DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu BT TRAC NGHIEM LY 11 (Trang 51 - 72)

DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI. HIỆN TƯỢNG NHIỆT ĐIỆN.

I. Ôn tập lí thuyết:

...

...

...

II. Bài tập:

1/ Trong các nhận định sau, nhận định nào về dòng điện trong kim loại là không đúng?

A. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do;

B. Nhiệt độ của kim loại càng cao thì dòng điện qua nó bị cản trở càng nhiều;

C. Nguyên nhân điện trở của kim loại là do sự mất trật tự trong mạng tinh thể;

D. Khi trong kim loại có dòng điện thì electron sẽ chuyển động cùng chiều điện trường.

2/ Đặt vào hai đầu vật dẫn một hiệu điện thế thì nhận định nào sau đây là đúng?

A. Electron sẽ chuyển động tự do hỗn loạn; B. Các electron tự do sẽ chuyển động ngược chiều điện trường;

C. Tất cả các electron trong kim loại sẽ chuyển động cùng chiều điện trường;

D. Tất cả các electron trong kim loại chuyển động ngược chiều điện trường.

3/ Kim loại dẫn điện tốt vì

A. Mật độ electron tự do trong kim loại rất lớn. B. Khoảng cách giữa các ion nút mạng trong kim loại rất lớn.

C. Giá trị điện tích chứa trong mỗi electron tự do của kim loại lớn hơn ở các chất khác.

D. Mật độ các ion tự do lớn.

4/Chọn câu sai:

A. Hạt tải điện trong kim loại là ion. B. Hạt tải điện trong kim loại là electron tự do.

C. Dđ trong kim loại tuân theo định luật Oâm nếu nhiệt độ của kim loại được giữ không đổi.

D. Dđ chạy qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt.

5/ Câu nào dưới đây nói về tính chất dẫn điện của kim loại là không đúng:

A. Kim loại dẫn điện tốt. B. Điện trở suất của kim loại là khá lớn, vào cở 107_108 .m.

C. Khi nhiệt độ tăng, điện trở suất của kim loại tăng theo hàm bậc nhất.

D. Dđ trong kim loại tuân theo định luật Oâm khi nhiệt độ của kim loại không đổi.

6/ Điện trở của kim loại không phụ thuộc trực tiếp vào

A. nhiệt độ của kim loại. B. bản chất của kim loại.

C. kích thước của vật dẫn kim loại. D. hiệu điện thế hai đầu vật dẫn kim loại.

7/ Dòng điện trong kim loại không có tác dụng nào sau đây?

A. tác dụng từ. B. tác dụng hóa học. C. Tác dụng tĩnh điện. D. Tác dụng sinh học.

8/ Khi ta nói kim loại A dẫn điện tốt hơn kim loại B có nghĩa là:

A. nhiệt độ của A cao hơn nhiệt độ của B. B. điện trở suất của A lớn hơn của B.

C. chiều dài của A nhỏ hơn của B. D. mật độ electron tự do của A cao hơn B.

9/ Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng lên thì điện trở của nó sẽ:

A. Tăng lên. B. Giảm đi. C. Không thay đổi.

D. Ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó giảm dần.

10/ Khi nhiệt độ của khối kim loại tăng lên 2 lần thì điện trở suất của nó

A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. không đổi. D. tất cả đều sai.

11/ Khi chiều dài của khối kim loại đồng chất tiết diện đều tăng 2 lần thì điện trở suất của kim loại đó A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần.

C. không đổi. D. chưa đủ dự kiện để xác định.

12/ Khi đường kính của khối kim loại đồng chất, tiết diện đều tăng 2 lần thì điện trở của khối kim loại A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. giảm 4 lần.

13/ Nếu giữ nguyên hđt 2 đầu, tăng chiều dài của thanh kim loại lên 2 lần thì cường độ dòng điện qua thanh sẽ:

A. Giảm 2 lần B. tăng 2 lần.

C. Giảm 4 lần. D. tăng 4 lần.

14/ Nếu giữ nguyên hđt 2 đầu, tăng đường kính tiết diện của thanh kim loại lên 2 lần thì cường độ dòng điện qua thanh sẽ:

A. Giảm 2 lần B. tăng 2 lần.

C. Giảm 4 lần. D. tăng 4 lần.

15/ Nguyên nhân gây ra điện trở cho kim loại là:

A. Do sự va chạm của các electron với các ion dương ở các nút mạng.

B. Do sự va chạm của các ion dương ở các nút mạng với nhau.

C. Do sự va chạm của các electron với nhau.

D. Cả B và C đều đúng.

16/ Khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất của kim loại cũng tăng do:

A. Chuyển động vì nhiệt của các electron tăng lên.

B. Chuyển động định hướng của các electron tăng lên.

C. Biên độ dao động của các ion quanh nút mạng tăng lên.

D. Biên độ dao động của các ion ở nút mạng giảm đi.

17/ Khi nhiệt độ tăng, điện trở suất của kim loại:

A. Tăng nhanh theo hàm bậc 2. B. Giảm nhanh theo hàm bậc 2.

C. Tăng dần đến gần đúng theo hàm bậc nhất. D. Giảm dần đến gần đúng theo hàm bậc nhất.

18/ Nguyên nhân gây ra hiện tượng toả nhiệt trong dây dẫn kim loại khi có dđ chạy qua nó là do năng lượng của chuyển động có hướng của

A. ion dương truyền cho eclectron khi va chạm. B. electron truyền cho ion âm khi va chạm.

C. electron truyền cho ion dương khi va chạm. D. electron và ion âm truyền cho ion dương khi va chạm.

19/ Chọn câu sai:

A. Dòng điện trong kl là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do và của các ion dương.

B. Khi có dđ qua dây dẫn kim loại, dây dẫn sẽ nóng lên.

C. Khi có điện trường các electron tự do trong dây dẫn kim loại cđ có hướng tạo ra dđ.

D. Trong tinh thể kim loại, các nút mạng là các ion dương.

20/ Hạt tải điện trong kim loại là

A. ion dương. B. electron tự do. C. ion âm. D. ion dương và electron tự do.

21/ Chọn câu sai:

A. Điện trở của dây dẫn kim loại tăng theo nhiệt độ. B.Khả năng dẫn điện của kim loại tăng theo nhiệt độ.

C. Trong kim loại, khi chuyển động có hướng, các electron tự do va chạm với các nút mạng và truyền động năng cho chúng.

D. Các kim loại khác nhau có mật độ electron tự do khác nhau nên khả năng dẫn điện khác nhau.

22/ Các kim loại khác nhau có điện trở suất khác nhau do chúng có:

A. Mật độ electron tự do khác nhau. B. Tính chất hoá học khác nhau.

C. Cấu trúc mạng tinh thể khác nhau. D. Cấu trúc mạng tinh thể và mật độ electron tự do khác nhau.

23/ Trong điều kiện nào thì dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại tuân theo định luật Oâm:

A. Dây dẫn kim loại có nhiệt độ tăng dần. B. Dây dẫn kim loại có nhiệt độ không đổi.

C. Dây dẫn kim loại có nhiệt độ rất thấp, xấp xỉ bằng không độ tuyệt đối.

D. Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại có cường độ rất lớn.

24/ Nhận định nào dưới đây về dđ trong kim loại là không đúng:

A. Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là do sự mất trật tự trong mạng tinh theồ.

B. Nhiệt độ của kim loại càng cao thì dòng điện qua nó bị cản trở càng nhieàu.

C. Khi trong kim loại có dđ thì electron sẽ chuyển động cùng chiều điện trường.

D. Dđ trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do.

25/ Để xác định được sự biến đổi của điện trở theo nhiệt độ ta cần các duùng cuù:

A. Vôn kế, ampe kế, đồng hồ đo thời gian. B. Vôn kế, ampe kế, cặp nhiệt độ.

C. Vôn kế, cặp nhiệt độ, đồng hồ đo thời gian. D. Oâm kế và đồng hồ đo thời gian.

26/ Gọi  0, là điện trở suất của kim loại ở nhiệt độ t0 và t. Ta có :

A.  01(t t 0), với  là 1 hệ số dương. B.  01(t t 0), với  là 1

hệ số có giá trị âm.

C.   0 (t t 0), với  là 1 hệ số có giá trị dương. D.   0 (t t 0), với  là 1 hệ số có giá trị âm.

27/ Chọn câu sai:

A. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Oâm nếu nhiệt độ trong kim loại được giữ không đổi.

B. Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt.

C. Hạt tải điện trong kim loại là electron tự do. D. Hạt tải điện trong kim loại là ion.

28/ Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là:

A. do sự va chạm của các electron với nhau và do sự va chạm của các ion (+) ở các nút mạng với nhau.

B. Do sự va chạm của các ion (+) ở các nút mạng với nhau.

C. Do sự va chạm của các electron với chổ mất trật tự của mạng tinh thể.

D. Do sự va chạm giữa các electron và các ion (+) ở các nút mạng.

29/ Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng

A. điện trở của vật dẫn giảm xuống giá trị rất nhỏ khi nhiệt độ giảm xuống thấp.

B. điện trở của vật giảm xuống rất nhỏ khi điện trở của nó đạt giá trị đủ cao.

C. điện trở của vật giảm xuống bằng không khi nhiệt độ của vật nhỏ hơn một giá trị nhiệt độ nhất định.

D. điện trở của vật bằng không khi nhiệt độ bằng 0 K.

30/ Phát biểu nào sau đây là không đúng:

A. Đối với vật liệu siêu dẫn, để có dòng điện chạy qua trong mạch ta luôn phải duy trì một hđt trong mạch.

B. Điện trở của vật siêu dẫn bằng 0.

C. Đối với vật liệu siêu dẫn, có khả năng tự duy trì dòng điện trong mạch sau khi ngắt bỏ nguồn điện.

D. Đối với vật liệu siêu dẫn, năng lượng hao phí do tỏa nhiệt bằng 0.

31/ Khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất của thanh kim loại cũng tăng do:

A. Chuyển động vì nhiệt của các e tăng lên.

B. biên độ dao động của các ion quanh nút mạng tăng lên.

C. Chuyển động định hướng của các electron tăng lên.

D. biên độ dao động của các ion quanh nút mạng giảm đi.

32/ “va chạm” của các e trong mạng tinh thể có nguyên nhân do đâu?:

A. Chuyển động nhiệt của các ion dương. B. Biến dạng cơ học của mạng tinh theồ.

C. Các nguyên tử lạ. D. A,B,C,D đều đúng.

33/ Cho các cụm từ hay cụm từ sau đây:

A. electron tự do. B. Điện trường ngoài.

C. dao động nhiệt của các ion (+). D. mật độ nguyên tử.

Hãy chọn từ hay cụm từ thích hợp để điền vào các chổ trống ghi số trong phát biểu sau:

“Trong mạng tinh thể kim loại có các ……(1)…….chuyển động hỗn loạn khi không có tác dụng của ……(2)……”

“dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của ……(3)… ngược chieàu ………….(4)………

34/ Chọn câu đúng: Khi cho 2 kim loại tiếp xúc nhau thì :

A. Có 1 hđt xác định giữa 2 thanh kim loại B. Có điện trường ở chổ tieáp xuùc.

C. Có sự khuếch tán electron qua lớp tiếp xúc. D. Khơng có hiện tượng gì xảy ra.

35/ Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào.

A. Khoảng cách giữa 2 mối hàn. B. Điện trở của các mối hàn.

C. Hệ số nở dài vì nhiệt  . D. Hiệu nhiệt độ giữa 2 mối hàn.

36/ Suất nhiệt điện động của của một cặp nhiệt điện phụ thuộc vào

A. nhiệt độ thấp hơn ở một trong 2 đầu cặp. B. nhiệt độ cao hơn ở một trong hai đầu cặp.

C. hiệu nhiệt độ hai đầu cặp. D. bản chất của chỉ một trong hai kim loại cấu tạo nên cặp.

37/ Chọn câu đúng nhất : Suất nhiệt điện động của cặp nhiệt điện phụ thuộc vào yếu tố nào:

A. Diện tích tiếp xúc của 2 kl ở mối hàn. B. Bản chất của 2 kl tiếp xúc.

C. Nhiệt độ của 2 mối hàn. D. Bản chất của 2 kl tiếp xúc và hiệu nhiệt độ giữa 2 mối hàn.

38/ Hai thanh kim loại được nối với nhau bởi 2 đầu mối hàn tạo thành 1 mạch kín, dòng nhiệt điện xuất hiện khi:

A. Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở 2 đầu mối hàn khác nhau.

B. Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở 2 đầu mối hàn khác nhau.

C. Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở 2 đầu mối hàn gioáng nhau.

D. Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở 2 đầu mối hàn baèng nhau.

39/ Phát biểu nào sau đây là không đúng:

A. Suất điện động nhiệt điện tỉ lệ với hiệu nhiệt độ giữa 2 mối hàn của cặp nhiệt điện.

B. Cặp nhiệt điện gồm 2 dây dẫn điện có bản chất khác nhau hàn nối với nhau thành 1 mạch kín và 2 mối hàn được giữ ở 2 nhiệt độ khác nhau.

C. Nguyên nhân gây ra suất điện động nhiệt điện là do chuyển động nhiệt của các hạt tải điện trong mạch điện có nhiệt độ không đồng nhất.

D. Suất điện động nhiệt điện tỉ lệ nghịch với hiệu nhiệt độ giữa 2 mối hàn của cặp nhiệt điện.

40/ Câu nào dưới dây nói về hiện tượng nhiệt điện là không đúng:

A. Nguyên nhân gây ra suất điện động nhiệt điện là do chuyển động nhiệt của các hạt tải điện trong mạch điện có nhiệt độ không đồng nhất.

B. Cặp nhiệt điện gồm 2 dây dẫn điện có bản chất khác nhau hàn nối với nhau thành 1 mạch kín, 2 mối hàn được giữ ở nhiệt độ khác nhau.

C. Suất điện động nhiệt điện tỉ lệ nghịch với hiệu nhiệt độ giữa 2 mối hàn của cặp nhiệt điện.

D. Suất điện động nhiệt điện tỉ lệ thuận với hiệu nhiệt độ giữa 2 mối hàn của cặp nhiệt điện.

41/ Một sợi dây nhôm có điện trở 50 ở 500C. Biết hệ số nhiệt của điện trở suất của nhôm là 4,4.10-3(k-1). Điện trở của sợi dây đó ở 1000C là bao nhieâu?

A. 88. B. 61.

C. 100. D. 44.

42/ Một sợi dây đồng có điện trở 100 ở 500C.Biết hệ số nhiệt của điện trở suất của đồng là 4,3.10-3(k-1). Điện trở của sợi dây đó ở 1000C là bao nhiêu?

A. 200. B. 86.

C. 37.D. 121,5.

43/ Ở nhiệt độ 250C, điện trở của 1 thanh kim loại là 2,5. Hỏi nhiệt độ phải là bao nhiêu để điện trở của nó bằng 3. Biết hệ số nhiệt điện trở là 5.10-3K-1.

A. 650C. B. 550C.

C. 450C. D. 350C.

44/ Một dây bạch kim ở 200C có điện trở suất 10,6.10-8 m. Tính điện trở suất của dây này ở 11200C. Giả thiết điện trở của dây bạch kim trong khoảng nhiệt độ này tăng bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở không đổi là  3,9.103K1.

A. �56,1.108.m. B. �45,5.108.m. C. �56,9.108.m. D. �46,3.108.m.

45/ Một sợi dây đồng có điện trở 74 ở 500C.Biết hệ số nhiệt của điện trở suất của đồng là 4,3.10-3(k-1). Điện trở của sợi dây đó ở 1000C là bao nhiêu?

A. 37.B. 144.

C. 43,5. D. 89,91.

46/ Để có 1 điện trở 100làm bằng dây niCrôm có điện trở suất 1,1.10-6 có đường kính 0,4mm thì chiều dài đoạn dây là:

A. 15m. B. 22,8m.

C. 5,7m. D. 11,4m.

47/ Ở 200C điện trở suất của bạc là 1,62.10-8 Ω.m. Biết hệ số nhiệt điện trở của bạc là 4,1.10-3 K-1. Ở 330 K thì điện trở suất của bạc là

A. 1,866.10-8 Ω.m. B. 3,679.10-8 Ω.m.

C. 3,812.10-8 Ω.m. D. 4,151.10-8 Ω.m.

48*Có một lượng kim loại xác định dùng làm dây dẫn. Nếu làm dây với đường kính 1 mm thì điện trở của dây là 16 Ω. Nếu làm bằng dây dẫn có đường kính 2 mm thì điện trở của dây thu được là

A. 8 Ω.

B. 4 Ω.

C. 2 Ω.

D. 1 Ω.

49/ Một bóng đèn 220V-100W khi sáng bình thường nhiệt độ của dây tóc là 2000C. Biết rằng dây làm bằng von fram có hệ số nhiệt điện trở là 4,5.10-3K-

1. Điện trở của đèn khi không thắp sáng( nhiệt độ là 200C ) là bao nhiêu?

A. 484.

B. 444,4.

C. 267,4.

D. 276,4.

50/ Khi hđt giữa 2 cực của 1 bóng đèn là U1 = 20mV thì cđdđ chạy qua đèn là I1 = 8mA, nhiệt độ của dây tóc bóng đèn là t1 = 250C. Khi đèn sáng bình thường, hđt giữa 2 cực của bóng đèn là U2 = 240V thì cđdđ qua đèn là I2

= 8A. Biết hệ số nhiệt điện trở là 4,2.10-3 K-1. Nhiệt độ t2 của dây tóc đèn khi sáng bình thường là:

A. 26000C.

B. 36490C.

C. 26440C.

D. 29170C.

51/ Ở nhiệt độ 250C, hđt giữa 2 đầu bóng đèn là 20V, cđdđ là 8A. Khi đèn sáng bình thường, cường độ dđ qua đèn vẫn là 8A nhiệt độ của dây tóc bóng đèn là 26440C. Hỏi Hđt giữa 2 đầu bóng đèn khi đó là bao nhiêu? Biết hệ số nhiệt điện trở là 4,2.10-3 K-1.

A. 240V.

B. 300V.

C. 250V.

D. 200V.

52/ Nối cặp nhiệt điện với 1 milivôn kế . Nhúng mối hàn thứ nhất vào nước đá đang tan, mối hàn thứ 2 vào hơi nước đang sôi. Khi đó mili vôn kế chỉ 4,25mV. Hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện này là bao nhiêu?

A. 21,25 B. 65 C. 42,5. D. 95

53/ Một mối hàn của 1 cặp nhiệt điện có hệ số = 42,5được đặt trong kk ở 300C còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 3000C. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện đó là bao nhiêu?

A. 1,1475V. B. 11475V.

C. 11,475V. D. 22,95V.

54/ Một mối hàn của 1 cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động được đặt trong kk ở 200C còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 5000C. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện đó là 6mV. Giá trị đúng của Tlà:

A. 12,5(  V/K). B. 1,25.( V/K).

C. 1,25.10-4 ( V/K). D. 1,25.( mV/K).

55/ Một mối hàn của 1 cặp nhiệt điện có hệ số = 65được đặt trong kk ở 200C còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 2320C. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện đó là bao nhiêu?

A. 13,78mV. B. 13,98mV.

C. 13,00mV. D. 13,58mV.

56/ Một cặp nhiệt điện có hệ số = 65được đặt trong kk. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện có giá trị là 13,78mV. Hiệu nhiệt độ của 2 mối hàn là?

A. 21200K. B. 1060K.

C. 2120K. D. 2440K.

57/ Một cặp nhiệt điện có hệ số = 65được đặt trong kk. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện có giá trị là 6mV. Một đầu của mối hàn được giữ ở nhiệt độ 200C, đầu còn lại của mối hàn có nhiệt độ là:

A. 3980K.

B. 1250K.

C. 4180K.

D. 3850K.

DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN.

I. Ôn tập lí thuyết:

...

...

...

II. Bài tập:

1/ Trong các chất sau, chất không phải là chất điện phân là

A. Nước nguyên chất. B. NaCl. C. HNO3. D. Ca(OH)2. 2/ Trong các dung dịch điện phân điện phân, các ion mang điện tích âm là

A. gốc axit và ion kim loại. B. gốc axit và gốc bazơ. C. ion kim loại và bazơ. D. chỉ có gốc bazơ.

3/ Bản chất dòng điện trong chất điện phân là

A. dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường.

B. dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.

C. dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.

D. dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.

4/ Chất điện phân dẫn điện không tốt bằng kim loại vì

A. mật độ electron tự do nhỏ hơn trong kim loại. B. khối lượng và kích thước ion lớn hơn của electron.

C. môi trường dung dịch rất mất trật tự. D. Cả 3 lý do trên.

5/ Bản chất của hiện tượng dương cực tan là

A. cực dương của bình điện phân bị tăng nhiệt độ tới mức nóng chảy.

B. cực dương của bình điện phân bị mài mòn cơ học.

C. cực dương của bình điện phân bị tác dụng hóa học tạo thành chất điện phân và tan vào dung dịch.

D. cực dương của bình điện phân bị bay hơi.

6/ Khi điện phân nóng chảy muối của kim loại kiềm thì A. cả ion của gốc axit và ion kim loại đều chạy về cực dương.

B. cả ion của gốc axit và ion kim loại đều chạy về cực âm.

C. ion kim loại chạy về cực dương, ion của gốc axit chạy về cực âm.

D. ion kim loại chạy về cực âm, ion của gốc axit chạy về cực dương.

7/ NaCl và KOH đều là chất điện phân. Khi tan trong dung dịch điện phân thì

A. Na+ và K+ là cation. B. Na+ và OH- là cation. C. Na+ và Cl- là cation. D. OH- và Cl- là cation.

8/ Trong các trường hợp sau đây, hiện tượng dương cực tan không xảy ra khi

A. điện phân dung dịch bạc clorua với cực dương là bạc; B. điện phân axit sunfuric với cực dương là đồng;

C. điện phân dung dịch muối đồng sunfat với cực dương là graphit (than chì);

D. điện phân dung dịch niken sunfat với cực dương là niken.

9/ Khối lượng chất giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ với

A. điện lượng chuyển qua bình. B. thể tích của dung dịch trong bình.

C. khối lượng dung dịch trong bình. D. khối lượng chất điện phân.

10/ Nếu có dòng điện không đổi chạy qua bình điện phân gây ra hiện tượng dương cực tan thì khối lượng chất giải phóng ở điện cực không tỉ lệ thuận với

A. khối lượng mol của chất đượng giải phóng. B. cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân.

C. thời gian dòng điện chạy qua bình điện phân. D. hóa trị của của chất được giải phóng.

11/ Hiện tượng điện phân không ứng dụng để

A. đúc điện. B. mạ điện. C. sơn tĩnh điện. D. luyện nhôm.

Một phần của tài liệu BT TRAC NGHIEM LY 11 (Trang 51 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w