1. Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ Hồ sơ điều trị được chẩn đoán là Bại não, nằm và điều trị tại Khoa Nhi Bệnh viện châm cứu Trung ương trong thời gian từ 2010-2011.
2. Phương tiện nghiên cứu
Bệnh án bại não
Bảng trắc nghiệm Denver
Phiếu điều tra
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu hồi cứu trên số lượng thuận tiện sẵn có.
3.1. Cỡ mẫu: thuận tiện sẵn có.
3.2. Phương pháp tuyển chọn:
Bệnh án trẻ bại não tại khoa nhi năm 2010 -2011 3.3. Tiêu chuẩn chọn bệnh án
Bệnh án của bệnh nhi phải thỏa mãn các điều kiện như sau:
3.3.1. Theo y học hiện đại Lựa chọn về lâm sàng:
Bệnh nhi được chẩn đoán bại não dựa theo định nghĩa về bại não của viện hàn lâm nghiên cứu về bại não (Hoa Kỳ, 1983) đã được tổ chức y tế thế giới chấp nhận [7], [22], [24], [26].
Bệnh nhi được chẩn đoán là bại não có liệt vận động
Tuổi từ 1- 6 tuổi.
Lựa chọn về cận lâm sàng:
Kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu trong giới hạn bình thường.
Kết quả điện cơ cho thấy không có tổn thương thần kinh ngoại biên.
3.3.2. Theo Y học cổ truyền
Bệnh nhi được khám theo tứ chẩn và bát cương của y học cổ truyền, được xác định mắc chứng nhuyễn
Vọng: sắc mặt xanh, nhợt nhạt, tinh thần trì trệ, chậm chạp, gầy yếu, rêu lưỡi trắng mỏng (hoặc vàng), chất lưỡi hồng nhạt (hoặc đỏ).
Văn: chưa nói được hoặc nói khó khăn.
Vấn:
Trẻ liệt vận động (hai chi, nửa người hoặc tứ chi).
Đầu cổ mềm yếu hoặc yếu nghẹo
Tay mềm rũ (hoặc co cứng), không cầm nắm, không giơ lên được
Chân mềm yếu (hoặc co cứng), không giơ lên được Thiết:
Cơ nhục mềm nhẽo.
Chân tay lạnh, mạch trầm tế (hoặc huyền tế), chỉ văn xanh nhạt đến khí quan.
3.4. Tiêu chẩn loại trừ khỏi nghiên cứu
Các bệnh án của bệnh nhi: Bệnh nhi có liệt vận động nhưng do những nguyên nhân thực thể khác như:
Bệnh thần kinh – cơ
Bệnh thoái hóa thần kinh
Bệnh rối loạn chuyển hóa
Bệnh khuyết tật xương khớp
Bệnh do tủy sống, não khác: dị tật tủy sống, u não.
Bệnh nhi dưới 1 tuổi, trên 6 tuổi.
Bệnh nhi không phân biệt được thể loại, hoặc không xếp được vào nhóm nào.
4. Các chỉ tiêu nghiên cứu 4.1. Các chỉ tiêu trên lâm sàng
Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
Đánh giá tác dụng của châm cứu và thủy châm điều trị cho trẻ bại não thông qua bảng trắc nghiệm Denver theo:
Tuổi
Giới
Nguyên nhân gây liệt
Theo thể liệt
Theo ý thức
Theo chứng trạng của y học cổ truyền
Theo thời gian mắc bệnh
Theo phương pháp điều trị 4.2. Các tiêu chuẩn đánh giá
Các tiêu chuẩn theo y học hiện đại:
Đánh giá mức độ của hoạt động tinh tế và hoạt động thô sơ theo trắc nghiệm Denver.
Trắc nghiệm Denver giúp đánh giá mức độ phát triển của các vận động thô sơ (có 31 động tác) và các vận động tinh tế thích ứng (có 30 động tác). Tuy nhiên, cách đánh giá theo trắc nghiệm Denver chỉ có ý nghĩa đánh giá việc tạo dựng chức năng ban đầu cho trẻ bại não, sau đó trẻ vẫn phải được điều trị để có được các hoạt động (trong bảng đánh giá) và chúng tôi đánh giá như sau:
+ Đánh giá vận động thô sơ :
Loại D: 0 động tác, trẻ liệt nặng thậm chí không nâng được đầu, chân tay mềm yếu
Loại C: 1 đến 4 động tác (tương đương với mức từ không nâng được đầu đến khi trẻ có thể chống tay ưỡn ngực)
Loại B: 5 đến 9 động tác (tương đương với mức trẻ có thể ngồi giữ vững đầu đến khi ngồi không cần đỡ)
Loại A: từ 10 động tác trở lên (tương đương trẻ có thể đứng vịn đến đi men và đi được..)
+ Đánh giá vận động tinh tế thích ứng:
Loại D: trẻ không làm được gì, không biết nhìn theo.
Loại C: từ 1 đến 4 động tác (tương đương với mức trẻ chỉ có thể nhìn theo các đồ vật ở xa và gần).
Loại B: từ 5 đến 9 động tác (tương đương với mức trẻ có thể với, cào đồ chơi và chuyền tay chơi chúng).
Loại A: từ 10 động tác trở lên (trẻ có thể thực hiện một số động tác theo ý muốn).
Các tiêu chuẩn theo y học cổ truyền:
Bệnh nhi được chẩn đoán theo chứng trạng của y học cổ truyền [11].
5. Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu
Thu thập thông tin từ bệnh án bại não từ 2010 -2011 theo phiếu điều tra in sẵn (Xem phụ lục);
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y sinh học;