Một số kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp cơ sở tại xã Đông Phong

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp (Trang 22 - 31)

CHƯƠNG II CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

3.2. Một số kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp cơ sở tại xã Đông Phong

- Nâng cao nhận thức về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.

Nâng cao nhận thức về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC là việc làm thường xuyên lâu dài.

Muốn nâng cao nhận thức trong cán bộ từ cấp ủy, chính quyền, đảng viên đến quần chúng nhân dân thấy được tầm quan trọng của công tác cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC.

Để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã, phải có kế hoạch cụ thể đào tạo, bồi dưỡng từng năm và lâu dài đối với CBCC này đã được định biên. Cấp ủy, UBND xã phải thực hiện trong quy chế làm việc của mình đối với công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí tuyển dụng, cắt nhắc đề bạt cán bộ, để tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả, tránh làm theo lối hô hào khẩu hiệu quan tâm một cách chung chung.

- Tăng cường chủ động của Ủy ban nhân dân và sự hỗ trợ từ phía các học viên, các cơ sở đào tạo.

Tăng cường sự lãnh đạo của Ủy ban xã trong việc lãnh đạo các ban, ngành trong xã thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCC.

Tăng cường sự quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân xã trong công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC ở xã. Cụ thể thực hiện tốt các nội dung các Quyết định của thủ tướng Chính phủ số : 03/ 2004 QĐ -TTg ngày 07 tháng 01 năm 2004 phê quyệt định hướng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã, phường thị trấn đến năm 2010, thành chương trình kế hoạch của địa phương về đào tạo, bồi dưỡng CBCC tại cơ sở.

- Đổi mới về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.

* Về nội dung:

Thực hiện nội dung đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã một cách toàn diện, căn bản và chuyên nghiệp: đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, về kiến thức lý luận và thực tiễn; kiến thức cơ bản và hướng dẫn kỹ năng thực hành; đặt biệt chú trọng đào tạo, bồi dưỡng Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, dường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, bản chất giai cấp công nhân, năng lực trong tư duy lãnh đạo, quản lý; về xây dựng Đảng quản lý Nhà nước,quản lý kinh tế quản lý xã hội, khoa học công nghệ hiện đại, chuyên môn nghiệp vụ, phong cách lãnh đạo, phương pháp quản lý, xử lý tình huống, nâng cao trình độ học vấn ngoại ngữ, tin học….mà cụ thể từng nội dung như sau:

+ Nội dung về lý luận chính trị:

Biên soạn giáo trình môn Triết học Mác-Lênin, môn Kinh tế Chính trị Mác -Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học theo hướng đơn giản, dễ hiểu (dùng cấp học viên).

Nghiên cứu bổ sung thêm các nội dung: Lịch sử Việt Nam từ cận đại đến nay; Lược sử vùng đất Hòa Bình nhằm khẳng định sự tồn tại một quốc gia độc lập của các dân tộc.

+ Nội dung Nhà nước pháp luật quản lý hành chính:

Tăng thêm thời lượng cho các bài: các ngành luật tronghệ thống pháp luật Việt Nam (Chú trọng các luật và bộ luật: Dân sự - Tố tụng Dân sự; Hình sự, Tố tụng Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình).

Cách tổ chức, thực hiện quy chế dân chủ ở xã. Nội dung, phương pháp giải quyết khiếu kiện của dân. Nội dung, chương trình chính quyền xã tham gia quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn (nhằm phòng ngừa lợi dụng của các đối tác) nội dung phương pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong dân cư quản lý ngân sách xã, xây dựng hương ước xã …

Tăng thời lượng cho phần học nghiệp vụ và kỷ năng hành chính. Thiết kế nhiều thời gian thực hiện các bài tập trong đó chú trọng bài văn bản quản lý nhà nước và kỹ thuật soạn thảo văn bản, vấn đề này rất cần thiết cho CBCC xã.

* Về chương trình:

Xuất phát từ những yêu cầu thực tế chúng tôi đề xuất giải pháp xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC như sau:

- Xây dựng một chương trình đào tạo, bồi dưỡng riêng cho phù hợp với đặc điểm phong tục tập quán, khả năng trình độ và điều kiện hiện nay của người CBCC xã; theo hướng ngắn gọn, cụ thể xát hợp và ít tốn kém thời gian hơn.

- Khôi phục và kết hợp hai chương trình sơ cấp lý luận chính trị, sơ cấp hành chính Nhà nước chọn lọc, các nội dung thiết thực phù hợp với CBCC xã Đông Phong.

- Xây dựng chương trình kết hợp: Trung cấp lý luận chính trị -Hành chính Nhà nước với thời lượng học là 18 tháng dành riêng cho học viên là cán bộ trẻ tuổi, cán bộ trong nguồn diện quy hoạch. Sự kết hợp này vừa đảm bảo trình độ khoa học, tính lôgích giữa chính trị và hành chính.

+ Phương thức, hình thức đào tạo, bồi dưỡng

Hình thức đào tạo hoặc bồi dưỡng nên kết hợp cả loại hình đào tạo tập trung và tại chức (vừa làm vừa học) loại hình đào tạo tập trung áp dụng cho số CBCC trẻ, dự nguồn cho đào tạo tuyến trên cao hơn và đây là loại hình đào tạo cơ bản, phục vụ cho chiến lược lâu dài, loại hình đào tạo tại chức (vừa làm vừa học) áp dụng cho số cán bộ đương chức, lớn tuổi.

Đối với các lớp đào tạo tập trung dài hạn thực hiện phương thức kết hợp học văn hoá với các chương trình: Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính Nhà nước và trung cấp chuyên môn nghiệp vụ.

- Giảng dạy đối cán bộ, công chức xã.

Do trình độ đội ngũ cán bộ xã còn hạn chế nên việc tổ chức giảng dạy cần có những phương pháp đặc thù, không thể áp dụng một phương pháp chung như các đối tượng khác, căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu từng bài học, phần học, môn học mà nghiên cứu áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại như: Thuyết trình, làm việc theo nhóm, đóng vai tình huống, phương tiện và trực quan vào các lớp học cho CBCC xã.

Phương châm “học đi đôi với hành”, lý luận liên hệ với thực tiễn là một phương châm rất cơ bản trong công tác giáo dục- đào tạo. Nhưng đối với đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã đặc biệt quan tâm nhiều hơn và với học viên là người dân tộc thiểu số thì châm ngôn “trăm nghe không bằng một thấy” có giá trị rất to lớn và mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình đào tạo, vì đối với CBCC xã miền núi tư duy trừu tượng còn hạn chế, nên càng gắn được giữa lý luận với thực tiễn càng nhiều bao nhiêu thì càng sâu sắc và đạt kết quả bấy nhiêu.

Vì vậy, đối với những lớp tập trung dài hạn sau mỗi môn học mang tính tác nghiệp cụ thể cần tổ chức cho học viên đi thâm nhập thực tế tại các xã, để học viên học tập trong thực tế cách thức tổ chức, làm việc, giải quyết công việc hàng ngày tại trụ sở nơi làm việc của UBND xã. Từ đó học viên học được kinh nghiệm về địa phương, đơn vị mình kết hợp giữa học ở nhà trường và của đơn vị bạn làm việc đạt hiệu quả cao.

- Nguồn đào tạo, bồi dưỡng các biện pháp chuẩn bị của xã để bổ sung nguồn đào tạo, bồi dưỡng

Trước hết, nguồn trong con em gia đình thương binh liệt sĩ và gia đình có công với nước. Đây là nguyồn có truyền thống cách mạng cần quan tâm đặc biệt khi tìm nguồn đào tạo, bồi dưỡng. Ở trong đó sẽ có nguồn đào tạo, bồi dưỡng đây là những hạt giống “đỏ” nguồn này không những hiếm lắm, nhưng vấn đề thường gặp phải là đời sống của một bộ phận trong số họ còn khó khăn, sống ở vùng sâu, vùng xa, học chưa đến nơi đến chốn, nhất là con liệt sĩ, cho nên đối tượng này đi đôi với tìm nguồn đào tạo, bồi dưỡng chúng ta phải có kế hoạch rất sớm, từ khi còn nhỏ học ở các cấp học phổ thông, tạo điều kiện giúp đỡ họ đưa đi học ở các trường phổ thông Dân tộc nội trú, còn trong số học, nếu ai có điều kiện tự học đến nơi đến chốn thì phải ưu tiên quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng để sớm trở thành cán bộ dự bị kế cận làm nguồn cho cán bộ chủ chốt sau này, việc tìm nguồn để đào tạo, bồi dưỡng nhân tài trong đối tượng này là việc làm vừa mang tính trước mắt vừa mang tính lâu dài, nếu chúng ta kiên quyết làm chặt chẽ và được thành công nó sẽ mang lại hiệu quả rất bền vững trong chiến lược cán bộ giai đoạn 2010-2020 và những năm tiếp sau.

Thứ hai, nguồn từ con cháu cán bộ đương chức và cán bộ hưu trí. Đây là nguồn đào tạo khá dòi dào, họ sống trong môi trường có giáo dục và có điều kiện học hành đàng hoàng. Nằm trong đối tượng này cũng có con em thương binh, gia đình liệt sĩ gia đình có công với cách mạng, hoàn cảnh gia đình phần đông đã khá ổn định. Nếu được sự quan tâm đặc biệt và kịp thời đưa đi đào tạo tập trung dài hạn, thì trong số họ sẽ là những người có điều kiện tốt nhất để phát triển đảng viên từ khi còn là sinh viên. Sau khi ra trường nếu họ trở thành CBCC thì chính họ sẽ là những người phát huy tốt nhất tài năng của mình, là nguồn quý báu để có thể quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng thành cán bộ kế cận, dự bị, chủ chốt.

Thứ ba, nguồn từ học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú, thanh niên trưởng thành từ phong trào cơ sở, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Đây là nguồn đào tạo, bồi dưỡng rất đa dạng và phong phú cho CBCC sau này.

Đối với học sinh các trường phổ thông, đây là nguồn bổ sung nhân lực cơ bản, lâu dài cho các lĩnh vực, là nguồn bổ sung quan trọng cho đội ngũ CBCC của chính quyền xã sau này.

Đối với thanh niên trưởng thành từ phong trào cơ sở, đây là đối tượng nhiệt tình tham gia các phong trào ở cơ sở, nhiệt huyết với cách mạng, người đi đầu, dẫn đường trong các phong trào, tiên phong, gương mẫu. Nhưng số họ đại bộ phận chưa qua đào tạo, bồi dưỡng ở trường lớp, vì vậy nếu chúng ta bắt gặp và phát hiện sớm đưa đi đào tạo, bồi dưỡng đến nơi đến chốn thì sau này trở thành CBCC có đầy đủ năng lực và họ đem hết tài năng để phục vụ.

Đối với thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đây là lực lượng đã qua thử thách ở môi trường quân sự, nên họ có khả năng chịu cực chịu khổ và ý thức tổ chức kỷ luật cao. Lực lượng này chúng ta trưng dụng và tạo điều kiện giúp đỡ đưa đào tạo, bồi dưỡng sau này trở thành CBCC xã, có đủ bản lĩnh cả về chính trị và đạo đức.

+ Ưu tiên về chế độ chính sách và tuyển sinh, cử tuyển

Về tuyển sinh, cử tuyển để bổ sung CBCC xã như hiện nay và để có nguồn đào tạo, bồi dưỡng CBCC sau này. Trước mắt các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh khi tuyển sinh cũng xem xét ưu tiên hạ điểm chuẩn về trình độ học vấn và điểm chuẩn xét tuyển đầu vào, hướng lâu dài phải tạo nguồn CBCC xã tại các khu vực miền núi như xã Đông Phong từ khi học tập THPT và các trường phổ thông.

Đối với thí sinh dạng cử tuyển chúng ta cũng ưu tiên mở rộng đối tượng không chỉ những gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, mà ngay cả những gia đình nông dân, trí thức có lý lịch rõ ràng, có ý chí ham học để sau này làm CBCC Nhà nước, đối với đối tượng này các cơ sở đào tạo cũng nên ưu tiên tăng chỉ tiêu và hạ điểm chuẩn về trình độ học vấn, có như vậy mới có một nguồn đào tạo CBCC xã có đủ ở các cấp, các ngành và các lĩnh vực trong tổ chức bộ máy Nhà nước.

+ Đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tại địa phương.

Tiến hành sắp xếp lại các cơ sở đào tạo của tỉnh theo hướng gọn, nhẹ, tạo điều kiện chỉ đạo và quản lý chặt chẽ của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh.

Sớm xây dựng các chỉ tiêu về tiêu chuẩn đối với phòng học, cơ sở đào tạo phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra và đối tượng học viên là CBCC không để tình trạng đầu tư xây dựng lớp học, cơ sở đào tạo CBCC chắp vá thiếu đồng bộ khoa học. Việc đầu tư các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC phải xác định là nhiệm vụ thường xuyên mang tính ổn định và lâu dài, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển.

Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, đủ khả năng mở các lớp bồi dưỡng ngắn ngày và quản lý các lớp tại. Qua nhiều năm hoạt động các trung tâm cũng đã khẳng định được vai trò, vị trí là cơ sở sinh hoạt, bồi dưỡng lý luận chính trị, truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước … tới đảng viên, cán bộ, quần chúng trên địa bàn huyện, thị, công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của địa phương. Do đó, đề nghị xây dựng cơ sở vật chất của các trung tâm cần sớm được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời trang bị những phương tiện kỹ thuật cần thiết phục vụ việc dạy và học, nhất là các trung tâm ở các huyện.

Tăng cường trang thiết bị việc dạy và học ở Trường Chính trị theo từng bước hiện đại hoá. Việc xây dựng cơ bản của trường đã được đầu tư một bước, nhưng các thiết bị trong lớp học, hội trường còn rất nghèo nàn, cần sớm nâng cấp các thiết bị cơ bản đã quá lạc hậu như: Âm thanh, ánh sáng, bảng, quat… tăng cường đầu tư các phương tiện hiện đại hỗ trợ cho việc thực hiện đổi mới căn bản nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng như: máy chiếu, phông chiếu, máy vi tính và phương tiện nghe nhìn hiện đại.

Xuất phát từ những yêu cầu và sự cần thiết đó, đề tài “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã Đông Phong – H. Cao Phong – T. Hòa Bình” đã tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

Thứ nhất, nêu lên được những vấn đề về cơ sở lý luận liên quan đến CBCC xã Đông Phong, vai trò CBCC xã Đông Phong, đặc điểm, nội dung, hình thức cũng như những yêu cầu tất yếu khách quan của việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã Đông Phong trong tình hình hiện nay;

Thứ hai, thống kê và phân tích được thực trạng đội ngũ CBCC và thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC xã qua đó nêu lên được những mặt mạnh, mặt hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó;

Thứ ba, trên cơ sở thực trạng đó, đề tài nghiên cứu đã đưa những quan điểm chỉ đạo về đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã đồng thời cũng đề ra một số giải pháp mang tính đặc thù nhằm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC xã từ nay đến năm 2020.

Việc xây dựng CBCC xã là một vấn đề lớn và phức tạp, công việc đào tạo, cũng là một vấn đề lớn vừa có tính phức tạp lại vừa có tính nhạy cảm. Vì vậy, việc tổ chức thực hiện phải có thời gian, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, giữa Trung ương và địa phương, trong quá trình thực hiện lại phải tiếp tục đúc kết rút kinh nghiệm, đổi mới tư duy cho phù hợp với tình hình cụ thể. Do đó, những đóng góp trên đây của đề tài nghiên cứu là có hạn.

Tuy nhiên, trước bức xúc về trình độ, năng lực của đội ngũ CBCC xã Đông Phong hiện nay, việc quan tâm phối hợp và thực hiện một cách đồng bộ và chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, giữa Trung ương và địa phương, đề tài nghiên cứu sẽ đem lại những kết quả thiết thực, tích cực góp phần củng cố và nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ CBCC xã Đông Phong ở Cao Phong nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng trong hiện tại và tương lai.

Đề tài cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, do năng lực bản thân có hạn, thời gian thực hiện và công tác nghiên cứu khảo sát thực tế chưa nhiều.

Rất mong được sự đóng góp và sự thông cảm của quý thầy, cô./.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp (Trang 22 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w