còn dùng để khoét, cắt ren bằng raro hoặc gia công các bề mặt có tiết diện nhỏ, thẳng góc hoặc cùng chiều với trục của mũi khoan.

e/ Nguyên tắc thao tác

 Phải có cữ chính xác

 Bộ phận kẹp chặt chi tiết, an toàn

 Khi khoan đảm bảo tốc độ giảm dần theo chiều sâu lỗ khoan

 Khoan lỗ dài phải khoan chặn hai đầu sau đó mới khoan ra giữa f/ Khuyết tật, nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Khuyết tật Nguyên nhân Biện pháp khắc phục

Lỗ khoan bị lệch

Do kẹp phôi không chặt hoặc xác định điểm khoan không chuẩn

Trước khi khoan phải kẹp chặt phôi vào giá kẹp, xác định chính xác lỗ cần khoan, kiểm tra lại lần nữa trước khi khoan

Lỗ có kích thước không chính xác

Do chọn sai mũi khoan, lỗ bị cùn, mòn.

Mũi khoan không còn đường kính như cũ

Thay các mũi khoan thích hợp

Chọn đúng mũi khoan, không chọn mũi khoan làm sai kỹ thuật hoặc bị mòn, cùn.

Lỗ khoan không nhẵn Do mũi khoan không tốt, không sắt

Không dùng mũi khoan cùn, chọn vật liệu làm khoan thích hợp với vật liệu phôi cần gia công

III/ Máy và thiết bị khu vực sơn và khu vực lắp ráp 1/ Máy phun sơn

a/ Cấu tạo:

Cấu tạo

cây súng phun được sản xuất bởi quy trình cơ khí có độ chính xác cao. Súng có cấu tạo bởi 35chi tiết ( tùy theo hãng sản xuất, số lượng chi tiết và hình dáng có thể hơi khác nhau) nhưng nguyên tắc hoạt động vẫn dựa trên 1 nguyên lý.

Gồm 2 bộ phận chính: súng phun sơn và bộ phân tạo khí nén.

Súng phun: nhằm tạo ra dạng sương mù bằng vernis có độ hạt bé, tốc độ và nồng độ không đổi bắn lên bề mặt phôi liệu. Nguyên lý của sung bắn sơn dựa vào sự chênh lệch áp suất làm cho vernis ở trạng thái lỏng bị bắn ra dạng sương. Đầu vòi phun được cáu tạo bởi hai ống rỗng lồng vào nhau. Ống trng là đường dẫn vernis lỏng, khoảng trống giữa hai ống là đường dẫn của khí nén. Dòng khí nén ở áp suất cao bị đẩy ra ngoài vòi phun với tốc độ lớn từ 5 – 30m/s. Với tác động của tốc độ, áp suất và đồng thời của bản thân dóng khí vernis đã được hút đầy ra và phân cia thành những hạt nhỏ có kích thước 5-10μm. Hình dạng của dòng hạt là hình phiễu, tại tiết diện ngang có mật độ và giá trị tốc độ như nhau.

Nguyên lý hoạt động

Súng được nối với nguồn cáp hơi bởi một ống dẫn loại mềm, dây có thể dài ngắn tùy theo yêu cầu làm việc (tối thiểu 3m). Áp lực dầu ra điều chỉnh vừa phải, đừng để mức lớn quá hơi ra mạnh màu vẽ sẽ bay ra xung quanh mà ít bám vào bề mặt vẽ (khi sờ tay xung quanh thấy có nhiều hạt bột bám vào).

Phương pháp phun bằng khí nén: dùng súng phun nhờ áp suất không khí để phun phân tán chất phủ, các hạt chất phủ trong dòng phun ra với chồng chất dính kết và chảy rỗng ra bề mặt được trang sức, hình thành lớp phủ liên tục. Đầu phun của súng phun chất phủ ứng dụng rộng rãi có hai loại miệng phun: miệng phun không khí dạng màng bao bọc, miện phun chất ở trung tâm. Không khí nén từ trong miệng phun dạng vòng phun với tốc độ âm thanh, trước miệng phun chất phủ hình thành khu vực chân không hình nón. Dưới tác dụng của áp suất khí quyển (hoặc đối với chất phủ nén) chất phủ dạng lỏng chảy đến miệng phun với tốc độ tương đối nhỏ, bị áp lực động và lực ma sát của không khí nén phân tán thành hạt rất nhỏ và phun ra ngoài.

Dòng khí phun ra từng sung phun dần dần mở rộng dòng hỗn loạn tự do, tốc độ chuyển động của các hạt rất nhỏ, chất phủ ở các điểm trong dòng phun đều không bằng nhau. Nếu áp suất nhỏ quá, màu không tống ra được hết sẽ đọng lại đầu kim phun, khi thành giọt sẽ văng lên bề mặt vẽ. Và trước tiên phải pha sơn ra bình chứa với dung môi đừng đặc quá mà cũng đừng loãng quá.

Các dạng khuyết tật, nguyên nhân, biện pháp khắc phục:

Khuyết tật Nguyên nhân Biện pháp khắc phục:

Bị nhăn

Áp suất không khí không đủ hoặc độ nhớt chất phủ quá cao dẫn đến

tính chảy phẳng không tốt.

Điểu chỉnh áp suất cần thiết cho dung môi để giảm độ nhớt của chất phủ.

Chiều dày lớp phủ không đồng đều.

Khoảng cách giữa sung phun và bề mặt trang sức quá gần

Tăng khoảng cách.

Lớp phủ thô, không bóng, trên toàn bề mặt xuất hiện bọt

khí

Khoảng cách giữa sung phun và bề mặt trang sức quá xa.

Rút ngắn khoảng cách.

Màng phủ mờ, nhạt

Nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm cao, độ ẩm khí nén từ bơn khí ra cao, độ ẩm của gỗ được trang sức cao, chất lót hoặc chất lấp lỗ mạch

và chất phủ mặt không hài hòa.

Nâng nhiệt độ không khí, giảm độ ẩm; giảm độ ẩm của gỗ thay bằng chất liệu

tương đối hài hòa.

2/ Thiết bị trong công đoạn lắp ráp Công đoạn lắp ráp sản phẩm là toàn bộ những công việc nằm liên kết các chi tiết tạo thành những bộ phận liên kết với nhau thành sản phẩm hoàn chỉnh. Các chi tiết sau khi gia công được kiểm tra trước khi đưa qua gia công lắp rắp. Việc lắp ráp được thực hiện theo các trình tự sau:

 Lắp ráp chi tiết thành các bộ phận

 Lắp ráp bộ phận thành các nhóm

 Ráp các nhóm thành 1 sản phẩm hoàn chỉnh

Thiết bị chuyên dụng cho công đoạn lắp ráp là súng bắn đinh vít, máy bắn ốc xoắn, bàn cào nhằm ổn định keo. Các chi tiết sau khi được lắp ráp xong được kiểm tra rồi mới liên kết, độ bóng, nhẵn, các khuyết tật tram trét có đạt yêu cầu hay không, màu sắc phải đồng đều, kích thước phù hợp, lắp đúng vị trí, không bị lệch. Sau khi kiểm tra sản phẩm phải đạt yêu cầu, sản phẩm tiếp tục đưa san bao bì, đóng gói. Mục đích của việc bao bì đóng gói nhằm bảo vệ sản phẩm không bị phá hoại bởi điều kiện bất lợi của môi trường trong quá trình vận chuyển. Công việc đóng gói sản phẩm thực hiện chủ yếu là thủ công, đóng gói bằng tay.

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN

 Phân xưởng có đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Có hệ thống bảo vệ môi trường công nghiệp, an toàn lao động.

 Sơ đồ máy móc thiết bị hợp lý, thuận lợi cho quá trình vận chuyển phôi, sản xuất an toàn, nâng cao được năng suất lao động. Trên mỗi máy đều có thông số hướng dẫn kỹ thuật

 Tay nghề công nhân cao và thường xuyên được rèn luyện nâng cao chuyên môn, tác phong tốt. Đội ngũ cán bọ có khả năng quản lý và làm việc tốt, luôn giúp đỡ sinh viên thực tập và giải đáp các câu hỏi mà sinh viên đặt ra.

 Thái độ công nhân rất cao, có trách nhiệm trong mỗi khâu, công đoạn mà người công nhân phụ trách, thường xuyên kiểm tra sản phẩm mà mình đảm nhiệm.

 Các thiết bị vận chuyển thuận tiện cho người công nhân trong quá trình làm việc và thao tác.

Một phần của tài liệu Báo cáo sử dụng máy chế biến khoa lâm nghiệp nông lâm hồ chí minh (Trang 28 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w