Đề xuất một số giải pháp

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư tại một số dự án trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ) (Trang 66 - 69)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân tồn tại và đề xuất một số giải pháp

3.4.3. Đề xuất một số giải pháp

3.4.3.1. Hoàn thiện chính sách pháp luật

Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật đất đai nói riêng là đòi hỏi bắt buộc của Nhà nước pháp quyền, đồng thời để đảm bảo hiệu quả trong công tác bồi thường, hỗ trợ khi thực hiện giải phóng mặt bằng, cần tập trung một số vấn đề sau:

- Khung giá đất: UBND tỉnh cần ban hành khung giá các loại đất phù hợp với từng vị trí tuỳ vào thời điểm nhất định. Đơn giá bồi thường tài sản, cây cối và hoa màu phải hợp lí với khả năng sinh lời mà chúng mang lại. Các chính sách hỗ trợ phải xem xét đến tình hình thực tế cuộc sống của người dân.

- Hiện nay Luật Đất đai 2013 đã có hiệu lực thi hành, thay thế cho Luật Đất đai 2003 và Nghị định 47/2014/NĐ - CP ngày 15/5/2014 của chính phủ thay thế cho Nghị định 197/2004/NĐ - CP, Nghị định 84/2007/NĐ - CP, Nghị định 69/2009/NĐ - CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, vấn đề chính sửa và ban hành khung chính sách trong việc bồi thường cho các hộ dân (Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ di chuyển và thuê nhà,….), cơ chế chính sách tái định cư cần phải được sớm tiến hành nếu không sẽ tạo ra những mâu thuẫn trong Luật Đất đai, gây bất lợi và ảnh hưởng tới tiến độ giải phóng mặt bằng.

Đồng thời việc sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước, các cấp chính quyền cần có các văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể, phù hợp với thực tế công tác giải phóng mặt bằng.

3.4.3.2. Tăng cường vai trò cộng đồng trong công tác giải phóng mặt bằng

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách của Nhà nước để từng bước nâng cao nhận thức của cộng đồng trong lĩnh vực quản lí, sử dụng đất đai nói chung từ đó chấp hành tốt các Quyết định của Nhà nước liên quan đến công tác BT&GPMB.

- Thực hiện công khai hóa, dân chủ hóa trong công tác giải phóng mặt bằng nhằm hạn chế những vấn đề tiêu cực, giảm bớt phiền hà, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia giám sát và thực hiện chính sách công bằng, sát thực tế. Thực hiện dân chủ với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” phải được thể hiện rõ trong từng nội dung công việc. Người dân phải được biết ngay từ đầu các thông tin về cơ sở pháp lý của việc giải phóng mặt bằng, phạm vi giải tỏa, các chính sách, giá bồi thường, hỗ trợ, vị trí, địa điểm và các chính sách liên quan, kế hoạch tổ chức thực hiện.

- Tiếp thu, xem xét ý kiến đóng góp của người dân, từ đó mới tạo được lòng tin của nhân dân. Điều đó sẽ giúp cho công tác BT&GPMB được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

- Nên có những chính sách, cơ chế thưởng phạt nghiêm minh đối với các hộ bị thu hồi đất, các hộ cố tình mưu lợi cá nhân, chống đối, gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng.

- Tiến hành điều tra xã hội học đối với các dự án lớn, tiến hành phỏng vấn hộ gia đình trong khu vực sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng, đồng thời tổ chức tốt các bước gặp gỡ giữa chủ dự án, các cấp các ngành với nhân dân để điều chỉnh nội dung phương án giải phóng mặt bằng thiết thực hợp lý hơn.

- Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong công tác vận động quần chúng như Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh… trong công tác giải phóng mặt bằng.

- Tạo niềm tin của quần chúng đối với chủ trương và chính sách của Nhà nước thông qua giải quyết dứt điểm những khiếu nại của nhân dân, kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp lợi dụng chính sách của Nhà nước để chây ỳ trục lợi.

Thông tin rộng rãi chủ trương chính sách, các vấn đề và cá nhân, các địa chỉ, diện thoại liên quan đến công tác và quá trình giải phóng mặt bằng trên các kênh phương tiện thông tin đại chúng ở phường và các tổ dân phố.

3.4.3.3. Nâng cao năng lực cán bộ và hiệu quả làm việc của Ban bồi thường giải phóng mặt bằng

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về đất đai và các chế độ chính sách liên quan đến giải phóng mặt bằng cho đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác giải phóng mặt bằng từ Trung ương đến cơ sở.

+ Phải thường xuyên quan tâm thực hiện việc đáng giá phân loại công chức trong đội ngũ chuyên trách để có hình thức động viên, khen thưởng và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn hàng năm sát với thực tế.

+ Cần có chính sách đãi ngộ phù hợp với tính chất phức tạp và yêu cầu trách nhiệm cao trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách.

- Sắp xếp, bố trí cán bộ ở các cấp cơ sở có đủ năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao để thực hiện công việc.

- Trang bị đầu đủ các điều kiện và phương tiện kỹ thuật cần thiết để tổ chức bộ máy chuyên trách có khả năng nắm bắt, tổng hợp được nhanh nhạy và kịp thời tình hình trên địa bàn.

- Công tác đo vẽ bản đồ hiện trạng, bản đồ trích đo địa chính của cơ quan chuyên môn cần phải có độ chính xác cao, tránh sai sót giúp cho việc thu hồi đất và bồi thường thiệt hại nhanh chóng, thuận lợi và chính xác.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của hội đồng giải phóng mặt bằng, đặc biệt là nghiệp vụ chuyên môn, không làm việc theo cảm tính, không đùn đẩy trách nhiệm.

- Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá và lập phương án tiền khả thi các dự án có GPMB. Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng khuyến khích cộng đồng tham gia vào dự án giải phóng mặt bằng. Cần quán triệt nguyên tắc công khai hoá và dân chủ hoá các phương án đề bù giải phóng mặt bằng, để mọi đối tượng liên quan đến đều biết, thống nhất, tránh so bì thắc mắc và tiêu cực.

- Cần phải quan tâm, đầu tư hơn nữa cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, thiết lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất đầy đủ, chính xác. Tạo điều kiện để giải quyết những ách tắc trong công tác giải phóng mặt bằng, giao đất và thu hồi đất;

3.4.3.4. Tăng cường sự phối hợp từ Trung ương đến cơ sở và giữa các cơ quan với nhau

- Chính quyền địa phương phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong việc xác định rõ một số hạng mục đất có tính phức tạp của các gia đình nằm trong diện giải phóng mặt bằng công trình được giải quyết nhanh, chính xác để người dân không thắc mắc, khiếu kiện.

- Cần phải có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, đồng bộ giữa các cấp, ngành liên quan. UBND tỉnh, các cơ quan liên quan quan tâm đầu tư và có chính sách tốt hơn cho công tác thực hiện giải phóng mặt bằng như điều chỉnh chế độ hưởng % của công trình. Đề nghị UBND thành phố giao nhiệm vụ cho Ban BT&GPMB theo đúng tính chất về nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư tại một số dự án trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ) (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)