Có hai loại thiết bị có thể dùng để lập trình cho PLC S7- 200 là PG và PC - PG: Là thiết bị lập trình chuyên dụng được dùng cho PLC S7-200 tuy nhiên chỉ sử dụng để lập trình với ngôn ngữ STL - PC: Là máy tính cá nhân trên đó có cài phần mềm STEP7-MICROWIN.
Phần mềm này cho phép lập trình với cả ba ngôn ngữ là STL, LAD và FBD.Để cài phần mềm này người phải có bản quyền và PC phải cài hệ điều hành WIN98/2000/NT/XP.Hiện nay hầu hết sử dụng STEP7MICROWIN 3.0, 3.2, 4.0 để lập trình cho S7 để có thể sử dụng được những ứng dụng nâng cao.
1. Giao diện làm việc:
GVHD: TS HOÀNG MINH TRÍ Trang 26 Sau khi đã cài đặt phần mềm STEP7-MICROWIN và vào chương trình làm việc, giao diện làm việc sẽ được thể hiện như sau:
Hình 1.8 phần mềm STEP7-MICROWIN
- Navigation Bar: Thể hiện các khối và các lệnh làm việc được tạo sẵn trong phần mềm.
Để sử dụng các khối này ta chỉ cần kích vào nút biểu tượng tương ứng với khối cần dùng.
- Instruction Tree: Thể hiện tất cả các khối và lệnh sử dụng trong chương trình dưới dạng cây thư mục. Muốn làm việc với lệnh nào chỉ việc Click đúp chuột vào vị trí đó để chọn thiết bị làm việc.
GVHD: TS HOÀNG MINH TRÍ Trang 27 - Các khối Cross Reference, Data Block, Status Chart, Symbol Table sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau.
- Program Editor: Đây là vùng chính để thực hiện chương trình bằng cách đưa các lệnh vào trong vùng và sắp xếp chúng theo cách thức của người dùng để tạo ra một chương trình.
- Menu bar và Toolbar: Là các thanh công cụ giúp thực hiện nhanh các lệnh và chức năng sử
2. Các khối sử dụng trong giao diện lập trình:
2.1. Khối Programe Block: Gồm ba khối chính:
a. Khối OB1: Là khối chứa chương trình chính, luôn được quét trong mỗi vòng vòng quét.
Đây là khối chính trong việc thiết kế chương trình và bắt buộc phải có.
b Khối SUBROUTIN: Là khối chứa chương trình con. Chương trình chứa trong khối này sẽ được thực hiện mỗi khi có lệnh gọi thực hiện từ chương trình chính.
c Khối INTERRUPT: Là khối chứa chương trình ngắt. Khối này sẽ được thực hiện mỗi khi có sựkiện ngắt xảy ra.
GVHD: TS HOÀNG MINH TRÍ Trang 28 Cách tạo chương trình con hay chương trình ngắt
Có thể tạo nhiều chương trình con hay chương trình ngắt tuy nhiên không thể tạo nhiều chương trình chính do chương trình chính chỉ có một. Có thể xóa hay đổi tên chương trình con hay chương trình ngắt bằng cách click chuột phải vào biểu tượng chương trình và chọn
“Delete” hay “Rename”.
2.2. Khối Data Block:
Đây là khối chứa dữ liệu của một chương trình. Ta có thể định dạng dữ liệu trước trong khối này và sử dụng chúng trong chương trình. Khi tải chương trình vào PLC thì toàn bộ nội dung của khối sẽ được lưu vào bộ nhớ của PLC. Khối chỉ làm việc với dữ liệu của vùng nhớ V. Để tạo dữ liệu trong khối này ta có click vào biểu tượng trên màn hình hoặc trên cây thư mục chọn khối và click vào biểu tượng “USER”, khi đó màn hình chương trình sẽ chuyển sang làm việc với khối.
2.3. Khối System Block:
Đây là khối định dạng các chức năng làm việc của hệ thống. Khối này gồm có 10 khối chính:
1. Communication Ports: Định dạng cho cổng giao tiếp của PLC. Địa chỉ mặc định của PLC là 2, có thể thay đổi địa chỉ này.Tốc độ truyền mặc định là 9600kbps.
2. Retentive Ranges: Khối này cho phép chọn 5 vùng nhớ có thể lưu dữ liệu khi PLC bị mất điện, nếu vùng nào được chọn thì dữ liệu vùng đó được giữ, ngược lại sẽ bị reset về 0.
3. Password: S7-200 có 3 mức chọn mật mã,thông thường chọn mức cao nhất để bảo mật bản quyền, số ký tự tối đa là 8. Trường hợp PLC đã có password thì người không có
GVHD: TS HOÀNG MINH TRÍ Trang 29 password không thể upload từ PLC về máy tính nhưng có thể DownLoad chương trình vào PLC bằng các chọn “clear PLC”, khi đó toàn bộ dữ liệu sẽ bị xóa.
4. Output table: Khối này cho phép chọn trạng thái ngõ ra của PLC là ON hay OFF khi PLC chuyển trạng thái từ RUN sang STOP. Chế độ mặc định của phần mềm là OFF.
5. Input Filter: Cho phép chọn thời gian lọc tín hiệu ngõ vào của PLC. Thời gian lọc tín hiệu ngõ vào là thời gian mà ngõ vào không đổi trạng thái thì PLC mới cho phép nhận trạng thái đó. Nếu sự thay đổi trạng tháidiễn ra trong thời gian ngắn hơn thời gian lọc thì PLC sẽ không nhận tín hiệu đó và coi như trạng thái của ngõ vào là không thay đổi.Thời gian lọc mặc định của đầu vào là 6.4ms
6. Pulse Catch Bits: PLC cho phép chọn ngõ vào có thể bắt những tín hiệu nhanh khi
chu kỳ quét chưa kịp quét, tín hiệu đó sẽ được giữ cho đến khi chu kỳ quét được thực hiện.
7. Background Time: Background time còn gọi là thời gian nền, được chuyên dùng cho việc xử lý các yêu cầu truyền thông trong chế độ chạy ở trạng thái biên dịch hoặc đáp ứng.
Background time được cho dưới dạng phần trăm và tác động đến thời gian quét. Khi tỷ lệ chọn càng tăng thì thời gian quét càng chậm. Tỷ lệ hợp lý được chọn là 10%.
8. EM Configuration: Khối này cho phép người sử dụng xem được cấu hình vị trí của module được sử dụng. Địa chỉ này được lưu trong vùng nhớ V.
9. Configure LED: Khối này cho phép người dùng đặt cấu hình cho đèn SF/DIAG. Có hai chế độ có thể được sử dụng để thông báo.
10. Increase Memory: Khối cho phép người dùng tăng hoặc không tăng bộ nhớ trong chế độ chạy của PLC bằng cách đánh dấu vào vị trí “Disable Edit in Run to increas memory”.
GVHD: TS HOÀNG MINH TRÍ Trang 30 2.4. Khối Symbol Table: Khối này cho phép người dùng đặt biểu tượng và chú thích các địa chỉ sử dụng trong chương trình. Khi ta đặt biểu tượng ( symbol ) và chú thích ( comment ) thì trong chương trình sẽ thể hiện các biểu tượng này thay cho địa chỉ. Công việc này sẽ giúp cho người dùng dễ dàng giám sát các địa chỉ được sử dụng trong chương trình.