Mặt tích cực và hạn chế của việc chuyển đổi nghề

Một phần của tài liệu Quá trình chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp Việt Nam trong thời kì 2004 - 2006 - một phân tích thống kê (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ CHUYỂN ĐỔI NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG

2.3. Mặt tích cực và hạn chế của việc chuyển đổi nghề

2.3.1. Mặt tích cực

- Về thu nhập của gia đình người chuyển đồi nghề

y2006

Tổng thu nhập

- + Total

0 908 2,701 3,609

1 98 487 585

Total 1,006 3,188 4,194

Bảng 2.12: Thu nhập của lao động nông nghiệp chuyển đổi (Nguồn: Tổng cục thống kê) Tính theo tỷ lệ phần trăm

Tổng thu nhập

- + Total

y2006 0 25.15% 74.85% 100%

1 16.75% 83.25% 100%

Bảng 2.13: Tỷ lệ thu nhập của lao động nông nghiệp chuyển đổi

Từ bảng trên ta có thể thấy sau khi chuyển đổi nghề năm 2006 thì tổng thu nhập của hộ gia đình phần lớn là tăng so với năm 2004 chiếm tỉ lệ 83,25% chỉ có 1 phần nhỏ các hộ có thu nhập giảm. So với những người không chuyển thì tỷ lệ người có tổng thu nhập tăng so với năm 2004 của những người chuyển là cao hơn. Như vậy, có thể thấy được rằng việc chuyển đổi nghề có ảnh hưởng tốt tới

thu nhập của lao động và gia đình của những lao động này. Đây là mặt tốt vì việc chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp khiến cho thu nhập tăng, làm GDP của cả nước sẽ tăng theo, góp phần phát triển đất nước.

- Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang được tiến hành rất khẩn trương, vì vậy việc chuyển đổi nghề của lao động sẽ giúp bổ sung lực lượng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là lực lượng lao động dồi dào, đa dạng nên dễ dàng bố trí vào những công việc phù hợp với khả năng của từng nhóm.

2.3.2. Những hạn chế của việc chuyển đổi nghề

- Lao động nông nghiệp chuyển đổi nghề thường theo mùa vụ, lệch với mùa sản xuất nên hay xảy ra hiện tượng lúc thừa lao động, khi lại thiếu lao động. Điều này sẽ làm cho trật tự an ninh xã hội bị đảo lộn, có thể xuất hiện các tệ nạn xã hội, và khi qua thừa lao động, tình trạng thất nghiệp xảy ra, các tệ nạn này được lan truyền nhanh chóng và khó quản lý.

- Lao động nông nghiệp chuyển đổi thường chọn những thành phố lớn, những khu công nghiệp lớn đế kỳ vọng tìm kiếm được một công việc ổn định có thu nhập cao. Những khu công nghiệp mới hay những nơi hẻo lánh cần có sức người lên khai phá thường it được quan tâm tới, vì vậy xảy ra tình trạng phân bố lao động không đồng đều, quá trình công nghiệp hóa cũng gặp ít nhiều khó khăn.

Với những ưu điểm cũng như những hạn chế của vấn đề chuyển đổi lao động, chúng tôi hy vọng việc chuyển đổi nghề của lao động sẽ được nhà nước và chính phủ quan tâm hơn nữa làm sao cho việc chuyển đổi nghề này diễn ra thuận lợi và giúp ích vào công cuộc đổi mới đất nước.

Tóm tắt chương

Trong chương này, chúng tôi đề cập tới các chính sách có liên quan tới việc chuyển đổi nghề từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp như các chính sách về đất đai, các chính sách đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hay các chính sách phục vụ cho vấn đề công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đây đều là những chính sách phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế và nó ít nhiều tác động vào quyết định chuyển đổi của lao động nông nghiệp.

Bên cạnh đó, qua phân tích bộ số liệu để nghiên cứu về thực trạng của vấn đề chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp cũng như những nhân tố tác động đến vấn đề chuyển đổi đó, chúng tôi ra đã rút ra được một vài kết luận chính như sau:

- Vấn đề chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp hiện nay diễn ra khá phổ biến. Trung bình hằng năm có tới 7% lao động nông nghiệp chuyển đổi sang các ngành phi nông nghiệp.(xét từ năm 2004 đến năm 2006). Đây là một tỉ lệ chuyển đổi cao do vấn đề công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước cần rất nhiều lao động phổ thong nên lao động dễ dàng có cơ hội chuyển đổi hơn.

- Việc chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cả khách quan cũng như chủ quan. Các nguyên nhân khách quan có thể kể tới như các yếu tố về cơ sở vật chất của khu vực đó, các chính sách phát triển kinh tế của nhà nước đối với từng khu vực, các chính sách phát triển kinh tế của bản than khu vực đó. Nếu các chính sách này phù hợp với sự phát triển chung của khu vực thì sẽ kích thích người nông dân chuyển đổi để phù hợp với sự phát triển đó.

- Các nguyên nhân chủ quan ở đây chính là những vấn đề liên qua tới bản thân lao động như tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ học vấn.

+ Tuổi lao động càng lớn thì khả năng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp càng khó khăn hơn. Việc chuyển đổi nghề nghiệp từ lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp chỉ xảy ra trong một nhóm tuổi nhất định. Đó là nhóm thanh niên, những người có sức khỏe, có sự hiểu biết nhất định và dễ tiếp thu các công nghệ mới.

+ Giới tính cũng sẽ ảnh hưởng tới việc chuyển đổi của lao động. Lao động nam thường sẽ dễ chuyển đổi hơn lao động nữ do đặc tính của nam là khỏe mạnh hơn và dễ dàng bố trí vào các công việc phù hợp hơn.

+ Trình độ chuyên môn, trình độ học vấn cũng ảnh hưởng tới việc chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp. Những lao động chuyển đổi được là những lao động có trình độ học vấn phù hợp với yêu cầu của người tuyển dụng và thường là từ trung học cơ sở trở lên.

- Bên cạnh đó, yếu tố gia đình cũng sẽ ảnh hưởng tới việc chuyển đổi của lao động nông nghiệp. Áp lực về số khẩu trong gia đình càng lớn sẽ khiến lao động nông nghiệp càng cần chuyển đổi nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Quá trình chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp Việt Nam trong thời kì 2004 - 2006 - một phân tích thống kê (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w