CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN Ý DỊCH

Một phần của tài liệu Quản lý dịch vụ bay du lịch bằng máy bay trực thăng ở việt nam (Trang 40 - 43)

Du lịch bằng MBTT là một sản phẩm của ngành du lịch, nórất nhạy cảm và chịu sự tác động, chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, từ điều kiện tự nhiên, khí hậu, môi trường cho đến KT-XH, an ninh - chính trị, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Để có thể đưa ra những định hướng, chiến lƣợc và giải pháp đúng đắn nhằm hoàn thiện công tác quản lý dịch vụ bay du lịch bằng MBTT, chúng ta cần tìm hiểu và đánh giá xác đáng vai trò của các nhân tố ảnh hưởng. Có thể nhìn nhận các nhóm nhân tố cơ bản dưới đây tác động đến việc quản lý dịch vụ bay du lịch bằng MBTT ở Việt Nam.

1.3.1. Đ ều ện tự n ên

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất khác nhau tới việc phân bố hoạt động của các loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch và quy định sự có mặt của các loại hình sản phẩm du lịch đặc trưng ở từng địa phương. Những địa danh có nguồn tài nguyên thiên nhiên ƣu đãi cho phát triển du lịch nhƣ rừng, núi, sông, biển hoặc các danh lam thắng cảnh phong phú sẽ hình thành nên các khu bảo tồn, khu du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng, du lịch biển đảo, .... đây là tiền đề để hình thành và phát triển loại hình sản phẩm du lịch ngắm cảnh từ trên cao trong đó có dịch vụ du lịch bằng MBTT.

1.3.2. Đ ều ện n tế

a. Tình hình tăng trưởng kinh tế

Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng nhƣ hoạt động của các loại hình sản phẩm dịch vụ.Sự phát triển của ngành này sẽ tạo điều kiện, tiền đề cho sự phát triển của các ngành nghề khác.

Đối với ngành du lịch và ngành hàng không: Du lịch là ngành kinh tế mang tính tổng hợp, để phát triển du lịch cần có sự liên kết giữa nhiều ngành,

nhiều lĩnh vực. Du lịch có thể phát triển nếu các điều kiện về giao thông, thương mại và các dịch vụ liên quan cùng phát triển. Hàng không chính là cầu nối để rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian, giúp các điểm đến trở nên gần hơn, thuận lợi hơn với khách du lịch, do đó làm gia tăng lƣợng khách du lịch đến các điểm. Đồng thời, sự phát triển của du lịch đã tác động ngƣợc trở lại để thúc đẩy ngành hàng không phát triển, sự phát triển của du lịch đã góp phần quan trọng vào sự tồn tại đa dạng của các chuyến bay, tần suất, quy mô hoạt động của các hãng Hàng không. Khi ngành này phát triển tốt, nhu cầu vận tải lớn thì ngành kia có nhiều thuận lợi để phát triển, và ngƣợc lại.

Tình hình phân bố các khu du lịch, trình độ phát triển kinh tế của các vùng, điều kiện về hệ thống giao thông công cộng, cơ sở hạ tầng các điểm, bãi đáp tiêu chuẩn sẽ quy định mật độ mạng lưới đường bay du lịch trực thăng, các sản phẩm dịch vụ bay và cường độ của dịch vụ.

b. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải có vai trò nền móng là tiền đề vật chất hết sức quan trọng cho mọi hoạt động vận chuyển hành khách, lưu thông hàng hoá. Nếu không có một hệ thống kết cấu hạ tầng đầy đủ, đảm bảo tiêu chuẩn thì các phương tiện vận tải như các loại xe ô tô, tàu hoả, máy bay... sẽ không thể hoạt động tốt đƣợc, không đảm bảo an toàn, nhanh chóng khi vận chuyển hành khách và hàng hoá. Vì vậy chất lƣợng của các công trình hạ tầng giao thông là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động vận tải kéo theo đó là ảnh hưởng đến sự phát triển của KT-XH và các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch... Một xã hội ngày càng phát triển nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng, xuất hiện nhiều các dịch vụ cao cấp đòi hỏi cơ sở hạ tầng giao thông phải đƣợc đầu tƣ thích đáng cả về lƣợng lẫn về chất.

Việc đầu tƣ xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật có vai trò hết sức quan trọng, tạo đà phát triển KT-XH nói chung cũng nhƣ phát triển ngành du lịch trực thăng nói riêng. Điều này có ý

nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sản phẩm du lịch chất lƣợng cao. Trên cả nước, hạ tầng các sân bay kết nối cùng nhà ga, bến bãi, công trình giao thông công cộng và các cơ sở vật chất, dịch vụ tại các địa điểm du lịch… có tác động mạnh mẽ đến việc thúc đẩy du lịch bằng MBTT phát triển, là yếu tố quan trọng quyết định đến việc làm thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của du khách khi sử dụng dịch vụ. Việc xây dựng mạng lưới giao thông vững mạnh là cơ sở nền tảng đảm bảo sự phát triển bền vững cho cả một hệ thống cơ sở hạ tầng KT-XH của một quốc gia. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách ƣu tiên, hỗ trợ cho đầu tƣ xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng sân bay, đồng thời xây dựng hệ thống điện, cung cấp nước sạch, mở đường giao thông tới các khu, điểm du lịch, phát triển hệ thống thông tin liên lạc, hỗ trợ trong việc tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử, các công trình kiến trúc, cảnh quan du lịch...

1.3.3. Đ ều ện văn ó xã ộ a. Truyền thống văn hóa

Truyền thống văn hóa của đất nước là nền tảng cho ngành du lịch phát triển. Mối quan hệ văn hóa - du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế có ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau. Truyền thống văn hóa của một đất nước tạo nên tính độc đáo, đặc sắc, hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm mới lạ, cao cấp nhƣ sản phẩm du lịch ngắm cảnh từ trên cao bằng MBTT; từ đó góp phần đƣa hình ảnh quốc gia ra thế giới một cách nhanh chóng, trực tiếp và sinh động từ đó thôi thúc du khách lên đường và khám phá những vùng đất mới, văn hóa mới.

Đây chính là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch xét trên cả hai phương diện văn hóa vật thể (cảnh quan, di sản kiến trúc, di tích văn hóa - lịch sử, hàng thủ công mỹ nghệ, công cụ lao động, dụng cụ sinh hoạt, ẩm thực...) và văn hóa phi vật thể (lễ hội, nghệ thuật truyền thống, lối sống bản địa, phong tục tập quán địa phương, tín ngưỡng...); là nền tảng cho việc phát

triển du lịch bền vững, vì nó vừa là điểm nhấn thu hút du khách, vừa là cội rễ để bảo tồn bản sắc độc đáo trong sự giao lưu văn hóa đa dạng, tạo nên tính nhân văn cộng đồng.

b. Chất lượng lao động

Sự phát triển của các ngành kinh tế trong cả nước phụ rất nhiều vào chất lƣợng lao động. Bao gồm yếu tố trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN và nhận thức, văn hóa - lối sống, trình độ, kỹ năng của đội ngũ lao động trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, sản phẩm dịch vụ du lịch. Đối với sản phẩm du lịch trực thăng, muốn có đội ngũ cán bộ quản lý và nguồn lao động du lịch có chất lƣợng cao để phát triển dịch vụ cao cấp này cần phải chú trọng công tác công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực.

1.3.4. An n n ín trị

Môi trường chính trị hoà bình, ổn định sẽ đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hoá… giữa các quốc gia. Giúp cho việc giao lưu, đi lại của du khách giữa các quốc gia, các vùng với nhau trở nên thuận tiện; giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn, hiểu hơn, xây dựng và vun đắp cho tình hữu nghị giữa các dân tộc với nhau. Đây là tiền đề để kích thích sự phát triển du lịch quốc tế, tạo điều kiện cho việc hình thành các sản phẩm du lịch mới lạ, cao cấp nhƣ du lịch bằng MBTT.

Một phần của tài liệu Quản lý dịch vụ bay du lịch bằng máy bay trực thăng ở việt nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)