Phần mềm Mapping office

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ tin học và máy RTK trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 22 tỷ lệ 1 1000 thị trấn Phố Lu - huyện Bảo Thắng - tỉnh Lào Cai (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 31 - 41)

2.2. Các ứng dụng công nghệ trong thành lập bản đồ địa chính

2.2.2. Phần mềm Mapping office

Mapping office là một phần mềm của Intergraph bao gồm các phần mềm công cụ, phục vụ cho việc xây dựng và duy trì toàn bộ các đối tượng địa lý dưới dạng đồ họa, bao gồm: Iasc, Iasb, Msfc, Geovec, Mge. Các file dữ liệu dạng này được sử dụng làm đầu vào cho các hệ thống thông tin địa lý hoặc các hệ cơ sở dữ liệu bản đồ.

Trong việc số hóa và biên tập các đối tượng bản đồ dựa trên cơ sở các bản đồ đã được thành lập trước đây, các phần mềm được sử dụng bao gồm:

Microstation, Geovec, Iasb, Mge.

2.2.3. Các phần mềm hỗ trợ khác(gCadas, VietmapXM, TMV Map…)

gCadas:

gCadas là phần mềm thành lập bản đồ địa chính, đăng kí cấp GCNQSDĐ, xây dựng dữ liệu địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và phục vụ côn tác thống kê, kiểm kê đất đại chạy trên nền tảng phần mềm Microstation V8i. Được nghiên cứu và sản xuất bởi eKiGIS.JSC với mục đích tăng hiệu năng công việc, biên tập bản đồ và các dữ liệu chuẩn theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Hình 2.2. Màn hình giao diện của gCadas

Ưu điểm của phần mềm Gcadas trong thành lập bản đồ địa chính:

- Phần mềm chạy trên MicroStation V8i cho nhu cầu thành lập bản đồ địa chính, đăng ký cấp GCNQSDĐ và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

- Nhiều công cụ tự động hoá giúp tăng năng suất lao động, giảm thời gian nội nghiệp

- Lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất và đo đạc, lập BDDC đối với các công ty Nông - Lâm trường

- Cập nhật liên tục các mẫu GCN của các tỉnh thành trong cả nước

- Tuân thủ theo các quy định mới nhất của bộ TN&MT trong lĩnh vực quản lý đất đai

VietmapXM:

VIETMAP XM là phần mềm thành lập bản đồ địa chính chuyên nghiệp chạy trên nền phần mềm MicroStation V8 XM hoặc MicroStation V8i, bản quyền thuộc về Công ty TNHH Trắc địa và Công nghệ Toàn Việt. Phần mềm được lập ra với mục đích thành lập nhanh bản đồ địa chính, giúp cho người dùng không mất nhiều thời gian trong việc thành lập bản đồ. Bản thân chúng tôi là những người hoạt động trong cả 2 ngành trắc địa và công nghệ thông tin nên chúng tôi thấu hiểu được người dùng trắc địa cần những gì ở một sản phẩm phần mềm trắc địa. Với những kinh nghiệm thực tế nhiều năm về ngành trắc địa nói chung, địa chính nói riêng, chúng tôi mong muốn mang đến cho người dùng những tính năng tốt nhất, sát với thực tế nhất có thể để giúp anh em trắc địa tiếp cận nhanh với phần mềm, cũng như bỏ ra ít thời gian nhất để làm bản đồ địa chính.

Phần mềm đã được nhiều đơn vị áp dụng trong thành lập bản đồ địa chính thuộc dự án VLAP và đem lại kết quả tốt.

Hình 2.3. Phần mềm Vietmap Xm

Ưu điểm của phần mềm Vietmap XM trong thành lập bản đồ địa chính:

- Tốc độ xử lý nhanh, không mất nhiều thời gian chờ đợi trong khi phần mềm chạy.

- Hầu như các tính năng đều để mở. Điều này cho phép người dùng có thể tự sửa chữa theo ý muốn. (VD: Thiết kế hồ sơ thửa đất)

- Có nhiều tính năng kiểm tra tính chính xác của dữ liệu, tính năng kiểm tra bản đồ, các tính năng đồng bộ giữa dữ liệu và các đối tượng trên bản vẽ.

- Các tiện ích của phần mềm giúp biên tập nhanh bản đồ địa chính với các tùy chọn chạy tự động.

- Tính diện tích chính xác với số đỉnh thửa lớn, không cần phải ngắt thửa.

- Khả năng kết nối, lấy dữ liệu từ các phần mềm địa chính khác như Famis, TMV.Map.

- Các tính năng tính diện tích giải tỏa, xuất biểu - hồ sơ giải tỏa chuyên nghiệp.

- Các tính năng tính diện tích tự động, tự động tạo khoanh đất và đặc biệt phần mềm này cho tính năng tô mầu bản đồ hiện trạng một cách tư động và chính xác

2.2.4. Tổng quan công nghệ về GNSS và máy RTK 2.2.4.1. Khái niệm về GNSS

Hệ thống GNSS là một hệ thống định vị, đẫn đường được triển khai vào những năm 70 của thế kỷ 20. Ban đầu nó được ứng dụng trong quân sự nhưng sau đó nó được ứng dụng trong mọi mặt của đời sống như kinh tế, xã hội … và đặc biệt trong ngành Trắc Địa - Bản Đồ. Trên quỹ đạo có những hệ thống vệ tinh nhân tạo với nhiệm vụ là xác định vị trí của những đối tượng trên mặt đất. Bất cứ ai, vật gì trên toàn cầu, khi mang theo một máy thu đặc biệt thì nhờ hệ thống vệ tinh này có thể biết được khá chính xác hiện tại mình đang ở vị trí nào trên trái đất. Người ta gọi đây là Hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu GNSS (Global Navigation Satellite System – GNSS).

Với công nghệ GNSS các giai đoạn của đo đạc và thành lập bản đồ đã được rút ngắn đi đang kể giúp giảm bớt chi phí, nhân công, thời gian trong tổ chức sản xuất Trắc Địa Bản Đồ. Cùng với thời gian hệ thống GNSS ngày càng phát triển hoàn thiện chính xác, hiệu quả hơn. Cùng với đó phương pháp đo động xử lý tức thời đã định vị độ chính xác cao có thể ứng dụng trong Trắc Địa - Bản Đồ.

Cơ cấu của một hệ thống GNSS : Hệ thống GNSS được cấu tạo thành ba phần: phần không gian, phần điều khiển và phần người sử dụng. Cụ thể, mô tả hệ thống GPS của Mỹ như sau: + Phần không gian: gồm các vệ tinh hoạt động bằng năng lượng mặt trời, bay trên quỹ đạo. Quãng thời gian tồn tại của chúng vào khoảng 10 năm và chi phí cho mỗi lần thay thế lên đến hàng tỷ USD.

+ Phần điều khiển: để duy trì hoạt động của toàn bộ hệ thống GPS cũng như hiệu chỉnh tín hiệu thông tin của vệ tinh. Có các trạm quan sát trên mặt đất, chia thành trạm trung tâm và trạm con. Các trạm con, vận hành tự động, nhận thông tin từ vệ tinh, gửi tới cho trạm chủ. Sau đó các trạm con gửi thông tin đã được hiệu chỉnh trở lại, để các vệ tinh biết được vị trí của chúng trên

quỹ đạo và thời gian truyền tín hiệu. Nhờ vậy, các vệ tinh mới có thể đảm bảo cung cấp thông tin chính xác tuyệt đối vào bất kỳ thời điểm nào.

+ Phần người sử dụng và thiết bị thu vệ tinh: là khu vực có phủ sóng mà người sử dụng cần có ăng ten và máy thu thu tín hiệu từ vệ tinh và có được thông tin vị trí, thời gian và vận tốc di chuyển. Để có thể thu được vị trí, ở phần người sử dụng cần có ăng ten và máy thu GNSS

2.2.4.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống GNSS

Các vệ tinh của GNSS bay vòng quanh trái đất hai lần trong một ngày theo một quỹ đạo rất chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống trái đất.

Các máy thu GNSS nhận thông tin này và bằng các phép tính lượng giác, máy thu có thể tính được vị trí của người dùng và hiển thị lên bản đồ điện tử của máy tính. Máy thu GNSS phải bắt được với tín hiệu của ít nhất ba vệ tinh để tính ra vị trí hai chiều (kinh độ và vĩ độ) và để theo dõi được chuyển động.

Với bốn hay nhiều hơn số vệ tinh trong tầm nhìn thì máy thu có thể tính được vị trí ba chiều (kinh độ, vĩ độ và độ cao). Một khi vị trí người dùng đã tính được thì máy thu GPS có thể tính các thông tin khác, như tốc độ, hướng chuyển động, bám sát di chuyển, khoảng hành trình, quãng cách tới điểm đến, thời gian mặt trời mọc, mặt trời lặn và nhiều thứ khác nữa.

Hình 2.4. Hệ thống GNSS

2.2.4.3. Một số ứng dụng của GNSS

GNSS được sử dụng cho vô số các ứng dụng khác nhau. Ngày nay rất dễ dàng nhận thấy sự hiện diện của GNSS trong mọi mặt của đời sống. Kết hợp giữa công nghệ thông tin, hệ thống bản đồ số và thiết bị định vị vệ tinh đã tạo thành một hệ thống dẫn đường lý tưởng:

- Trong lĩnh vực hàng không, 100% các máy bay thương mại và quân sự sử dụng hệ thống dẫn đường tự động bằng GNSS.

- Trong giao thông, hệ thống giám sát dẫn đường và điều khiển giao thông cũng đã khai thác tuyệt đối thế mạnh của GNSS đã trở thành một hợp phần không thể thiếu trong công nghiệp ô tô, chẳng hạn như hệ thống định vị dẫn đường trong các thương hiệu xe hơi nổi tiếng như Mercedes, BMW, Porsche, Maybach, Cadillac, Audi, Roll Royce…

- Trong ngành đo đạc bản đồ, sự xuất hiện của GNSS đã thay đổi hoàn toàn phương pháp đo đạc truyền thống, không phụ thuộc vào thời tiết, không bị giới hạn bởi khoảng cách, giảm tối đa yêu cầu về nhân lực lao động.Với công nghệ GNSS, người sử dụng có được thông tin vị trí hiện tại, hướng di chuyển, độ cao hiện thời.

2.2.4.4. Các hệ thống GNSS

Khi nhắc đến định vị toàn cầu người ta thường nghĩ ngay đến “GPS” vì nó được sử dụng phổ biến nhất và rất nhiều lầm tưởng đó là hệ thống vệ tinh toàn cầu duy nhất trên thế giới, nhưng thực tế không phải vậy. GPS chỉ là 1 trong số các hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu, ngoài ra còn có GLONASS (Nga), GALILEO (Châu Âu), IRNSS (Ấn Độ), Bắc Đẩu của (Trung Quốc), QZSS (Nhật Bản)

- GPS (Mỹ): GPS là hệ thống định vị toàn cầu do Bộ quốc phòng Mỹ phát triển và vận hành. GPS là tên viết tắt của cụm từ “Global Positioning System”. Nó là một hệ thống bao gồm nhiều vệ tinh bay trên quỹ đạo phía

trên trái đất ở độ cao 20.200 km. Từ lúc GPS ra đời cho đến nay đã có nhiều vệ tinh được phóng lên nhưng không phải vệ tinh nào cũng thành công và còn hoạt động. Để đảm bảo sự hoạt động của các thiết bị định vị trên toàn cầu, Mỹ cam kết duy trì sự sẵn có của ít nhất 24 vệ tinh GPS hoạt động khoảng 95%

thời gian. Năm 2011 Mỹ cam kết duy trì sự sẵn có thêm 3 vệ tinh dự phòng nữa và hiện nay tổng cộng có ít nhất là 27 vệ tinh đang hoạt động liên tục.

Sự ra đời của GPS ban đầu nhằm mục đích phục vụ cho quân sự, sau này được mở rộng để sử dụng cho thiết bị dân sự. Ngày nay, khó hình dung rằng có một máy bay, một con tàu hay phương tiện trên bộ nào lại không lắp đặt thiết bị nhận tín hiệu từ vệ tinh. Điều này khiến GPS ngày càng trở nên phổ biến.

- GLONASS (Nga): Hệ thống GLONASS (Global Orbiting Navigation Satellite System, Hệ thống vệ tinh dẫn đường quỹ đạo toàn cầu, tiếng Nga ГЛОНАСС: ГЛОбальная НАвигационная Спутниковая Система;

Global’naya Navigatsionnaya Sputnikovaya Sistema) do Liên bang Sô viết (cũ) thiết kế và điều hành.

Ngày nay hệ thống GLONASS vẫn được Nga duy trì hoạt động. Hệ thống GLONASS bao gồm 30 vệ tinh chuyển động trong ba mặt phẳng quỹ đạo (nghiêng 64.8 độ so với mặt phẳng xích đạo) xung quanh trái đất với bán kính 25.510 km (Yasuda, 2001). Tương tự như GPS, GLONASS được Bộ quốc phòng của Nga dùng làm hệ thống dẫn đường trong các môi trường đòi hỏi tốc độ cao như máy bay phản lực và tên lửa, sau này nó được mở rộng sang các thiết bị dân sự. Khi mới ra đời GLONASS sử dụng phương pháp truy cập đa tần FDMA (Frequency Division Multiple Access Method) để liên lạc với các vệ tinh (25 kênh cho 24 vệ tinh). Đây là giao thức phổ biến trong liên lạc vệ tinh nhưng có hạn chế là dễ bị nhiễu và gián đoạn. Bắt đầu từ năm 2008, GLONASS đã sử dụng CDMA (Code Division Multiple Access Technique) để mang đến khả năng tương thích với các vệ tinh GPS.

Chính vì sự tương thích này mà hiện nay hầu như các thiết bị định vị đều có tích hợp GLONASS kèm với GPS để tận dụng hết khả năng định vị của 2 hệ thống.

- GALILEO (Châu Âu): Cả hai hệ thống GPS và GLONASS được sử dụng chính cho mục đích quân sự. Đối với những người sử dụng dân sự có thể có sai số lớn nều như cơ quan điều hành GPS và GLONASS kích hoạt bộ phận gây sai số chủ định, ví dụ như SA của GPS. Do vậy Liên hợp Âu Châu (EU) đã lên kế hoạch thiết kế và điều hành một hệ thống định vị vệ tinh mới mang tên GALILEO, mang tên nhà thiên văn học GALILEO, với mục đích sử dụng dân sự.

Việc nghiên cứu dự án hệ thống GALILEO được bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 1999 do 4 quốc gia Châu Âu Pháp, Đức, Italia và Anh Quốc. Giai đoạn đầu triển khai chương trình GALILEO bắt đầu năm 2003 và theo dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2010 (chậm hơn so với thời gian dự định ban đầu 2 năm. GALILEO được thiết kế gồm 30 vệ tinh chuyển động trong 3 mặt phẳng quỹ đạo (nghiêng 56 độ so với mặt phẳng xích đạo) xung quanh trái đất với bán kính 29.980 km (Yasuda, 2001).

- BEIDOU – QZSS – IRNSS ( Châu Á): Để tránh lệ thuộc vào hệ thống định vị của nước khác, một số các quốc gia phát triển cũng tự xây dựng hệ thống định vị vệ tinh cho riêng mình chẳng hạn như:

+ Beidou (Bắc Đẩu) – là hệ thống định vị riêng của CHDNND Trung Hoa phát triển, phủ khắp ở châu Á và tây Thái Bình Dương

+ IRNSS – Hệ thống định vị tại khu vực của Ấn Độ, hoạt động bắt đầu từ năm 2013, có độ phủ ở Ấn Độ và bắc Ấn Độ Dương.QZSS – Hệ thống định vị khu vực của Nhật Bản, phủ khắp châu Á và châu Đại Dương.

2.2.4.5. Công nghệ RTK

- RTK là tên viết tắt của cụm từ Real-Time Kinematic, nghĩa là kỹ thuật đo động thời gian thực. Về mặt nguyên tắc RTK rất tương tự như kỹ thuật GPS. Nói ngắn gọn công nghệ RTK là một phương pháp đo đạc hiện đại có độ chính xác cao và nhanh chóng bằng máy RTK. Công nghệ RTK (Real Time Kinematic) là một phương pháp đo đạc hiện đại có độ chính xác cao và nhanh chóng. RTK được ứng dụng trong nhiều công tác trắc địa: khảo sát địa hình, thành lập bản đồ địa chính, khảo sát giao thông, thủy ,lợi,...Trong công tác đo sâu: RTK cũng khẳng định được thế mạnh của công nghệ về tốc độ và độ chính xác

- Một bộ máy RTK gồm 01 máy tĩnh (trạm BASE) đặt tại điểm gốc (điểm mốc địa chính nhà nước hoặc đường chuyền hạng IV trong công trình), được cài đặt tọa độ điểm gốc (VN-2000) và các tham số tính chuyển từ hệ toạ độ quốc tế WGS-84 về hệ toạ độ VN-2000, có thể một hay nhiều máy động (ROVER) đặt tại điểm cần xác định toạ độ. Cả hai loại máy đồng thời thu tín hiệu từ vệ tinh, riêng máy tĩnh có hệ thống Radio link liên tục phát ra tín hiệu cải chính giữa hệ toạ độ WGS-84 và hệ toạ độ VN-2000, các ROVER sẽ thu nhận tín hiệu cải chính này để cải chính tọa độ điểm cần xác định về hệ VN- 2000. Trên màn hình cửa sổ điện tử của ROVER liên tục thông báo kết quả độ chính xác, khi đạt được độ chính xác theo yêu cầu bấm OK để lưu kết quả vào sổ tay.

Số gia cải chính sẽ được phát ra và mang tới vị trí đặt các máy di động ROVER nhằm mục đích hiểu chỉnh vị trí các mát di động để đạt được độ chính xác cao.

Bộ phận phát mang số cải chính đi làm tín hiệu dạng sóng vô tuyến UHF (radio) công xuất 25W với 9 kênh tương ướng với các tần số khác nhau.

Phạm vi hoạt động của máy ROVER so với máy BASE lên tới 12km trong điều kiện thuận lợi.

Sai số của phương pháp đo nay có thể đạt được là:

+ Sai số vị trí điểm: 10mm + 1ppm Rms + Sai số cao độ: 20mm + 1ppm Rms

Dữ liệu đo đạc của phương pháp này là tọa độ và độ cao của điểm đo trong hệ thống tọa độ quốc gia VN-2000 hoàn toàn không phải sử lý gì thêm.

Hình 2.5. Một bộ máy RTK

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ tin học và máy RTK trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 22 tỷ lệ 1 1000 thị trấn Phố Lu - huyện Bảo Thắng - tỉnh Lào Cai (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 31 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)