CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI VÀO KHU CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG
2.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN FDI VÀO KHU CÔNG NGHỆ
2.2.2. Điều kiện kinh tế
Nền kinh tế thành phố trong những năm qua phát triển ổn định ngay cả trong tình hình xấu. Đà Nẵng luôn được xác định là một trong những trung tâm kinh tế với tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức cao và khá ổn định.
Cơ cấu kinh tế của thành phố đang dịch chuyển theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, trong đó chú trọng công nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường. Môi trường đầu tư của thành phố rất thông thoáng với bộ máy chính quyền có tính năng động cao. Đây là điều kiện rất thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm hơn khi đầu tư.
Trong giai đoạn 2006 - 2012, nền kinh tế Đà Nẵng có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong nhiều năm với tốc độ tăng trưởng bình quân
khoảng 13%/năm. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển từng bước theo xu thế hiện đại, cụ thể năm 2012: Dịch vụ chiếm 52,42%; Công nghiệp - Xây dựng chiếm:
44,52% và Nông nghiệp chiếm 3,06%. Thu nhập bình quân đầu người được nâng lên rõ rệt, mức tăng GDP bình quân đầu người đạt 34,14%, năm 2012 ước đạt 47,8 triệu đồng (khoảng 2.300 USD). Năm 2013, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng kinh tế thành phố vẫn tăng trưởng so với năm 2012 với tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn năm 2013 (giá so sánh 2010) ước tăng 8,1% so với năm 2012.
Hình 2.3. Tình hình kinh tế của Đà Nẵng trong giai đoạn 2008 -2013 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê và Báo cáo kinh tế - xã hội
Hình 2.4. Cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng trong giai đoạn 2008 - 2013 Nguồn: Tính toán và tổng hợp từ Niên giám thống kê và báo cáo kinh tế - xã hội
Đà Nẵng đã có 6 khu công nghiệp đi vào hoạt động với tổng diện tích quy hoạch 1.141 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 85,93%, 1 khu công nghệ cao và khu công nghệ thông tin tập trung, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của Đà
Nẵng hiện tại và tương lai. Đến cuối năm 2012, thành phố có 15.861 doanh nghiệp, với tổng mức vốn đăng ký kinh doanh đạt 65,6 ngàn tỷ đồng.
Về thu hút đầu tư nước ngoài, Đà Nẵng đã thiết lập được quan hệ đối tác với hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhất là các đối tác chiến lược như Hàn Quốc, Singapore, Hoa Kỳ, Nhật Bản... Tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tính đến cuối năm 2013 ở Đà Nẵng là 240 282 dự án FDI, tổng vốn đầu tư 3,3 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện ước đạt 1,67 tỷ USD với 160 dự án đi vào hoạt động. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI đạt khá nhờ một số nhà máy lớn đi vào hoạt động sau thời gian xây dựng, nâng cấp, bổ sung dây chuyền công nghệ như: Nhà máy bia VBL, nhà máy lắp ráp xe Nissan - Tập đoàn TCIE, nhà máy sản xuất lon và nắp lon nước giải khát Crown, nhà máy Coca-Cola mở rộng; doanh thu các doanh nghiệp FDI ước đạt 450 triệu USD, tăng 8,43% so với năm 2012; nộp ngân sách ước đạt 56,5 triệu USD và lũy kế thu hút 40.000 lao động.
Tính đến tháng 01/2014, thành phố Đà Nẵng đã thu hút được 280 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt hơn 3,31 tỷ USD.
Hình 2.5. Các quốc gia có vốn đầu tư dẫn đầu tại Đà Nẵng Nguồn: www.dhtp.vn
Các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế được chú trọng. Đến nay, thành phố đã ký kết 57 bản thỏa thuận, ghi nhớ về thiết lập và tăng cường quan hệ hợp tác với 31 địa phương thuộc 15 quốc gia. Các chương trình hợp
tác với các địa phương và tổ chức của các nước trên nhiều lĩnh vực: Đầu tư, thương mại, chính trị, văn hóa, du lịch, thể thao được triển khai theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp với lợi thế và định hướng phát triển của cả thành phố và phía bạn. Thông qua việc mở rộng hợp tác quốc tế, uy tín và vị thế của Đà Nẵng được nâng cao, nhiều thị trường được củng cố như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hoa Kỳ...