ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân lập các hợp chất tritecpen từ lá của cây Mâm xôi (Trang 26 - 49)

2.1. Mẫu thực vật

Cây Mâm xôi được thu hái vào tháng 02 năm 2010 tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Mẫu cây được TS. Trần Huy Thái, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam giám định.

Mẫu tiêu bản được lưu giữ tại Viện Hoá học các Hợp chất Thiên nhiên, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

2.2. Phương pháp phân lập các hợp chất 2.2.1. Sắc ký lớp mỏng (TLC)

Sắc ký lớp mỏng được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DC-Alufolien 60 F254 (Merck 1,05715), RP18 F254s (Merck). Phát hiện chất bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 368 nm hoặc dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4

10% được phun đều lên bản mỏng, sấy khô rồi hơ nóng trên bếp điện từ từ đến khi hiện màu.

2.2.2. Sắc ký lớp mỏng điều chế

Sắc ký lớp mỏng điều chế thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn Silica gel 60G F254 (Merck, ký hiệu 105875), phát hiện vệt chất bằng đèn tử ngoại hai bước sóng 254 nm và 368 nm, hoặc cắt rìa bản mỏng để phun thuốc thử là dung dịch H2SO4 10%, hơ nóng để phát hiện vệt chất, ghép lại bản mỏng như cũ để xác định vùng chất, sau đó cạo lớp Silica gel có chất, giải hấp phụ bằng dung môi thích hợp.

2.2.3. Sắc ký cột (CC)

Sắc ký cột được tiến hành với chất hấp phụ là Silica gel pha thường và pha đảo. Silica gel pha thường có cỡ hạt là 0,040-0,063 mm (240 - 430 mesh).

Silica gel pha đảo ODS hoặc YMC (30 - 50 àm, FuJisilisa Chemical Ltd.).

PHAM TUẤN ANH 26 K32A- KHOA HÓA HỌC

2.3. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học các hợp chất 2.3.1. Điểm nóng chảy (Mp)

Điểm nóng chảy được đo trên máy Kofler micro - hotstage của Viện Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên.

2.3.2. Phổ khối lượng (ESI-MS)

Phổ khối lượng phun mù điện tử (Electron Spray Ionization Mass Spectra) được đo trên máy AGILENT 1100 LC-MSD Trap của Viện Hoá học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

2.3.3. Phổ cộng hưởng từ nhân (NMR)

Phổ cộng hưởng từ nhân (NMR): 1H-NMR (500 MHz) và 13C-NMR (125 MHz) được đo trên máy Bruker AM500 FT-NMR Spectrometer, Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

PHAM TUẤN ANH 27 K32A- KHOA HÓA HỌC

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thu mẫu thực vật và xử lí mẫu

Mẫu lá của cây Mâm xôi (20 kg tươi), được rửa sạch, phơi khô trong bóng râm, sau đó sấy khô bằng tủ sấy ở nhiệt độ 50oC, sau cùng đem nghiền nhỏ thành bột thu được 4 kg bột khô.

3.2. Phân lập các hợp chất

Sơ đồ 3.2.1. Chiết phân đoạn dịch chiết metanol của cây Mâm xôi

PHAM TUẤN ANH 28 K32A- KHOA HÓA HỌC

Bổ sung n-BuOH RA1A: Cặn n-Hexan (20 g)

Bổsung EtOAc Bột lá khô R. alceaefolius

(4 kg)

Chiết MeOH

RA1- Cặn MeOH (100g) Bổ sung nước

n-Hexan: nước 1/1

RA1B: Cặn CHCl3 (40 g)

CHCl3: nước 1/1

RA1C: Cặn EtOAc (10 g)

EtOAc: nước 1/1

RA1D: Cặn n-BuOH (5 g) RA1E: Lớp nước (25 g)

n-BuOH: nước 1/1

Bổ sung CHCl3 Lớp nước

Lớp nước

Lớp nước

Sơ đồ 3.2.2. Phân lập các hợp chất RA11-B và RA17-1 từ cây Mâm xôi

Bột khô lá cây Mâm xôi (4 kg) được chiết 3 lần bằng metanol ở nhiệt độ 50oC. Các dịch chiết này được gộp lại và loại dung môi dưới áp suất giảm, thu được 100g dịch chiết metanol. Bổ sung 4 lít nước cất vào dịch chiết này, sau đó chiết phân bố lần lượt với các dung môi n-hexan, clorofoc, etylaxetat, n- butanol như sơ đồ 1.

Dịch chiết clorofoc (40g), sau đó được tiến hành phân lập trên các sắc ký cột với chất hấp phụ là silica gel, với các hệ dung môi CHCl3/MeOH/EtOAC và n-hexan/axeton/ EtOAC nhận được các hợp chất RA11-B (10mg) và RA17-1 (60mg) (Sơ đồ 2).

3.3. Hằng số vật lí và các dữ kiện phổ của các hợp chất

Các chất đã phân lập được chúng tôi tiến hành phân tích cấu trúc bằng các phương pháp vật lí như sau: Đo điểm nóng chảy, độ quay cực, kết hợp với

PHAM TUẤN ANH 29 K32A- KHOA HÓA HỌC

RA3E (15g) RA1B (40 g)

Silica gel CC

CHCl3/MeOH 100/0-0/100

Silica gel CC

CHCl3/MeOH/EtOAc:

20/1/1

RA3A (10g) RA3B (5g) RA3C (8g) RA3D (2g) Silica gel CC

n-hexan/axeton/ EtOAc: 10/10/1

RA17-1 (60mg) RA11B

(10mg)

các phương pháp phổ hiện đại như phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều (1H- NMR, 13C-NMR, DEP 135, DEP 90), hai chiều (HSQC, HMBC và NOESY), phổ khối lượng phun mù điện tử (ESI).

3.3.1. Hợp chất RA11-B (Axit Euscaphic) (1)

Chất kết tinh tinh thể hình kim có màu trắng, điểm nóng chảy 269- 270oC, độ quay cực [α]D +12o (c 1,0, MeOH).

ESI, m/z: 489 [M+H]+, C30H48O5.

1H-NMR (500MHz, MeOD), δ (ppm):1,23/1,62 (H2-1), 3,95 (1H, ddd, J = 10,3, 4,1, 3,0 Hz, H-2), 3,36 (1H, d, J = 3,0 Hz, H-3), 3,39 (H-5), 1,37/1,98 (H2-6), 1,32/1,54 (H2-7), 1,21 (H-9), 2,01 (H2-11), 5,35 (1H, dd, J = 3,0, 11,0 Hz, H-12), 1,06/1,75 (H2-15), 1,59 (Ha-16/2,50 (1H, dt, J =13,1, 4,4 Hz, Hb- 16), 2,59 (H-18), 1,23 (H-20), 1,29/1,68 (H2-21), 1,65/1,77 (H2-22), 1,02 (s, H3-23), 0,88 (s, H3-24), 0,96 (s, H3-25), 0,78 (s, H3-26), 1,28 (s, H3-27), 1,21 (s, H3-29) và 0,97 (3H, d, J = 6,5 Hz, H3-30).

13C-NMR (125MHz, MeOD), δ (ppm): 41,7 (C-1), 66,5 (C-2), 79,1 (C-3), 38,5 (C-4), 48,3 (C-5), 18,4 (C-6), 32,9 (C-7), 40,0 (C-8), 47,1 (C-9), 37,7 (C- 10), 23,9 (C-11), 129,2 (C-12), 138,5 (C-13), 41,5 (C-14), 28,4 (C-15), 25,8 (C-16), 47,9 (C-17), 53,5 (C-18), 73,4 (C-19), 41,6 (C-20), 26,3 (C-21), 37,9 (C-22), 28,7 (C-23), 22,1 (C-24), 16,5 (C-25), 19,6 (C-26), 24,7 (C-27), 181,1 (C-28), 27,4 (C-29) và 16,4 (C-30).

3.3.2. Hợp chất RA17-1 (Axit Cericic) (2)

Chất kết tinh tinh thể hình kim có màu trắng, nhiệt độ nóng chảy 280- 282oC, [α]D +32o (c 1,0, MeOH).

ESI, m/z: 505 [M+H]+, C30H48O6, m/z 487.2 [M-H2O+H]+, 469.2 [M- 2H2O+H]+, 451.2 [M-3H2O+H]+.

PHAM TUẤN ANH 30 K32A- KHOA HÓA HỌC

1H-NMR (500MHz, MeOD), δ (ppm): 0,93/1,98 (H2-1), 3,80 (1H, dt, J = 11,5, 4,5 Hz, H-2), 3,06 (H-3), 1,00 (H-5), 1,41/1,65 (H2-6), 1,33/1,51 (H2-7), 1,79 (H-9), 2,27 (1H, dt, J = 1,5, 3,5 Hz, Ha-11/ 1,63 (Hb-11), 5,33 (1H, d, J = 3,5, H-12), 1,04 (H2-15), 1,98 (H2-16), 3,07 (H-18), 3,25 (1H, d, J = 4,0 Hz, H-19), 1,63/1,75 (H2-21), 1,63/1,78 (H2-22), 1,24 (s, H3-23), 3,39 (brs, Ha-24), 4,05 (d, J = 11,0 Hz, Hb-24), 0,97 (s, H3-25), 0,74 (s, H3-26), 1,29 (s, H3-27), 0,94 (s, H3-29) và 0,96 (s, H3-30).

13C-NMR (125MHz, MeOD), δ (ppm): 47,3 (C-1), 69,4 (C-2), 85,8 (C-3), 44,1 (C-4), 57,0 (C-5), 19,7 (C-6), 33,9 (C-7), 40,5 (C-8), 49,1 (C-9), 39,0 (C- 10), 28,4 (C-11), 124,4 (C-12), 144,4 (C-13), 42,4 (C-14), 29,3 (C-15), 24,9 (C-16), 46,4 (C-17), 44,9 (C-18), 82,3 (C-19), 35,8 (C-20), 29,2 (C-21), 33,7 (C-22), 23,6 (C-23), 66,1 (C-24), 17,1 (C-25), 17,4 (C-26), 25,0 (C-27), 182,1 (C-28), 28,5 (C-29) và 25,0 (C-30).

3.4. Hợp chất RA11-B (Axit Euscaphic) (1) [9]

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton 1H-NMR của hợp chất (1) có dạng phổ của một hợp chất tritecpen. Ngoài tín hiệu δ 5,35 ppm của một nối đôi đã bị thế ba vị trí còn xuất hiện thêm hai tín hiệu của hai proton thuộc vào các cacbon nối với nguyên tử oxi δ 3,95 và 3,36 ppm. 6 nhóm metyl bậc bốn tương ứng với 6 singlet mà cường độ tích phân tương ứng là 3H cho mỗi tín hiệu (δ 0,78, 0,88, 0,96, 1,02, 1,28 và 1,21 ppm). Ngoài ra tín hiệu vạch kép của một nhóm metyl δ 0,97 (3H, J = 6,5 Hz) gợi ý rằng hợp chất này có thể thuộc vào khung Ursane.

PHAM TUẤN ANH 31 K32A- KHOA HÓA HỌC

Hình 3.1.a. Phổ 1H-NMR của hợp chất (1)

HO

HO

HO OH

O

1 2

3 4

5 6

7 8 9 10

11 12

13

14 15

16 18 17 19

20 21 22

24 23

25 26

27

28 29

30

Hình 3.1.b. Cấu trúc hoá học của hợp chất (1)

PHAM TUẤN ANH 32 K32A- KHOA HÓA HỌC

Hình 3.1.c. Phổ 13C-NMR của hợp chất (1)

Phổ 13C-NMR xuất hiện tín hiệu của 30 cacbon của một hợp chất tritecpen. Cùng với phổ HSQC có thể xác định được hợp chất (1) có 7 nhóm CH3, 8 CH2, 8 CH và 7 cacbon bậc bốn. Nối đôi nội vòng được xác định tại δ 129,2 (d) và 138,5 (s). Nhóm axit được khẳng định tại δ 181,1 ppm. Hai nhóm hydroxyl tại δ 65,2 và 79,1 ppm. Ngoài ra còn một nhóm hydroxyl bậc bốn tại δ 73,4 ppm. Như vậy về cơ bản có thể nhận định (1) là một tritecpen có khung Ursane, có một nối đôi, một nhóm COOH và ba nhóm hydroxyl trong đó có hai nhóm OH được khẳng định tại hai vị trí C-2 và C-3 với cấu

PHAM TUẤN ANH 33 K32A- KHOA HÓA HỌC

hình α-OH bởi sự tương ứng phù hợp về độ dịch chuyển hoá học với các hợp chất tương tự. Để xác định chính xác độ dịch chuyển hoá học tương ứng của cacbon và proton chúng tôi đã đo phổ HSQC và các giá trị của chúng được đưa ra chi tiết trên bảng 3.1.

Hình 3.1.d. Phổ HSQC của hợp chất (1)

PHAM TUẤN ANH 34 K32A- KHOA HÓA HỌC

Hình 3.1.e. Phổ HSQC dãn rộng của hợp chất (1) Bảng 3.1. Kết quả phổ NMR của hợp chất (1)

C δC [8] δC a,b δH a,c (J, Hz)

HMBC (H – C) 1 41,4 (t) 41,7 (t) 1,23/1,62 (m)*

2 65,2 (d) 66,5 (d) 3,95 (1H, ddd, 10,3, 4,1, 3,0)

3 78,3 (d) 79,1 (d) 3,36 (1H, d, 3,0) 1, 2, 4, 5, 23 4 38,7 (s) 38,5 (s) -

5 47,7 (d) 48,3 (d) 3,39 * 6 17,7 (t) 18,4 (t) 1,37/1/98*

7 32,5 (t) 32,9 (t) 1,32,1,54*

8 39,6 (s) 40,0 (s) - 9 46,6 (d) 47,1 (d) 1,21*

10 38,5 (s) 37,7 (s) - 11 23,1 (t) 23,9 (t) 2,01*

12 127,0 (d) 129,2 (d) 5,35 (1H, dd, 3,0, 11,0) 9, 14, 18

PHAM TUẤN ANH 35 K32A- KHOA HÓA HỌC

13 138,9 (s) 138,5 (s) -- 14 41,8 (s) 41,5 (s) --

15 28,2 (t) 28,4 (t) 1,06/1,75*

16 25,4 (t) 25,8 (t) 1,59/2,50 (dt, 13,1, 4,4) 17, 28 17 47,3 (s) 47,9 (s) -

18 53,6 (d) 53,5 (d) 2,59 (1H, s) 12, 13, 14, 16, 17, 19, 20, 28 19 71,8 (s) 73,4 (s) -

20 41,2 (d) 41,6 (d) 1,23*

21 26,0 (t) 26,3 (t) 1,29/1,68 22 37,5 (t) 37,9 (t) 1,65/1,77

23 28,4 (q) 28,7 (q) 1,02 (3H, s) 3, 4, 5, 24 24 21,4 (q) 22,1 (q) 0,88 (3H, s) 3, 4, 5, 23 25 15,8 (q) 16,5 (q) 0,96 (3H, s) 1, 9, 10 26 16,3 (q) 16,9 (q) 0,78 (3H, s) 7, 8, 9, 14 27 25,4 (q) 24,7 (q) 1,28 (3H, s)

28 179,7 (s) 181,1 (s) -

29 26,2 (q) 27,4 (q) 1,21 (3H, s) 19

30 15,7 (q) 16,4 (q) 0,97 (3H, d, 6,5) 19, 20, 21

aĐo trong CD3OD, b125 MHz, c500 MHz, * tín hiệu bị che khuất

Để xác định các vị trí nhóm thế và kiểm tra các giá trị độ dịch chuyển hoá học của các vị trí, phổ HMBC đã được đo. Trên phổ HMBC, vị trí C-28 (COOH) được khẳng định bởi tương tác của H-18 với C-28. Hai nhóm OH tại C-2 và C-3 được xác định bởi tương tác HMBC của H-3 (δ 3,36) với C-2 (δ 66,5), C-4 (δ 38,5), C-5 (δ 48,3), C-23 (δ 28,7) và C-24 (δ 22,1). Các tương tác chi tiết trên phổ HMBC cho phép khâu nối các giá trị phổ và chi tiết được đưa ra trên Bảng 3.1.

PHAM TUẤN ANH 36 K32A- KHOA HÓA HỌC

Hình 3.1.f. Phổ HMBC của hợp chất (1)

PHAM TUẤN ANH 37 K32A- KHOA HÓA HỌC

Hình 3.1.g. Phổ HMBC của hợp chất (1)

HO

HO

HO OH

O

8 9

17 19

28

Hình 3.1.h. Một số tương tác chính trên phổ HMBC của hợp chất (1) Các kết quả phân tích nêu trên được đem so sánh với các dữ kiện phổ của hợp chất Axit Euscaphic (Axit 2α,3α,19α-trihydroxyurs-12-en-28-oic) [9] và sự trùng khớp hoàn toàn về các giá trị phổ tương ứng cho phép khẳng định hợp chất (1) là axit 2α,3α,19α-trihydroxyurs-12-en-28-oic. Hợp chất

PHAM TUẤN ANH 38 K32A- KHOA HÓA HỌC

này đã được tìm thấy từ các loài Euxaphis japonica, Coleus amboinicus, Jacaranda caucanaPygeum acuminatum. Tuy nhiên đây lại là lần đầu tiên nó được phân lập từ cây Rubus alceaefolius Poir.

3.5. Hợp chất RA17-1 (Axit cericic) (2)

Phổ NMR của hợp chất (2) cũng khá tương tự như các phổ tương ứng của hợp chất (1). Điều này cho thấy chúng đều là các tecpenoit. Tuy nhiên về chi tiết chúng có những sự khác nhau rõ rệt. Trên phổ NMR của (2), ngoài hai nhóm hydroxyl (δH 3,80/δC 69,4; δH 3,06/δC 85,8), một nhóm axit δC 182,1, một nối đôi nội vòng thế ba lần (δC 144,4/δH 5,33; δC 144,4) thì còn xuất hiện thêm một nhóm CH2OH với độ dịch chuyển hoá học chuyển hoá học khá đặc trưng cho nhóm hydroxyl bậc hai (δC 66,1/3,39 (1H, br s)/ 4,05 (1H, d, J = 11,0 Hz). Chú ý trên phổ 1H-NMR của (2) còn thấy sự xuất hiện của 6 nhóm metyl và đều là bậc bốn. Như vậy hợp chất này không thuộc khung Ursane như hợp chất (1). Các giá trị δC 69,4 và 85,4 của hai nhóm hydroxyl rất phù hợp với các hợp chất có cùng khung pentacyclic mà có các nhóm 2α-OH và β-OH [10].

Hình 3.2.a. Phổ 1H-NMR của (2)

PHAM TUẤN ANH 39 K32A- KHOA HÓA HỌC

HO

CH2OH HO

HO

OH O

1 2 3

4 5

6 7 8 9 10

11 12

13

14 15

16 18 17 19

20 21 22

23 24

25 26

27

28 29 30

Hình 3.2.b. Cấu trúc hoá học của (2)

Hình 3.2.c. Phổ 13C-NMR của (2)

PHAM TUẤN ANH 40 K32A- KHOA HÓA HỌC

Hình 3.2.d. Phổ 13C-NMR của (2) Bảng 3.2. Kết quả phổ NMR của (2a** [10]) và (2)

C δC của 2a[10]

δC a,bcủa 2

δH a,ccủa 2 (J, Hz)

HMBC H to C

NOESY

1 47,4 47,3 0,93 /1,98* 2

2 68,6 69,4 3,80 (1H, dt, 11,5, 4,5)

Ha-24, H-25

3 85,7 85,8 3,06 (1H, d*) 2, 4, 23, 24 H3-23

4 43,9 44,1 -

5 56,5 57,0 1,00 *

6 19,4 19,7 1,41/1,65 * 7 33,6 33,9 1,33/1,51*

8 40,0 40,5 - 14

9 48,5 49,1 1,79*

10 38,5 39,0 -

PHAM TUẤN ANH 41 K32A- KHOA HÓA HỌC

11 28,8 28,4 2,27 (1H, dt, 10,5, 3,5)/1,63*

12 123,6 124,4 5,33 (1H, d, 3,5) 9, 14, 18 13 144,9 144,4 -

14 42,1 42,4 -

15 29,1 29,3 1,04*

16 24,5 24,9 1,98*

17 46,0 46,4 -

18 44,8 44,9 3,07* 28

19 81,2 82,3 3,25 (1H, d, 4,0) 17, 20, 21 H-29, H-12

20 35,7 35,8 - -

21 28,3 29,2 1,63*/1,75*

22 29,9 33,7 1,63*/1,78*

23 24,1 23,6 1,24 (3H, s) 3, 4, 5, 24 24 65,6 66,1 3,39 (1H, br s)/ 4,05

(1H, d, 11,0)

3, 4, 5, 23

25 17,3 17,1 0,97 (3H, s) 1, 5, 9, 10 26 17,5 17,4 0,74 (3H, s) 7, 8, 9, 14

27 24,8 25,0 1,29 (3H, s) 12

28 180,9 182,1 - -

29 29,1 28,5 0,94 (3H, s) 19, 20, 30 30 24,8 25,0 0,96 (3H, s) 20, 21

aĐo trong CD3OD, b125 MHz, c500 MHz, * tín hiệu bị che khuất,** Số liệu NMR của axit Cericic

Tuy nhiên, trên phổ 13C-NMR một số tín hiệu bị che khuất và trùng vào với vùng píc dung môi, do đó chúng chỉ được xác định chính xác khi phổ 13C- NMR được dãn rất rộng tại vùng tín hiệu này (Hình 3.2.d). Kết quả này còn được kiểm tra trên phổ hai chiều HSQC. Chi tiết các giá trị độ dịch chuyển

PHAM TUẤN ANH 42 K32A- KHOA HÓA HỌC

hoá học δC và δH được chỉ ra trên Bảng 3.2. sau khi đã phân tích kỹ phổ HSQC và 1H-NMR.

Hình 3.2.e. Phổ HSQC của (2)

PHAM TUẤN ANH 43 K32A- KHOA HÓA HỌC

Hình 3.2.f. Phổ HSQC dãn rộng của (2)

Để xác định vị trí của các nhóm thế và kiểm tra độ dịch chuyển hoá học của các proton và cacbon, phổ HMBC cũng đã được thực hiện. Chi tiết phân tích các tương tác trên phổ này được chỉ ra trên Bảng 3.2. và Hình 3.2.g-h.

PHAM TUẤN ANH 44 K32A- KHOA HÓA HỌC

Hình 3.2.g. Phổ HMBC dãn rộng của (2)

PHAM TUẤN ANH 45 K32A- KHOA HÓA HỌC

Hình 3.2.h. Phổ HMBC của (2)

Trên phổ HMBC, tương tác của H-3 (δ 3,06) với C-2 (δ 69,4)/ C-4 (δ 44,1)/ C-23 (δ 23,6 và với C-24 (δ 66,1) chứng tỏ hai nhóm OH phải được gắn tại C-2 và C-3. Tương tự như vậy, tương tác của H-18 (δ 3,07) và C-28 (δ 182,1) cũng như của H-22 (δ 1,78) với C-28 chứng tỏ nhóm 28-COOH. Ngoài ra nhóm OH còn lại được khẳng định tại C-19 bởi tương tác HMBC giữa H- 19 (δ 3,25) với C-20 (δ 35,8), C-21 (δ 29,2) và với C-17 (δ 46,4). Như vậy cấu trúc dự kiến của (2) được đưa ra như trên Hình 3.2.b. đó là hợp chất axit 2α,3β,19α,24-tetrahydroxyolean-12-en-28-oic. Các giá trị phổ của hợp chất này được so sánh với các giá trị phổ của (2) và đưa ra trên Bảng 3.2.

PHAM TUẤN ANH 46 K32A- KHOA HÓA HỌC

Hình 3.2.i. Phổ NOESY của (2)

Tất cả 29 vị trí đều trùng khớp, duy chỉ có giá trị tại C-22 có sự chênh lệch 3,8 ppm so với tài liệu [11]. Để kiểm tra giá trị này, chúng tôi đã tham khảo các giá trị tương ứng của các hợp chất gần tương tự [seicicoside: δC-22

=33,0 [12], arjungenin: δC-22 =33,1 [13] và thấy rằng giá trị δC-22 =33,7 của hợp chất (2) là hoàn toàn phù hợp. Ngoài ra, hoá học lập thể của (2) được kiểm tra lại bằng phổ NOESY. Trên phổ này, tương tác của H-2 (δ 3,80) với H-24 (δ 4,05) và với H-25 (δ 0,97) khẳng định chúng cùng phía trong không gian và do đó là H-2β (hay 2α-OH). Nhóm 3β-OH được khẳng định nhờ tương tác giữa H-3 (δ 3,06) với H-23 (δ 1,24). Thêm vào đó, nhóm 19α-OH cũng được

PHAM TUẤN ANH 47 K32A- KHOA HÓA HỌC

khẳng định bởi tương tác của H-19 (α 3,25) với H-29 (δ 0,94) và H-12 (δ 5,33) trên phổ NOESY của (2).

Cuối cùng công thức phân tử của (2) được xác định là C30H48O6, bởi sự xuất hiện píc m/z 505 [M+H]+ trên phổ ESI của (2).

Hình 3.2.j. Phổ ESI-MS của (2)

PHAM TUẤN ANH 48 K32A- KHOA HÓA HỌC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân lập các hợp chất tritecpen từ lá của cây Mâm xôi (Trang 26 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w