Bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia

Một phần của tài liệu BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CỦA BẢO TÀNG CỔ VẬT VÕ HẰNG GIA TỈNH NINH BÌNH (Trang 49 - 52)

Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CỦA BẢO TÀNG CỔ VẬT VÕ HẰNG GIA

2.1. Chủ thể và cơ chế quản lý

2.1.4. Bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia

Căn cứ vào quy chế làm việc của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng gia ngày 30/08/2010, thì cơ cấu tổ chức hiện nay của bảo tàng gồm có:

- Ban giám đốc gồm có:

1. Ông Nguyễn Thế Võ – Giám đốc 2. Nguyễn Kiếm Anh – Phó giám đốc Các phòng chức năng gồm có:

- Phòng hành chính:

1. Nguyễn Minh Công: Cử nhân kế toán Đại học Công đoàn.

- Phòng nghiệp vụ:

1. Phụ trách thuyết minh: Đặng Văn Thi – Cử nhân công nghệ thông tin đại học FPT

2. Phụ trách bảo quản: Trần Thị Hằng – Cử nhân 3. Nhân viên: Nguyễn Văn Thạo

4. Nhân viên: Nguyễn Ninh Công 5. Nhân viên: Nguyễn Văn Nhất 6. Nhân viên: Mai Văn Sơn

7. Nhân viên: Nguyễn Văn Thịnh [Phụ lục 2 - phỏng vấn ông Nguyễn Thế Võ - giám đốc bảo tàng].

Không giống như bảo tàng công lập với các hình thức chia phòng ban và thành lập hội đồng khoa học cụ thể. Bảo tàng Cổ vật Võ Hằng gia có chia thành hai phòng chức năng là hành chính và nghiệp vụ, nhưng về cơ bản, các công tác của bảo tàng đòi hỏi mọi người phải tận tâm, học hỏi và chia sẻ các công việc với nhau nhằm hoàn thành nhiệm vụ. Các nhân viên tham gia từng công việc cụ thể theo sự điều động của chính giám đốc.

Chính vì vậy, tất cả các nhân viên đều cần trang bị cho mình những kiến thức về cổ vật nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc, thực hiện được các thao tác chính trong hoạt động bảo tàng như: nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền. Sáu khâu công tác này được các nhân viên trang bị dần theo thời gian học hỏi, chính vì vậy, trình độ, khả năng của các nhân viên không đánh giá theo bằng cấp mà chủ yếu là kinh nghiệm và sự nhanh nhạy của cá nhân. Đây chính là một trong những điểm khác biệt giữa bảo tàng tư nhân/ngoài công lập so với các bảo tàng công lập, được sự bảo trợ của nhà nước.

Về cơ cấu, tổ chức nhân sự tại Bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Cơ cấu nhân sự bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia

Tại Bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia, tất cả các công việc đều được thông qua sự chỉ đạo của giám đốc – người chịu trách nhiệm cao nhất cả về mặt chuyên môn lẫn pháp lý của tất cả các hoạt động. Phó giám đốc có

Ban Giám đốc

Phòng hành chính tổng hợp

Phòng Nghiệp vụ

trách nhiệm giúp việc cho giám đốc ở các công việc chuyên môn và quản lý các hoạt động của bảo tàng khi giám đốc phải đi công tác không có mặt tại bảo tàng được. Hai phòng hoạt động song song với nhau và nhận sự chỉ đạo từ giám đốc là chính.

- Phòng hành chính tổng hợp thực hiện các công tác liên quan về mặt tài chính, đề xuất trang thiết bị vật tư phục vụ cho công tác bảo quản, trưng bày của bảo tàng, thực hiện công tác báo cáo tình hình tài chính theo yêu cầu của giám đốc.

- Phòng nghiệp vụ thực hiện công việc bảo quản, tham gia tổ chức các hoạt động trưng bày, tuyên truyền, giao lưu cổ vật với các đơn vị khác mà bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia tham gia. Các nhân viên của phòng nghiệp vụ có quyền trực tiếp đề xuất ý kiến tham mưu cho giám đốc nhằm giúp các hoạt động của bảo tàng có hiệu quả hơn. Hoạt động này của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia về cơ bản là khác với các bảo tàng công lập khác:

chủ yếu đề cao hiệu quả chất lượng công việc mà không quá câu nệ vào tiểu tiết, quy định. [Phụ lục 2 - phỏng vấn ông Nguyễn Kiếm Anh - phó giám đốc bảo tàng].

- Công tác thẩm định giá trị của cổ vật chủ yếu được giám đốc và phó giám đốc đảm nhiệm. Khi xác định giá trị của cổ vật không chỉ làm rõ giá trị về văn hóa, lích sử của chúng mà còn liên quan tới vấn đề kinh tế, giá trị trao đổi và ảnh hưởng tới hoạt động của bảo tàng. Vì thế, đây là một trong những khâu rất quan trọng cần có sự chuyên tâm, kinh nghiệm và cái nhìn sắc sảo của hai lãnh đạo này.

Đa số các nhân viên của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia đều học hỏi kinh nghiệm làm nghề từ chính cuộc sống và nghề nghiệp của mình. Họ cũng như giống giám đốc bảo tàng, đến với cổ vật bằng niềm đam mê, sở thích. Đây cũng là một ưu điểm giúp cho họ có được niềm hăng say với công việc. Tuy nhiên, không được đào tạo một cách bài bản như nhân viên,

cán bộ của bảo tàng công lập, nên họ cũng gặp không ít khó khăn trong làm nghề bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật. Hiện nay, các phòng trong bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia làm việc theo pháp luật và chức năng nhiệm vụ được giao, phấn đấu đạt chất lượng và hiệu quả cao, ngăn ngừa và đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng. Bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia làm việc theo chế độ thủ trưởng, giám đốc bảo tàng chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND tỉnh Ninh Bình về hoạt động của bảo tàng mình và việc thực thi nhiệm vụ của nhân viên theo quy định của pháp luật.

Giám đốc có trách nhiệm ký hợp đồng với người lao động về chuyên môn nghiệp vụ làm công việc liên quan đến cổ vật, ký hợp đồng công việc với người lao động làm công tác bảo vệ, vệ sinh các khu vực trong bảo tàng. Trực bảo vệ 24/24h. Đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản. Người bảo vệ có nhiệm vụ theo dõi và quản lý khách vào ra bảo tàng [Phụ lục 1].

Một phần của tài liệu BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CỦA BẢO TÀNG CỔ VẬT VÕ HẰNG GIA TỈNH NINH BÌNH (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)