PHÁP ĐIỀU CHỈNH?
Tỷ giá hối đoái :
- Khái niệm: là quan hệ tỷ lệ so sánh giữa đồng tiền các nước với nhau hay nói cách khác tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng những đơn vị tiền tệ nước khác.
- Các loại tỷ giá hối đoái:
1. Phân theo đối tượng xác định :Tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường
2. Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối: Tỷ giá thư hối và Tỷ giá điện hối 3. Căn cứ vào việc quản lý ngoại hối:Tỷ giá cố định, tỷ giá thả nổi, tỷ giá thả nổi có quản lý
4. Căn cứ theo kỹ thuật giao dịch: Tỷ giá giao nhận ngay và tỷ giá giao nhận có kỳ hạn
5. Căn cứ vào thời điểm giao dịch: Tỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng cửa
6. Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế: Tỷ giá séc, Tỷ giá hối phiếu, Tỷ giá chuyển khoản, Tỷ giá tiền mặt
7. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối: Tỷ giá mua, Tỷ giá bán 8. Phân loại theo hợp đồng xuất và nhập khẩu:
- Tỷ giá xuất khẩu là tỷ giá so sánh giữa tổng giá vốn hàng xuất khẩu tính tiền sàn tầu bằng tiền nội địa so với ngoại tệ thu được theo giá FOB tại cảng xuất khẩu.
- Tỷ giá nhập khẩu: là tỷ giá so sánh giữa tổng giá bán hàng nhập khẩu tính theo nội tệ so với ngoại tệ phải trả tính theo giá CIF tại cảng nhập khẩu. 9. Căn cứ vào giá trị của tỷ giá: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa,Tỷ giá hối đoái thực
Nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ giá hối đoái:
1. Lạm phát:
Nếu tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn lạm phát ở nước ngoài -> hàng hóa trong nước sẽ trở nên đắt đỏ hơn so với hàng hóa nước ngoài -> Dẫn đến sự gia tăng nhu cầu hàng hóa ngoại nhập và sụt giảm nhu cầu hàng hóa nội địa.
27 Sự thay đổi nhu cầu hàng hóa này sau đó được chuyển dịch sang thị trường ngoại hối làm tăng cầu và giảm cung ngoại tệ
=> Kết quả là ngoại tệ lên giá so với nội tệ hay tỷ giá gia tăng 2. Sự thay đổi lãi suất:
Quốc gia nào lãi suất cao -> ngoại tệ chảy vào để tìm kiếm lợi nhuận -> nguồn vốn chảy vào trong nước -> cung ngoại tệ tăng, cầu không đổi -> tỷ giá ngoại tệ giảm.
(phân tích về mặt lãi suất phụ thuộc vào: lạm phát, sức mua đồng tiền, tình hình chính trị - kinh tế)
3. Sự biến động của cung cầu ngoại tệ:
- Cung ngoại tệ không đổi, cầu ngoại tệ tăng => Tỷ giá hối đoái tăng - Cung ngoại tệ không đổi, cầu ngoại tệ giảm => Tỷ giá hối đoái giảm - Cung ngoại tệ tăng, cầu không đổi => Tỷ giá hối đoái giảm
- Cung ngoại tệ giảm, cầu không đổi => Tỷ giá hối đoái tăng - Cung và cầu đều thay đổi
+ Cung tăng, cầu giảm => tỷ giá giảm + Cung giảm, cầu tăng => tỷ giá tăng
+ Cung và cầu cùng giảm hoặc cùng tăng: tùy thuộc vào hệ số co giãn đường cung, đường cầu và nức độ tăng giảm của cầu và cung
4. Tác động của yếu tố tâm lý:
- Khi có các biến động về chính trị, kinh tế, xã hội (thay đổi chính phủ, chiến tranh, thiên tai, khủng hoảng) => tác động đến tâm lý người sử dụng và kinh doanh tiền tệ => gây nên sự biến động của tỷ giá
- Khi có tâm lý lo sợ tỷ giá hối đoái tăng => tìm cách găm giữ, tích trữ và đầu cơ ngoại tệ mạnh làm cho cầu ngoại tệ tăng đột biến; đồng thời tìm cách chạy khỏi loại tiền tệ mất giá làm cho nội tệ càng mất giá => tỷ giá tăng cao
- Khi có tâm lý lo sợ tỷ giá hối đoái giảm => tìm cách bán ngoại tệ làm cho cầu ngoại tệ giảm đột biến => tỷ giá giảm
28 - Chính phủ là người lựa chọn chính sách tỷ giá: Việc lựa chọn chế độ tỷ giá có vai trò quan trọng tới sự thay đổi của tỷ giá. Dù lựa chọn chế độ tỷ giá nào thì Nhà nước vẫn luôn có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tỷ giá phù hợp với mục tiêu phát triển của nền kinh tế
- Chính phủ có thể điều chỉnh chính sách lãi suất của đồng ngoại tệ, nội tệ: làm cho tỷ giá các đồng tiền thay đổi theo ý muốn
- Những chính sách của Nhà nước với hoạt động xuất, nhập khẩu
+ Nếu xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu => cung ngoại tệ tăng nhanh hơn cầu ngoại tệ => tỷ giá giảm
+ Nếu nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu thì cầu ngoại tệ tăng nhanh hơn cung ngoại tệ => Tỷ giá tăng
- Ngoài ra việc tăng chi tiêu bằng nội tệ hay ngoại tệ của Chính phủ cũng có tác động đáng kể đến tỷ giá hối đoái
Biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái:
1. Chính sách chiết khấu:
Khi tỷ giá biến động, ngân hàng Trung ương với vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế có thể thực hiện thay đổi lãi suất tái chiết khấu, trên cơ sở đó làm thay đổi lãi suất tín dụng trên thị trường:
Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, ngân hàng Trung ương sẽ nâng lãi suất chiết khấu đã tới lãi suất tiền gửi sẽ tăng lên, vì vậy thu hút vốn ngắn hạn chạy vào trong nước, làm tăng khả năng cung ngoại tệ, làm giảm bớt sự căng thẳng của tình hình cung đang nhỏ hơn cầu trên thị trường dẫn tới tỷ giá có xu hướng từ từ hạ xuống (cung tăng cầu không đổi). Và ngược lại
Tuy nhiên chính sách chiết khấu chỉ có vai trò hạn chế nhất định trong quá trình tác động đến tỷ giá hối đoái, bởi vì sự vận động vốn giữa các nước không chỉ phụ thuộc vào lãi suất mà còn phụ thuộc vào tình hình lạm phát, tốc độ mất giá của đồng tiền, tình hình biến động kinh tế chính trị của mỗi nước. 2. Chính sách hối đoái: là chính sách hoạt động công khai trên thị trường, là biện pháp tác động trực tiếp vào tỷ giá hối đoái thông qua việc ngân hàng Trung
29 ương hoặc các cơ quan ngoại hối của Nhà nước dùng nghiệp vụ mua bán trực tiếp ngoại hối tạo ra khả năng trực tiếp thay đổi quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường để điều chỉnh tỷ giá hối đoái:
Khi tỷ giá hối đoái tăng ngân hàng TW sẽ tung ngoại hối ra bán trên thị trường làm cho khả năng cung ngoại hối tăng lên và làm giảm bớt căng thẳng về cung cầu ngoại hối trên thị trường cầu đang lớn hơn cung. Điều này dẫn tới tỷ giá hối đoái từ từ giảm xuống (cầu giảm). Và ngược lại
Tuy nhiên cần lưu ý rằng biện pháp này chỉ có tác dụng tạm thời, muốn thực hiện biện pháp này đồi hỏi ngân hàng TW phải có khối lượng dự trữ ngoại tệ đủ lớn.
3. Quỹ bình ổn hối đoái
Quỹ bình ổn hối đoái là hình thức biến tướng của chính sách hối đoái. Nhà nước lập quỹ bình ổn hối đoái dưới hình thức bằng vàng, ngoại tệ hoặc phát hành trái phiếu ngắn hạn nhằm để chủ động, kịp thời can thiệp trực tiếp làm thay đổi quan hệ cung cầu về ngoại hối trên thị trường, nhằm điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Để thực hiện tốt biện pháp này Nhà nước phải có dự trữ ngoại tệ đủ mạnh. 4. Phá giá tiền tệ: là nhà nước chủ động làm giảm giá trị của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên. Mục đích:
- Khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, hạn chế nhập khẩu nhằm khôi phục lại cán cân ngoại thương và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
- Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối và hạn chế xuất khẩu vốn ra bên ngoài.
- Khuyến khóich du lịch vào trong nước, hạn chế du lịch ra nước ngoài... 5. Nâng giá tiền tệ: là việc nhà nước chính thức nâng giá trị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, nên tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm xuống.
30