TỔNG QUAN VỀ TÁC PHẨM “ĐẠO ĐỨC KINH”

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học của lão tử trong tác phẩm đạo đức kinh (Trang 21 - 31)

CHƯƠNG 1. LÃO TỬ VỚI TÁC PHẨM “ĐẠO ĐỨC KINH”

1.2. TỔNG QUAN VỀ TÁC PHẨM “ĐẠO ĐỨC KINH”

Tác phẩm “Đạo đức kinh” của Lão Tử dài khoảng năm nghìn chữ, vốn được phân làm hai thiên khác nhau là thiên Thượng và thiên Hạ. Thiên Thượng thường được gọi là “Đạo kinh” (từ Chương 1 đến Chương 37), thiên Hạ là “Đức kinh” (từ Chương 38 đến Chương 81) hợp lại thành “Đạo đức kinh”. Về sau, toàn bộ sách được hợp lại thành 81 chương, và là trở thành sách “Lão Tử” mà chúng ta thấy ngày nay.

Khái niệm Đạo và Đức mà đã được phân chia ở trên thì thực ra nó không dễ dàng tách biệt ra như vậy được, vì ở Chương 2, Lão Tử đã báo trước là

trong ngôn ngữ tương đối, nói về cái này là tức khắc nảy sinh ra khái niệm tương phản với cái khác y như viết phấn trắng trên bảng đen: bảng càng đen thì chữ càng trắng, như ở chương 51, Lão Tử cũng đã nói:

“Đạo sinh chi

Đức súc chi

Nghĩa là, Đạo sinh ra, Đức nuôi nng”. [37, tr. 179]

Quả thực, có sinh mà không nuôi thì làm sao sống được. Tuy nhiên, xét về mặt khái niệm thì cái nào vẫn ra cái đó. Đạo có trước, Đức thì theo Đạo.

Đạo đức kinh là một quyển sách nhỏ, nhưng nổi tiếng là khó hiểu xưa nay. Mỗi người bình giải một cách, Tây có, Tàu có, Việt có, không biết cơ man nào là người bình, mà bức màn bí mật nhiều khi vẫn còn nguyên vẹn.

Như trên đã nói, Đạo Đức Kinh gồm 81 chương, tất cả gồm khoảng 5.000 chữ, nhưng chỉ có khoảng 50 chương độ 3.000 chữ là quan trọng, còn những chương kia hoặc lặp lại, hoặc diễn thêm ý trong các chương trước, không có gì đặc sắc. Các chương lại sắp đặt rất lộn xộn, tuy nhiên học thuyết của Lão Tử vẫn được coi là một triết thuyết hoàn chỉnh nhất, có hệ thống nhất thời Tiên Tần do mức độ trừu tượng và thâm sâu của nó. Hoàn chỉnh nhất vì chỉ Lão Tử mới trình bày rõ ràng một vũ trụ quan làm cơ sở cho một nhân sinh quan và một chính trị quan mới mẻ, ba phần đó quan trọng ngang nhau; có hệ thống nhất vì phần nhân sinh quan và chính trị quan chỉ là tự nhiên qui kết của phần vũ trụ quan; tư tưởng gắn bó với nhau một cách mật thiết tới nỗi trong một chương dù rất ngắn, câu trên hay đoạn trên nói về vũ trụ quan thì câu dưới hay đoạn dưới nói ngay về nhân sinh quan hay chính trị quan; mà rất nhiều chương nói về nhân sinh quan tức cũng là nói về chính trị, hay ngược lại, không thể tách được đâu là chính trị, đâu là nhân sinh, đâu là đạo của nhà cầm quyền, đâu là đạo của dân, cả hai đều phải thuận tự nhiên, đều là những áp dụng của phần vũ trụ quan cả.

Triết học của Lão Tử trình bày trong “Đạo đức kinh” bao gồm ba nội dung triết học lớn, căn bản:

Th nht: Học thuyết về Đạo.

Đạo của Lão Tử là gì? Nó có khác gì với “thiên đạo”, “nhân đạo” hay

“đại đạo” vốn được đề cập rất nhiều trong Kinh thi, Thượng thư, trong những văn bản cổ ra đời trước thời Lão Tử? “Đạo” nói trên là “con đường”. “Đạo”

của Lão Tử đực coi là một phạm trù triết học quan trọng nhất trong hệ thống tư tưởng triết học của ông. Đạo của Lão Tử được thể hiện ở ba phương diện:

Mt là, phương diện thể. Phương diện thể không tương đồng với phạm trù bản thể của các triết gia Hy Lạp cùng thời với ông như nước của Thales, lửa của Heraclit,…vốn được coi là bản thể của vạn vật. Nó là cái “tổng nguyên thể” chi phối sự hình thành và biến thiên của trời đất, là cái cực diệu cực huyền để vạn vật noi theo, là thực thể không xác định rõ ràng, nó mờ mờ ảo ảo nhưng lại có hình tượng. Nó mờ mờ ảo ảo nhưng lại có vật thực.

Có nhiều thuật ngữ được dùng để diễn đạt như đạo huyền, đạo thường, đại đạo,…nhưng hết thảy đều đồng nhất với Đạo dù chúng chỉ những hình thức khác nhau của “từng đạo”. Đó là tính khách quan, thuần phác của Đạo.

Nó là tự nhiên thuần phác như thế không bị nhào nặn, gọt dũa bởi bất kỳ ai và hoàn toàn độc lập với ý thức chủ quan, ước vọng của con người, không có mục đích cũng không có dục vọng. Đạo sinh ra vạn vật nhưng không cho vạn vật là của mình.

Hai là, về phương diện tướng. Có nhiều từ ngữ, hình ảnh vẽ lên chân dung và trạng thái của Đạo. Đạo là cơ sở đầu tiên của vạn vật, thực thể của khối hỗn độn, ngoài tính khách quan, tự nhiên, chất phác, trống rỗng và huyền diệu thì không có tính quy định nào. Nó là cái tồn tại tuyệt đối thấp thoáng, sâu kín, mập mờ…, là thể thống nhất hòa hợp không thể phân chia giữa sáng – tối, hư – vô, nhìn không thấy, nghe không thấy, nắm không được, đón

không thấy đầu mà theo không thấy cuối, ở trên không sáng tỏ, ở dưới không mờ tối. Đạo không bao giờ mất, tồn tại vĩnh viễn, hiện diện khắp nơi, không diễn tả được bằng lời, không gọi được bằng tên thường.

Ba là, về phương diện dụng, đó là công dụng, là năng lượng. Đó là trạng thái vận động, là sự tuần hoàn của vũ trụ.

Th hai: tư tưởng về phép biện chứng.

Theo Lão Tử thì do sự chi phối của Đạo cho nên vũ trụ luôn luôn và không ngừng biến hóa – vận động: có cái tiến lên, có cái lùi lại, có cái lớn lên, có cái bé đi, có vật đang hình thành, có vật đang mất đi.

Th ba: học thuyết “vô vi”

Quan điểm chủ đạo của “Đạo đức kinh” là Vô vi. Theo Lão Tử, người ta thường vì muốn làm cho đời trị mà thành ra làm cho đời loạn và càng muốn trị bao nhiêu ta càng làm cho đời loạn bấy nhiêu, vì thế hành động hay nhất là đừng có ham can thiệp đến việc đời. “Vô vi” thường được người đời hiểu là không làm gì cả, đó là cách hiểu sai, mà theo Lão Tử là làm một cách kín đáo, đem cái tự nhiên mà giúp một cách tự nhiên, không tư tâm, không vị kỷ, bậc thánh nhân trị nước mà dùng đến “vô vi” dân không hay là mình bị trị.

Trong phép xử thế, Lão Tử khuyên con người luôn luôn giữ phận thấp kém, trên đường đời sở dĩ thường xảy ra những cảnh tranh giành xâu xé, thù oán chồng chất chỉ vì người người thì muốn đua khôn cạy khéo, ăn trên ngồi trước, chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ đến người, như nếu ta mạnh mà biết giữ phần yếu, khôn mà biết giữ phần dại, sáng mà biết giữ phần ngu, vinh mà biết giữ phần nhục thì thiên hạ làm gì có loạn.

Trong quan niệm của Lão Tử, kẻ hiểu và theo đạo giống như nước, tính của nước là yếu mềm, gặp chỗ trống, thiếu thì chảy vào, gặp chỗ đầy, dư thì chảy ra, lánh cao mà tìm thấp, ngày đêm chảy mãi không ngừng, bị cản thì dừng, mở đường thì chạy, ống thẳng bầu tròn chẳng hề kháng cự nhưng không

mất bản chất bao giờ. Dưới trời yếu mềm không gì hơn nước và đánh đỗ cứng mạnh cũng không gì hơn nước. Nói về nguồn gốc của tất cả mọi tai họa của con người Lão Tử cho rằng, đó là do lòng ích kỷ, con người sở dĩ có nhiều lo lắng, đau thương là vì quá lo nghĩ đến mình, quá yêu cái tiểu ngã của mình.

Đạo trời thì bớt chỗ thừa bù chỗ thiếu, con người lại bớt chỗ thiếu bù chỗ dư đã gây ra không biết bao nhiêu là điều bất công, bất chính. Vì vậy khuyên con người ta một chữ “từ”, là lòng yêu thương con người bất luận là người thiện kẻ ác, lấy oán báo oán là việc thường tình nhưng lấy đức báo oán, tha thứ và yêu thương kẻ đã làm hại ta là bậc đại dũng trên đời. Lấy “từ” mà tranh đấu là thắng, lấy “từ” mà cố thụ thì vững, trời mà muốn cứu ai lấy “từ” mà giúp đó.

“Vô vi” không phải là không làm gì cả mà đó là “sự làm” ưu việt nhất.

Với thuyết “vô vi”, Lão Tử đã đề cập khá sâu về đạo đức nhân sinh và chính trị xã hội. Lão Tử đã nâng vô vi thành học thuyết về nghệ thuật sống của con người trong sự hòa điệu với vũ trụ.

Có th tóm tt ni dung cơ bn ca tác phm nhng nét chính sau đây: Trước hết, về mặt bn th lun, Lão Tử coi đạo là nguyên lý chi phối sự vận hành của vạn vật. Đạo được xét trên ba mặt: th, tướng và dng. Th ca đạo là ngun gc ti cao sinh thành ra thế gii, là tính tự nhiên, mộc mạc, thuần phác. Ông viết: “Nhân địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên” (Đạo đức kinh, chương 25). Đạo sinh ra vạn vật nhưng không coi vạn vật là của mình mà lạnh lùng coi vạn vật “như loài chó rơm” (Đạo đức kinh, chương 5). Đạo là bản tính tự nhiên chứa đựng tất cả: tồn tại và không tồn tại, cái siêu hình và hữu hình. Vì thế không thể kết luận đạo của Lão Tử là duy vật hay duy tâm.Tính chất của đạo là trống rỗng và lặng yên, là: “hết sức trống rỗng cùng cực. Gĩư lặng dốc một lòng. Trở về gốc rễ gọi là yên lặng..”

(Đạo đức kinh, chương 16). Đạo là mẹ của vạn vật, là chủ của muôn loài. Là cái “ngổn ngang rối rít” nhưng “pha trộn vào ánh sáng”, “hoà chung vào bụi

bặm”. Đạo là cái sâu kín huyền diệu của vũ trụ, lớn vô cùng và nhỏ vô cùng, tràn lan khắp nơi không ở đâu là không có sự tồn tại của đạo.

Khi nói về mặt tướng của đạo, Lão Tử coi đạo là một khối hỗn độn, thống nhất giữa sáng và tối, nông và sâu “nhìn không thấy, nghe không thấy, nắm không được, đón không thấy đầu mà theo không thấy cuối, ở trên không sáng tỏ, ở dưới không mờ tối”( Đạo đức kinh, chương 14). Đạo là cái không thể đặt tên vì nó biến hoá khôn lường, chỉ có thể tạm gọi là đạo vô danh. Đạo không phải là một sự vật hiện hữu cụ thể nhưng nó tồn tại ở trong tất cả mọi sự vật, không bao giờ mất đi vì nó là mẹ của muôn vật, là đầu của trời đất.

Đạo là cái nguyên sơ tự nhiên, mộc mạc “Đạo thường vô danh như gỗ chưa đẽo, khi làm ra mới có danh” (Đạo đức kinh, chương 32). Lão Tử thường lấy nước để so sánh tính mềm mại, biến hoá khôn lường của đạo. Ông viết:

“Trong thiên hạ không có cái gì mềm yếu hơn nước mà công phá vật rắn mạnh thì không gì hơn nó, không lấy gì thay thế được nó.”( Đạo đức kinh, chương 78). Nước mềm mại, không ganh đua và khiêm tốn nên nó có thể len lỏi khắp mọi nơi, nên có thể làm vua của các dòng nước, vì: “Nước lớn là dòng nước thấp, nơi thiên hạ họp về” (Đạo đức kinh, chương 61).

Về mặt dng của đạo, đó là năng lực sản sinh, biến đổi, sáng tạo vô tận của đạo. Đạo sinh thành nuôi dưỡng vạn vật nhưng thản nhiên như không.Lão Tử viết: “Đạo thường không làm nhưng không gì không làm” (Đạo đức kinh, chương 37). Đạo là thể của đức, đức là dụng của đạo. Đạo ban đầu không có tên, đức là tên mới bắt đầu có, do đức chứa không đều mà sinh ra đối chọi, so sánh hơn thua. Cho nên: “Mất đạo rồi mới có đức, mất đức rồi nhân sinh, mất nhân rồi nghĩa sinh, mất nghĩa thì lễ sinh ra vậy” (Đạo đức kinh, chương 38).

Như vậy, nhân, lễ, nghĩa, trí, tín chỉ là hình thức bề ngoài của đạo và đức.Lão Tử chủ trương quay trở lại cái gốc của vạn vật là đạo chứ không tham ngọn mà bỏ gốc. Ông đưa ra sự so sánh rất hay: “Thiên hạ có cái khởi thuỷ, coi như

là mẹ của thiên hạ, hễ giữ được mẹ thì được con, đã biết được con trở về giữ mẹ thì đến chết cũng không nguy” (Đạo đức kinh, chương 42).

Trong lĩnh vực nhn thc lun, Lão Tử quan niệm, đối tượng nhận thức không phi là thế gii khách quan mà là đạo. Mun nhn thc đạo phi dựa vào thể nghiệm trực quan chứ không cần thực tiễn. Chính ở đây, càng biểu hiện sự khác thường của ông trong nhận thức không theo logich thông thường.Theo Lão Tử: “Không ra khỏi nhà mà biết đại sự của thiên hạ. Không nhìn ra cửa sổ mà biết được đạo trời. Thánh nhân càng đi xa thì biết được đạo càng ít”, nên “Thánh nhân không ra ngoài mà biết, không thấy mà gọi được tên, không làm mà nên tất cả” (Đạo đức kinh, chương47). Ông phủ nhận quá trình nhận thức thông thường của con người. Dưới mắt Lão Tử, tri thức là điều có hại cần phải loại bỏ ngay vì: “Trí tuệ sinh thì có đại ngụy” (Đạo đức kinh, chương 18).Ông tự nhận mình là mù tịt và chủ trương dứt thánh bỏ trí,

“tuyệt học vô ưu” (Đạo đức kinh, chương 48), để trở về với trạng thái nguyên sơ của trời đất, mọi người đều ngây thơ thật thà như đứa trẻ con. Do quan niệm như vậy, nên Lão Tử gạt bỏ giáo dục, đào tạo vì theo ông giáo dục càng nhiều càng làm cho người ta lừa đảo nhiều hơn. Vì thế, tốt hơn hết là hãy: “bỏ hẳn cái học đi thì không lo lắng gì cả, hiện ra cái nõn nà, ôm lấy cái chất phác, ít lòng tư, bớt lòng dục” (Đạo đức kinh, chương 20).

Bằng cách nhìn biện chứng, ngay từ thời cổ đại, Lão Tử đã thấy dược sự tương tác đơn giản giữa hai mặt đối lập trong cùng một sự vật. Chẳng hạn, theo ông: “Thiên hạ đều biết đẹp là đẹp nên có cái xấu, đều biết thiện là thiện nên có cái ác. Cho nên, có không cùng sinh ra nhau, khó dễ cùng làm thành nhau, dài ngắn cùng so sánh với nhau, cao thấp cùng nghiêng úp nhau, âm thanh cùng hoà trộn nhau, trước sau cùng theo nhau” (Đạo đức kinh, chương 2). Lão Tử còn thấy được sự chuyển hoá của các mặt đối lập như: “Hoạ là chỗ tựa của phúc, phúc là chỗ náu của hoạ. Ai biết được đâu là cái cuối cùng của

phúc hoạ” (Đạo đức kinh, chương 58). Tuy nhiên, đây chỉ là sự chuyển hoá vòng quanh, không thấy được sự phát triển về chất của sự vật.[32, tr. 19-23].

Trong cách nhìn thế giới của ông cũng hết sức thú vị, năng động, khác với tầm nhìn của người bình thường. Vũ trụ tuân theo hai qui luật cơ bản, đó là luật quân bình và phản phục. Luật quân bình, làm cho vạn vật đi theo một trật tự cân bằng, điều hoà một cách tự nhiên, không có gì thái quá: “Gãy thì liền, cong thì thẳng, trống thì đầy, cũ thì mới, ít thì được, nhiều thì mất” (Đạo đức kinh, chương 22). Hay: đạo của trời bớt chỗ dư thừa bù chỗ thiếu, chỗ cao thì ép xuống thấp, chỗ thấp thì nâng lên cao, có dư thì bớt đi, không đủ thì bù vào (Đạo đức kinh, chương 42). Nếu phá vỡ luật quân bình thì vạn vật sẽ rối loạn, mất cân bằng: “Nhón gót lên thì không đứng vững. Xoạc chân ra thì không bước được. Tự xem là sáng thì không sáng” (Đạo đức kinh, chương 40).

Ngoài ra, vũ trụ còn tuân theo luật phản phục. Theo đó thì cái gì phát triển đến hết mức thì quay trở lại cái đối lập với chính bản thân nó như: “ít thì được, nhiều thì mất” hay: “Vật hễ thêm nó thì nó bớt, bớt nó thì nó thêm”

(Đạo đức kinh, chương 22 và 42). Trở về với đạo tự nhiên, vô vi là trở về cái trường tồn, vĩnh viễn. Vì thế, theo Lão Tử: “Nặng là gốc của nhẹ, tĩnh là chủ của động”( Đạo đức kinh, chương 26). Hãy để cho sự vật ở trạng thái tự nhiên, làm trái với đạo pháp tự nhiên tất yếu sẽ thất bại vì: “Nếu trời không trong sẽ vỡ. Đất không yên sẽ lở. Hang không đầy sẽ cạn. Vạn vật không sống sẽ đứt” (Đạo đức kinh, chương 39).

Từ luật quân bình và phản phục của tự nhiên, Lão Tử đã áp dụng vào xem xét các vấn đề xã hội, Ông coi việc con người đem áp dụng luật pháp, giáo dục, hay nhân, lễ, nghĩa ..vào cai trị xã hội là trái với tự nhiên, làm trầm trọng hơn căn bệnh của xã hội. Lão Tử, chủ trương xây dựng một xã hội:

“Không xa thường đức, trở lại thời trẻ nít”( Đạo đức kinh, chương 28), vì chỉ có trẻ mới sinh mới có được đức dày. Ông viết “Thánh nhân coi trăm họ như

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học của lão tử trong tác phẩm đạo đức kinh (Trang 21 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)