Nghiên cứu đặc điểm dịch tế bệnh do Demodex gây trên chó

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh mò bao lông do Demodex canis gây ra trên chó đến khám tại bệnh xá thú y cộng đồng, khoa chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và biện pháp phòng trị (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 41 - 51)

Qua quá trình tiến hành đề tài để đánh giá được tình hình nhiễm bệnh ngoài da trên đàn chó nuôi tới khám tại Bệnh xá thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, chúng tôi đã tiến hành điều tra, kết quả thu được, được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Số chó mắc bệnh ngoài da đến khám và chữa tại bệnh xá thú y

Bệnh Số con mắc bệnh Tỷ lệ (%)

Nấm da 26 23,63

Demodex sp. 36 32,73

Sarcoptes sp. 23 20,91

Nguyên nhân khác (muỗi đốt, dị ứng...)

25 22,73

Tính chung 110

Qua bảng 4.1 chúng tôi thấy trong thời gian theo dõi từ tháng 11/2016 đến tháng 05/2017 với tổng số 110 chó nuôi có các biểu hiện ngứa, mụn mủ, da đóng vảy và viêm da đến thăm khám và điều trị tại bệnh xá thú y, bằng khám lâm sàng và kiểm tra qua kính hiển vi chúng tôi thấy nguyên nhân do nấm da là 26 ca chiếm 23,63%; do Demodex sp. có 36 ca chiếm 32,73%, ghẻ do Sarcotes sp. là 23 ca chiếm tỷ lệ thấp nhất 20,91%.

Kết quả điều tra của em cho thấy tỷ lệ nhiễm Demodex sp. trong các ca bệnh da liễu cao nhất (32,73%) cao hơn hẳn so với các bệnh ngoài da khác.

Theo nghiên cứu của Chen Y-Z. và cs. (2012) [25] và nghiên cứu của Dongjie Cai và cs. (2014) [26], tỷ lệ nhiễm lần lượt là tỷ lệ 13,31% và 25,0%

thấp hơn với kết quả của của chúng tôi. Nguyên nhân bệnh do Demodex sp.

cao như vậy, do khí hậu miền Bắc nóng ẩm là môi trường thuận lợi cho nấm ở da phát triển sau đó làm sức đề kháng của da yếu lúc đó Demodex sp. có cơ hội thuận lợi xâm nhập gây bệnh.

Mặc dù Demodex sp. thuộc nhóm bệnh ký sinh trùng nguy hiểm ở chó, nhưng lại ít được người nuôi quan tâm mà hầu hết họ chỉ quan tâm những bệnh chết nhanh lây lan mạnh như Carevirus, Parvovirus do vậy người nuôi chó chỉ quan tâm đến phòng bệnh cho chó bằng vacxin mà ít quan tâm đến phòng bệnh ký sinh trùng, hơn thế nữa bệnh ký sinh trùng đặc biệt là bệnh do Demodex sp. lại không có vacxin điều trị nên bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào do vậy mà tỷ lệ mắc bệnh do Demodex sp. ở Việt Nam cao.

Hình 4.1. Số chó mắc bệnh ngoài da đến khám và chữa tại bệnh xá thú y

Qua bảng 4.1 và biểu đồ 4.1 cho thấy có 25 ca bị bệnh ngoài da không rõ nguyên nhân chiếm tỷ lệ 22,73%, những trường hợp không rõ nguyên nhân có thể do muỗi đốt do chủ nuôi ngoài sân, vườn để trông nhà, có thể do dị ứng dầu tắm vì trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại dầu tắm cho chó nên có thể có những loại dầu gây dị ứng cho chó. Một nguyên nhân nữa có thể bệnh ở ngoài da do chó đang ủ một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh Carevirus (vì khi chó phát bệnh Carevirus có thể hình thành một số nốt sài ở bụng thường hay nhầm lẫn với bệnh nấm da).

4.1.2. Kết quả chó mắc bệnh do Demodex canis theo các lứa tuổi

Theo Ravera I. và cs. (2013) [29] cho biết: Bệnh Demodex canis ở chó có sự khác biệt theo giới tính, giống và tháng tuổi. Trước hết chúng tôi tiến hành điều tra tỷ lệ mắc bệnh do Demodex canis theo lứa tuổi. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả chó mắc bệnh do Demodex canis theo các lứa tuổi

Tuổi Số con mắc Tỷ lệ (%)

Dưới 1 27 75

Từ 1-2 7 19,44

Trên 2 2 5,56

Tính chung 36 100%

Qua bảng 4.2 chúng tôi thấy trong tổng số 36 ca bệnh nhiễm Demodex canis thì độ tuổi chó dưới 1 tuổi bị nhiễm Demodex canis là cao nhất với 27 ca bệnh chiếm 75%. Tiếp theo, với chó nuôi trong giai đoạn từ 1 đến 2 năm tuổi có tỷ lệ nhiễm 19,44%, với chó nuôi trên 2 năm tuổi thì tỷ lệ nhiễm Demodex canis là thấp nhất với 2 ca bệnh chiếm 5,56% và được thể hiện qua hình 4.2.

Hình 4.2. Kết quả chó mắc bệnh do Demodex canis theo các lứa tuổi Kết quả nghiên cứu này phù hợp với những đánh giá của Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [11], tuổi động vật có liên quan tới tỷ lệ bệnh do Demodex, chó con từ 5 -10 tháng tuổi rất dễ cảm nhiễm với mầm bệnh, những chó lớn hơn 2 năm tuổi thì ít bị mắc bệnh hơn. Hơn nữa, chó trưởng thành có sức đề kháng tốt hơn chó chưa trưởng thành, do ở chó chưa trưởng thành hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, đây là giai đoạn mà chó nuôi dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây stress (tiêm vaccine, thay răng,...) làm giảm sức đề kháng của cơ thể, dẫn đến khả năng nhiễm Demodex canis tăng cao. Như vậy, yếu tố lứa tuổi của chó nuôi ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm bệnh mò bao lông.

4.1.3. Kết quả của cường độ nhiễm Demodex canis theo lứa tuổi chó

Bằng phương pháp cạo sâu dưới da, chúng tôi đã cạo da 110 con chó nghi bị mắc bệnh do Demodex canis, trong đó có 36 con chó bị bệnh do Demodex canis rồi đem mẫu soi trên kính hiển vi ở vật kính X10 và đếm số lượng trên vi trường. Để biết được các lứa tuổi chó bị nhiễm Demodex canis ở mức độ nào, chúng tôi đã xác định được cường độ nhiễm căn cứ vào số lượng Demodex canis bình quân trên 3 vi trường. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3:

Bảng 4.3. Cường độ nhiễm Demodex canis theo lứa tuổi chó Độ tuổi

Số chó

nhiễm (con)

Cường độ nhiễm Demodex canis (+)

(Thể nhẹ)

(++) ( Thể trung

bình)

(+++) (thể nặng)

(++++) (thể rất nặng) Số

chó (con)

Tỷ lệ (%)

Số chó (con)

Tỷ lệ (%)

Số chó (con)

Tỷ lệ (%)

Số chó (con)

Tỷ lệ (%) Dưới 1 tuổi

(n=27) 13 76,48 7 63,63 5 83,33 2 66,67

1-2 tuổi

(n=7) 2 11,76 3 27,27 1 16,67 1 33,33

Trên 2 tuổi

(n=2) 2 11,76 0 0 0 0 0 0

Tính chung

N=36 17 100 10 100 6 100 3 100

Qua bảng 4.2 và bảng 4.3 cho thấy chó dưới 1 tuổi bị nhiễm Demodex canis cao nhất 27 ca trong tổng số 36 ca và đồng thời với cường độ nhiễm rất cao so với các lứa tuổi khác từ cường độ nặng 83,33% đến cường độ rất nặng 66,67% thấp nhất là cường độ trung bình 63,63%. Cường độ nhiễm được thể hiện rõ qua hình 4.3.

Hình 4.3. Cường độ nhiễm Demodex canis theo lứa tuổi chó

Demodex canis được truyền trực tiếp từ mẹ sang con trong vòng vài ngày đầu đời. Theo Bùi Khánh Linh (2017) [14]: Demodex canis đã tồn tại với số lượng nhỏ trên da của hầu hết các con chó khỏe mạnh và khi sức đề kháng của chó bị suy yếu Demodex canis phát triển và gây bệnh.

Nguyên nhân sức đề kháng của chó ở giai đoạn này bị suy yếu do thay đổi môi trường nuôi, thay đổi chủ (mua, bán, cho, tặng,…) làm chó chăm sóc nuôi dưỡng kém, không tiêm phòng các bênh truyền nhiễm đây là nguyên nhân quan trọng nhất, vì khi mắc bệnh truyền nhiễm chó bỏ ăn, mệt mỏi ủ rũ, gầy còm, suy nhược cơ thể,… dẫn đến Demodex canis có cơ hội phát triển và gây bệnh.

4.1.4. Kết quả chó mắc bệnh do Demodex canis theo tính biệt

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố tính biệt tới tỷ lệ nhiễm mò bao lông Demodex canis. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.4:

Bảng 4.4. Kết quả chó bị nhiễm Demodex canis theo tính biệt

Tính biệt Số con mắc Tỷ lệ(%)

Đực 21 58,33

Cái 15 41,67

Tính chung 36 100%

Kết quả cho thấy trong tổng số 36 ca bệnh Demodicosis thì tỷ lệ nhiễm Demodex canis ở chó đực là 58,33%, ở chó cái là 41,67%. Qua bảng số liệu cho thấy tỷ lệ chó đực cao hơn chó cái là 16,66%, theo nghiên cứu của Chen Y-Z và cs. (2012) [25]: thì có sự ảnh hưởng của yếu tố tính biệt nên tỷ lệ nhiễm Demodex canis con đực nhiễm bệnh chiếm tỷ lệ cao trội hơn so với con cái Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì tỷ lệ nhiễm D. canis ở con chó đực cũng cao hơn con chó cái được minh họa qua hình:

Hình 4.4. Tỷ lệ chó mắc bệnh do Demodex canis theo tính biệt

Trong quá trình điều tra chúng em nhận thấy: Hiện nay đa số người dân thích nuôi chó đực.Người dân thường nuôi nhốt, ít cho phối giống làm cho chó cái có tỷ lệ rối loạn hormon nhiều hơn.

Chó cái thường sức đề kháng giảm trong quá trình mang thai, nuôi con nên cũng dễ mắc bệnh hơn.

4.1.5. Kết quả chó mắc bệnh do Demodex canis theo nguồn gốc chó Bảng 4.5. Kết quả chó mắc bệnh do Demodex canis theo nguồn gốc chó

Nguồn gốc Số con mắc Tỷ lệ(%)

Nội 26 72,22

Ngoại 10 27,78

Tính chung 36 100

Kết quả bảng 4.5. cho thấy: Tỷ lệ nhiễm bệnh ngoài da ở chó nội cao hơn chó ngoại. Kết quả cụ thể như sau:

- Trong 36 con chó bị mắc bệnh do Demodex gây ra, có 26 chó nội chiếm 72,22%, 10 chó ngoại chiếm 27,78%.

Hình 4.5. Kết quả chó mắc bệnh do Demodex canis theo nguồn gốc chó.

- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Vũ Thị Hồng Loan, (2003) [16]: Chó ngoại đòi hỏi điều kiện chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cao để thích nghi hơn với môi trường, điều kiện sống. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm bệnh ký sinh trùng ở ngoài da của chó nội cao hơn chó ngoại là do sự khác biệt về phương thức chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý nhóm chó nội và nhóm chó ngoại. Các giống chó ngoại thường rất quý, được chủ nuôi quan tâm, chủ nuôi chó sử dụng thuốc phòng trị ngoại ký sinh trùng thường xuyên và cho ăn thức ăn đầy đủ về lượng và chất nên vấn đề cảm nhiễm bệnh ký sinh trùng ít xảy ra hơn với chó ngoại.

4.1.6. Kết quả chó mắc bệnh Demodex canis theo kiểu lông (ngắn, dài) Bệnh ngoài da thường liên quan đến độ ẩm, độ ẩm càng cao thì tỷ lệ mắc các bệnh ngoài da càng nhiều. Thường những chó lông dài giữ độ ẩm ở da cao hơn giống chó lông ngắn, vậy chúng tôi tiến hành theo dõi ảnh hưởng của độ dày, độ dài lông đến bệnh Demodex canis. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.6:

72%

28%

Chó nội Chó ngoại

Bảng 4.6. Kết quả chó mắc bệnh do Demodex canis theo kiểu lông

Lông Số con mắc Tỷ lệ(%)

Ngắn 25 69,44

Dài 11 30,56

Tính chung 36 100

Thông qua số liệu ở bảng 4.6. cho chúng ta thấy tỷ lệ giống chó lông ngắn nhiễm Demodex canis là 69,44% cao hơn so với giống chó lông dài 30,56%, theo nghiên cứu của Ravera I và cs.(2013) [29]: sự có mặt của Demodex trong da trong tất cả các con chó, không phân biệt với độ tuổi, giới tính, giống, hoặc lông ngắn hay dài.

Hình 4.6. Kết quả chó mắc bệnh do Demodex canis theo kiểu lông (ngắn, dài)

Nguyên nhân có thể do chó lông ngắn luôn được thả ra ngoài, tiếp xúc với nhiều chó khác. Mặt khác một số giống chó phải tập luyện cực khổ (pitbull, bully,..) rất dễ làm cho chúng bị stress, hơn nữa chúng còn đi chọi nhau làm trây sát, tổn thương nhiều, do đó rất thuận lợi cho Demodex canis

bùng phát và gây bệnh. Bện cạch đó chó lông dài luôn được chủ quan tâm và chăm sóc nuôi dưỡng tốt hơn chẳng hạn như: Định kì đi cắt tỉa lông, tắm sấy, mùa nóng chúng được ở trong điều hòa, như vậy chó ít bị stress nên khả năng Demodex canis gây bệnh là thấp. Điều này có thể kết luận rằng bệnh mò bao lông ở chó Demodex canis không liên quan đến đặc điểm lông dài hay ngắn của chó.

4.1.7. Kết quả điều trị bệnh do Demodex canis gây ra ở chó

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh do Demodex canis gây ra ở chó Số chó điều trị Khỏi hoàn toàn Tái nhiễm

Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%)

36 34 94,44 2 5,56

Theo bảng 4.7. cho thấy kết quả sử dụng doramectin trong điều trị Demodex canis rất cao 94,44%, kết quả này phù hợp với tác giả Bùi Khánh Linh và cs. (2014) [13], là 93,94%.

Theo Sudan V và cs. (2013) [31], liệu pháp kết hợp, sử dụng các thuốc kháng histamin và thuốc chống nấm, giảm các biểu hiện gãi và dị ứng. Bôi kem dưỡng da dầu ôliu trên vùng bị bệnh giúp tăng sinh tế bào và phục hổi tổn thương nhanh hơn. Tiêm dưới da doramectin hàng tuần là hữu ích trong việc điều trị Demodicosis ở chó và mèo. Không có tác dụng phụ toàn thân của thuốc đã được chứng minh.

Phần 5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh mò bao lông do Demodex canis gây ra trên chó đến khám tại bệnh xá thú y cộng đồng, khoa chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và biện pháp phòng trị (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)