Các hình thức chiếm hữu:
– Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
– Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
– Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.
– Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.
Ý nghĩa:
Đối với người chiếm hữu, nhờ suy đoán ngay tình mà người chiếm hữu được nhận hoa lợi, lợi tức mà không cần chứng minh sự ngay tình của mình; được hưởng thời hiệu xác lập sở hữu mà không cần chứng minh. Đứng trước một sự xâm phạm trực tiếp vào tình trạng chiếm hữu (mà tranh chấp về cành cây vươn lấn sang không gian là một ví dụ), người chiếm hữu có thể kiện yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền buộc người xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại. Đứng trước một tranh chấp về chiếm hữu, người chiếm hữu cũng được bảo vệ mà không cần chứng minh mình có quyền. Như vậy, BLDS 2015 đã bảo vệ tốt đối với người chiếm hữu.
Tuy nhiên, đối với người đi kiện đòi khôi phục chiếm hữu thì BLDS 2015 lại bày tỏ những bất cập. Như phân tích ở phần trước, người đi kiện đòi tài sản có thể tranh chấp về tình trạng, cũng có thể tranh chấp về quyền với người chiếm hữu. Tuy nhiên, dường như BLDS 2015 không cho phép người đi kiện được phát một đơn kiện để đòi khôi phục tình trạng chiếm hữu. Khoản 1 điều 166 về quyền đòi lại tài sản quy định “Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật”. Như vậy, luật chỉ cho phép người có quyền được đòi lại tài sản của mình.
Xét ví dụ: B ăn cắp xe máy từ A bán cho C, C ngay tình và lại bị ăn cắp chiếc xe máy đó bởi D. Như vậy, trong khi luật pháp các nước trên thế giới cho phép C kiện D để đòi khôi phục tình trạng chiếm hữu (không quan tâm đến việc C có phải là chủ sở hữu không) thì luật Việt Nam chỉ cho phép người có quyền, tức là A được phép kiện C thông qua hình thực kiện bảo vệ quyền sở hữu (vốn có nghĩa vụ chứng minh rất khó khăn).
Như vậy, chủ sở hữu nếu mất tài sản, khi đi kiện phải chứng minh mình là chủ sở hữu đích thực
24.Phân tích các căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu?
a. Chấm dứt quyền sở hữu khi chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác
Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật hoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao.
b. Chấm dứt quyền sở hữu khi chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó.
Đối với tài sản mà việc từ bỏ tài sản đó có thể gây hại đến trật tự, an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường thì việc từ bỏ quyền sở hữu phải tuân theo quy định của pháp luật.
c. Chấm dứt quyền sở hữu khi tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy Khi tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt.
d. Chấm dứt quyền sở hữu khi tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu
Quyền sở hữu đối với một tài sản chấm dứt khi tài sản đó bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, nếu pháp luật không có quy định khác.
Việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu không áp dụng đối với tài sản không thuộc diện kê biên theo quy định của pháp luật. Việc xử lý quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Quyền sở hữu đối với tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu chấm dứt tại thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người nhận tài sản đó.
e. Chấm dứt quyền sở hữu khi tài sản bị trưng mua
Trường hợp Nhà nước trưng mua tài sản theo quy định của luật thì quyền sở hữu đối với tài sản của chủ sở hữu đó chấm dứt kể từ thời điểm quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.
f.Chấm dứt quyền sở hữu khi tài sản bị tịch thu
Khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật.
g. Chấm dứt quyền sở hữu khi tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của Bộ luật dân sự
Tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc; vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định tại các điều từ Điều 228 đến Điều 233 của Bộ luật dân sự thì quyền sở hữu của những người có tài sản đó chấm dứt.
Khi quyền sở hữu của người chiếm hữu, người được lợi về tài sản đã được xác lập theo quy định tại Điều 236 BLDS hoặc quy định khác của luật có liên quan thì chấm dứt quyền sở hữu của người có tài sản bị chiếm hữu.
h. Chấm dứt quyền sở hữu trong trường hợp khác do luật quy định 25.Phân biệt thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật?
THỪA KẾ THEO DI CHÚC
THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT
Khái niệm
Là thừa kế theo ý chí nguyện vọng của người để lại di sản trước khi chết
Là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 BLDS 2015)
Đối tượng được thừa kế
Những cá nhân, tổ chức được người lập di chúc đề cập là người nhận di sản trong di chúc và đủ các điều kiện theo
- Các cá nhân có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản (Điều 651)
quy định của pháp luật
- Cha mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất khả năng lao động được pháp luật bảo vệ quyền thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 664)
- Con riêng và bố dượng, mẹ kế (Điều 654)
Hình thức
Phải được lập bằng văn bản, nếu không lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng (Điều 627)
- Văn bản thỏa thuận có công chứng về việc phân chia di sản của các đồng thừa kế
- Nếu có tranh chấp thừa kế thì theo quyết định của tòa án về phân chia di sản
Trường hợp được thừa kế
Theo ý chí, nguyện vọng của cá nhân khi lập di chúc, người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế (Điều 613)
- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà
không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
(Điều 650)
Thừa kế thế vị Không có thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống (Điều 652)
Phân chia di sản Điều 659 Điều 660
Thứ tự áp dụng
Thừa kế theo di chúc được ưu tiên áp dụng trước. Thừa kế theo pháp luật chỉ được áp dụng khi rơi vào các trường hợp như phân tích ở trên.