Phần 3 VẬN DỤNG QUY TRÌNH, KĨ THUẬT XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ, BIÊN
3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra
Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các mức độ nhận thức của học sinh theo các mức độ:
nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.
Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng mức độ nhận thức.
Khung ma trận đề kiểm tra Học kì I, hình thức trắc nghiệm.
Phạm vi kiểm tra: Học kì I theo chương trình Chuẩn. Thời gian kiểm tra: 60 phút.
Tên Chủ đề Nhận biết
(Mức độ 1) Thông hiểu
(Mức độ 2) Vận dụng
(Mức độ 3) Vận dụng cao (Mức độ 4) Chủ đề 1: Động học chất điểm (14 tiết)
1. Chuyển động cơ.
2. Chuyển động thẳng đều.
3. Chuyển động thẳng biến đổi đều.
4. Sự rơi tự do.
5. Chuyển động tròn đều.
6. Tính tương đối của chuyển động.
Công thức cộng vận tốc.
7. Sai số của phép đo các đại lượng vật lí.
8. TH: Khảo sát chuyển động rơi tự do.
1.Nhận biết được các khái niệm, định nghĩa về: chất điểm, chuyển động cơ, hệ quy chiếu, mốc thời gian, đặc điểm về vận tốc của chuyển động thẳng đều; vận tốc, phương trình chuyển động;
vận tốc tức thời; ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều (nhanh dần đều, chậm dần đều); đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, trong chuyển động thẳng chậm dần đều; sự rơi tự do, đặc điểm về gia tốc rơi tự do, chuyển động tròn đều, ví dụ về chuyển động tròn đều, hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều và viết được biểu thức của gia tốc hướng tâm, các loại sai số của một phép đo...
2. Viết được công thức tính gia tốc của một chuyển động biến đổi, công thức tính vận tốc và quãng đường đi của chuyển động rơi tự do, công thức tốc độ dài và chỉ được
1. Hiểu được các mối liên hệ của các đại lượng trong chủ đề như chất điểm, chuyển động cơ, hệ quy chiếu, mốc thời gian, đặc điểm về vận tốc của chuyển động thẳng đều;
vận tốc, phương trình chuyển động; vận tốc tức thời; ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều (nhanh dần đều, chậm dần đều);
đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, trong chuyển động thẳng chậm dần đều; sự rơi tự do, đặc điểm về gia tốc rơi tự do, chuyển động tròn đều, ví dụ về chuyển động tròn đều, hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều và viết được biểu thức của gia tốc hướng tâm, các loại sai số của một phép đo...
2. Lập được phương trình chuyển động đơn giản
1. Giải được các bài toán đơn giản theo các nội dung về xác định được vị trí của một vật chuyển động trong hệ quy chiếu đã cho, vận dụng được phương trình x = x0 + vt đối với chuyển động thẳng đều của một hoặc hai vật; vẽ được đồ thị toạ độ - thời gian của chuyển động thẳng đều;
2. Lập được công thức tính vận tốc vt = v0 + at, và vận dụng được các công thức này;
phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều; công thức tính quãng đường đi được;vận dụng được các công thức; vẽ được đồ thị vận tốc của chuyển động biến đổi đều.
2. Giải được bài tập đơn giản về chuyển động tròn đều; về cộng vận tốc cùng phương (cùng chiều, ngược chiều);
xác định được gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bằng thí nghiệm.
3. Vận dụng lí thuyết cơ bản để giải quyết các bài toán có
1. Giải được các dạng bài toán tổng hợp về chuyển động biến đổi đều, chuyển động rơi tự do, chuyển động tròn đều.
2. Vận dụng lí thuyết để giải quyết các bài toán có liên hệ các nội dung lí thuyết với thực tiễn.
hướng của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều,công thức và nêu được đơn vị đo tốc độ góc, chu kì, tần số của chuyển động tròn đều. hệ thức giữa tốc độ dài và tốc độ góc, công thức cộng vận tốc...
3. Nêu được một số ví dụ và ứng dụng của các loại chuyển động...
4. Tính toán đơn giản tìm các đại lượng trong công thức
3. Tính toán đơn giản tìm các đại lượng trong công thức
hiệu quả.
Số câu (điểm) 3 (0,75đ) 5 (1,25đ) 5 (1,25đ) 3 (0,75đ)
Số câu (điểm) Tỉ lệ %
8 (2,0 đ) 20 %
8 (2,0 đ) 20 % Chủ đề 2: Động lực học chất điểm (11 tiết)
1. Tổng hợp và phân tích lực.
Điều kiện cân bằng của chất điểm.
2. Ba định luật Niu-tơn.
3. Lực hấp dẫn.
Định luật vạn vật hấp dẫn.
4. Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc.
5. Lực ma sát.
Đo hệ số ma sát.
6. Lực hướng tâm.
1.Nhận biết được các khái niệm, định nghĩa về: lực và nêu được lực là đại lượng vectơ; quy tắc tổng hợp và phân tích lực; điều kiện cân bằng của một chất điểm dưới tác dụng của nhiều lực; nội dung ba định luật Niu-tơn;
quán tính của vật một số ví dụ về quán tính; mức quán tính; các đặc điểm của phản lực và lực tác dụng, định luật vạn vật hấp dẫn
2. Viết được các hệ thức, công thức của ba định luật Niu-tơn; định luật vạn vật hấp
1. Hiểu được các mối liên hệ của các đại lượng trong chủ đề như lực và nêu được lực là đại lượng vectơ; quy tắc tổng hợp và phân tích lực; điều kiện cân bằng của một chất điểm dưới tác dụng của nhiều lực; nội dung ba định luật Niu-tơn; quán tính của vật một số ví dụ về quán tính; mức quán tính; các đặc điểm của phản lực và lực tác dụng,
định luật vạn vật hấp dẫn
1. Giải được các bài toán đơn giản theo các nội dung về mối quan hệ giữa khối lượng và mức quán tính của vật để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống và kĩ thuật;biểu diễn được các vectơ lực và phản lực trong một số ví dụ cụ thể; các định luật I, II, III Niu-tơn để giải được các bài toán đối với một vật hoặc hệ hai vật chuyển động; vận dụng được công thức của lực hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản.
2. Vận dụng được định luật Húc để giải được bài tập đơn
1. Giải được các dạng bài toán tổng hợp về: các định luật I, II, III Niu-tơn để giải được các bài toán có liên hệ thực tiễn đối với một vật hoặc hệ hai vật chuyển động.;
định luật Húc;
lực hướng tâm....
2. Vận dụng lí thuyết để giải quyết các bài toán có liên hệ các nội dung lí
7. Chuyển động
ném ngang. dẫn; công thức xác định lực ma sát trượt. lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều là hợp lực tác dụng lên vật 3. Nêu được ví dụ về lực đàn hồi và những đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo (điểm đặt, hướng); định luật Húc và viết hệ thức của định luật này đối với độ biến dạng của lò xo;
4. Tính toán đơn giản tìm các đại lượng trong công thức.
2. Tính toán đơn giản tìm các đại lượng trong công thức
giản về sự biến dạng của lò xo; công thức tính lực ma sát trượt để giải được các bài tập đơn giản; xác định được hệ số ma sát trượt bằng thí nghiệm.;
lực hướng tâm và giải được bài toán về chuyển động tròn đều khi vật chịu tác dụng của một hoặc hai lực.
3. Giải được bài toán về chuyển động của vật ném ngang.
thuyết với thực tiễn.
Số câu (điểm) 3 (0,75 đ) 4 (1,00 đ) 4 (1,00 đ) 2 (0,5 đ)
Số câu (điểm)
Tỉ lệ % 7 (1,75 đ)
17,5 % 6 (1,5 đ)
15 % Chủ đề 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn (9 tiết)
1. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song.
2. Cân bằng của một vật có trục quay cố định.
Momen lực.
3. Quy tắc hợp lực song song cùng chiều
4. Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế.
5. Chuyển động
1.Nhận biết được các khái niệm, định nghĩa về các dạng cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định của vật rắn; điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai hoặc ba lực không song song; trọng tâm của một vật; momen của lực và nêu được đơn vị đo momen của lực; điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định; quy tắc xác định hợp lực của hai lực song song cùng chiều; điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế; đặc điểm để nhận
1. Hiểu được các mối liên hệ của các đại lượng trong chủ đề như các dạng cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định của vật rắn; điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai hoặc ba lực không song song; trọng tâm của một vật; momen của lực và nêu được đơn vị đo momen của lực; điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định; quy tắc xác định hợp lực
1. Giải được các bài toán đơn giản theo các nội dung như điều kiện cân bằng và quy tắc tổng hợp lực để giải các bài tập đối với trường hợp vật chịu tác dụng của ba lực đồng quy; xác định được trọng tâm của các vật phẳng, đồng chất bằng thí nghiệm; quy tắc momen lực để giải được các bài toán về điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định khi chịu tác dụng của hai lực; quy tắc xác định hợp lực song song để giải các bài tập đối với vật chịu tác dụng của hai lực; các dạng cân bằng
1. Giải được các dạng bài toán tổng hợp vềc cân bằng, momen lực, ngẫu lưc....
2. Vận dụng lí thuyết để giải quyết các bài toán có liên hệ các nội dung lí thuyết với thực tiễn.
tịnh tiến của vật rắn. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định.
6. Ngẫu lực.
biết chuyển động tịnh tiến của một vật rắn; khi vật rắn chịu tác dụng của một momen lực khác không, thì chuyển động quay quanh một trục cố định của nó bị biến đổi (quay nhanh dần hoặc chậm dần);
ngẫu lực và nêu được tác dụng của ngẫu lực.
2. Nêu được ví dụ về sự biến đổi chuyển động quay của vật rắn phụ thuộc vào sự phân bố khối lượng của vật đối với trục quay; ngẫu lực và nêu được tác dụng của ngẫu lực.
3. Viết được công thức tính momen ngẫu lực.
4. Tính toán đơn giản tìm các đại lượng trong công thức.
của hai lực song song cùng chiều; điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế; đặc điểm để nhận biết chuyển động tịnh tiến của một vật rắn;
khi vật rắn chịu tác dụng của một momen lực khác không, thì chuyển động quay quanh một trục cố định của nó bị biến đổi (quay nhanh dần hoặc chậm dần); ngẫu lực và nêu được tác dụng của ngẫu lực...
2. Tính toán đơn giản tìm các đại lượng trong công thức
của một vật có một điểm tựa hoặc một trục quay cố định trong trường trọng lực.
Số câu (điểm) 4 (1,0đ) 3 (0,75đ) 3 (0,75đ) 1 (0,25đ)
Số câu (điểm) Tỉ lệ %
7 (1,75 đ) 17,5 %
4 (1,0 đ) 10 % TS số câu (điểm)
Tỉ lệ % 22 (5,5 đ)
55 % 18 (4,5 đ)
45 %
Đề kiểm tra học kì I, hình thức trắc nghiệm ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 10 (Thời gian làm bài: 60 phút, 40 câu ) Câu 1. (NB) Chuyển động của một vật là sự thay đổi
A. vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
B. vị trí của vật đó so với một vật khác.
C. hình dạng của vật đó theo thời gian.
D. vị trí và hình dạng của vật đó theo thời gian.
Câu 2. (NB) Nếu lấy mốc thời gian là lúc 5 giờ 15 phút thì kim phút đuổi kịp kim giờ sau ít nhất là
A. 10 phút.
B. 11 phút 35 giây.
C. 12 phút 16,36 giây.
D. 12 phút 30 giây.
Câu 3. (VDC) Hai ôtô xuất phát cùng lúc tại hai bến xe A và B cách nhau 12km, đi cùng chiều theo hướng từ A đến B. Ôtô chạy từ A có vận tốc 60km/h; ôtô chạy từ B có vận tốc 54km/h. Chọn bến xe A làm vật mốc, mốc thời gian là thời điểm hai ôtô xuất phát và chiều dương là chiều từ A đến B. Thời điểm t và vị trí x hai xe gặp nhau là
A. t = 2 giờ 20 phút và x = 150km.
B. t = 2 giờ và x = 120km.
C. t = 1 giờ 30 phút và x = 90km.
D. t = 1 giờ và x = 60km.
Câu 4. (NB) Vật nào có thể chuyển động thẳng đều?
A. Hòn bi lăn trên máng nghiêng;
B. Xe đạp đi trên đoạn đường nằm ngang;
C. Pittông chạy đi, chạy lại trong xi lanh;
D. Hòn đá nhỏ được ném thẳng đứng lên cao.
Câu 5. (TH) Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v
= v0+ at thì
A. v luôn luôn dương. B. a luôn luôn dương.
C. a luôn luôn cùng dấu với v. D. a luôn luôn ngược dấu với v.
Câu 6. (VD) Một người đi xe đạp chuyển động trên một đoạn đường thẳng AB. Vận tốc của xe đạp trên nửa quãng đường đầu là 12km/h và trên nửa quãng đường sau là 18km/h. Vận tốc trung bình của xe đạp trên cả quãng đường AB là
A. 6 km/h. B. 15 km/h.
C. 14,4 km/h. D. 30 km/h.
Câu 7. (TH) Câu nào dưới đây nói về chuyển động thẳng biến đổi đều là không đúng?
A. Vận tốc tức thời của vật chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm dần theo thời gian.
B. Gia tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn có độ lớn không đổi.
C. Gia tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn cùng phương chiều với vận tốc.
D. Quãng đường đi được của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn được tính theo công thức s = vtbt, với vtb là vận tốc trung bình của vật.
Câu 8. (VDC) Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 10m/s trên đoạn đường thẳng thì tăng ga chuyển động nhanh dần đều. Sau 20s, ôtô đạt vận tốc 14m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ôtô sau 40s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là
A. a = 0,7m/s2 và v = 38m/s. B. a = 0,2m/s2 và v = 18m/s.
C. a = 0,2m/s2 và v = 8m/s. D. a = 1,4m/s2 và v = 66m/s.
Câu 9. (VD) Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 10m/s trên đoạn đường thẳng thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều. Khi dừng lại ôtô đã chạy thêm được 100m. Gia tốc a của ôtô là
A. – 0,5m/s2. B. 0,2m/s2.
C. – 0,2m/s2. D. 0,5m/s2.
Câu 10. (VD) Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất. Vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất là
A. v = 2gh. B. v 2gh.
C.
v 2h
g
. D. v = gh.
Câu 11. (TH) Chuyển động tròn đều không có đặc điểm nào sau đây?
A. Quĩ đạo là đường tròn; B. Vectơ vận tốc dài không đổi;
C. Tốc độ góc không đổi; D. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm.
Câu 12. (VD) Trái Đất quay một vòng quanh trục của nó mất 24 giờ. Vận tốc góc của Trái Đất đối với trục quay của nó là
A. 7,27 . 10-4 rad/s. C. 6,20 . 10-6 rad/s.
B. 7,27 . 10-5 rad/s. D. 5,42 . 10-5 rad/s.
Câu 13. (TH) Một hành khách ngồi trong toa tàu H, nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu N bên cạnh và gạch lát sân ga đều đang chuyển động như nhau. So với mặt đất thì
A. tàu H đứng yên, tàu N chạy.
B. tàu H chạy, tàu N đứng yên.
C. cả hai tàu đều chạy.
D. cả hai tàu đều đứng yên.
Câu 14. (VDC) Một viên bi được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu là 10m/s. Coi chuyển động ném ngang của viên bi là tổng hợp của hai chuyển động đồng thời: chuyển động thẳng đều theo phương ngang và chuyển động rơi tự do theo phương đứng. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8m/s2. Sau giây đầu tiên kể từ khi bắt đầu chuyển động thì vận tốc của viên bi đối với mặt đất là
A. 19,8m/s. B. 0,2m/s. C. 5,6m/s. D. 14,0m/s.
Câu 15. (TH) Sai số tuyệt đối của phép đo một đại lượng vật lí là A. sai số ngẫu nhiên.
B. tổng sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ.
C. sai số hệ thống.
D. sai số tuyệt đối trung bình.
Câu 16. (VD) Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu thì đồ thị biểu diễn quan hệ giữa quãng đường s và thời gian rơi t có dạng
A. đường thẳng qua gốc tọa độ và có hệ số góc bằng g/2.
B. đường thẳng qua gốc tọa độ và có hệ số góc bằng g.
C. đường parabol.
D. đường hyperbol.
Câu 17. (NB) Cho hai lực đồng qui có độ lớn bằng 9N và 12N. Độ lớn của hợp lực có thể là
A. 1N. B. 15N. C. 2N. D. 25N.
Câu 18. (NB) Câu nào dưới đây là đúng?
A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật phải đứng yên.
B. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa, thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.
C. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
D. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.
Câu 19. (VD) Một vật có khối lượng 8,0kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2,0m/s2. Lấy g = 10m/s2. Lực gây ra gia tốc này là
A. 1,6 N. C. 16 N. B. 160 N. D. 4 N.
Câu 20. (VD) Lực tác dụng vào một vật có khối lượng 5,0kg làm vận tốc của vật tăng dần từ 2,0m/s đến 8,0m/s trong 3,0s. Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian ấy là
A. 10N và 1,5m. C. 1,0N và 150m.
B. 10N và 15m. D. 1,0N và 15m.
Câu 21. (NB) Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niu-tơn có độ lớn A. như nhau và tác dụng vào cùng một vật.
B. như nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. khác nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau.
D. khác nhau và tác dụng vào cùng một vật.
Câu 22. (VD) Một vật ở trên mặt đất có trọng lượng 10N. Khi vật ở độ cao cách tâm Trái Đất hai lần bán kính thì vật có trọng lượng bằng
A. 1 N. B. 5 N. C. 2,5 N . D. 10 N.
Câu 23. (TH) Biết bán kính Trái Đất là 6400km và gia tốc rơi tự do ở mặt đất là 9,80m/s2. Gia tốc rơi tự do ở độ cao 3200km sẽ là
A. 4,36m/s2. B. 22,05m/s2. C. 9,80m/s2. D. 4,90m/s2.
Câu 24. (TH) Để một lò xo có độ cứng k = 100N/m dãn ra được 10cm thì phải treo vào lò xo một vật có trọng lượng bằng
A. 1000N. B. 10N. C. 100N. D. 1N.
Câu 25. (VDC) Một lò xo được giữ cố định ở một đầu. Khi kéo vào đầu kia của nó một lực 1,8N thì nó có chiều dài 17cm, lực kéo là 4,2N thì nó có chiều dài là 21cm.
Độ cứng và chiều dài tự nhiên của lò xo này là
A. 60N/m và 14cm. B. 0,6N/m và 19cm.
C. 20N/m và 19cm. D. 20N/m và 14cm.
Câu 26. (TH) Nếu lực ép giữa hai mặt tiếp xúc tăng lên thì hệ số ma sát giữa hai mặt đó sẽ
A. tăng lên. C. không thay đổi.
B. giảm đi. D. có thể tăng hoặc giảm.