Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại công ty cổ phần cơ khí chính xác số 1 (Trang 38 - 42)

a) Một số nét khái quát về nguyên vật liệu của Công ty

2.4.1.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là một bộ phận cấu thành nên giá thành SP. Do đó việc tính toán, kế toán đầy đủ, chính xác và hợp lý cũng như việc trả và thanh

SỐ DƯ ĐẦU THÁNG Nợ Có Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này ..…….. Tháng 4 ..……… Cộng TK 152 1.800.940.934 ………. ……… Cộng số phát sinh Nợ 1.800.940.934 Tổng số phát sinh Có 1.800.940.934 Số dư cuối tháng Nợ Có

toán lương kịp thời, chính xác cho người lao động có ý nghĩa lớn trong vấn đề quản lý lao động, quản lý tiền lương cũng như việc khuyến khích người lao động. Tiến tới quản lý chi phí, hạ giá thành SP, tăng lợi nhuận, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Công ty có 2 hình thức trả lương, đó là trả lương theo thời gian và trả lương theo SP. Để trả lương cho công nhân, Công ty tiến hành xây dựng mức lương khoán cho một SP, tiền lương bình quân ngày như sau:

- Mức lương khoán một SP được xác định trên cơ sở định mức lao động kết hợp với ngày công cấp bậc của công nhân sản xuất SP và được lập riêng cho từng loại SP.

- Tiền lương bình quân ngày cũng được xây dựng trên cơ sở bậc lương và được quy định trên bảng đơn giá tiền lương áp dụng cho toàn doanh nghiệp. Nó được tính trên mức lương cơ bản của từng công nhân và bậc thợ của từng người lao động. Ngoài tiền lương chính công nhân cũng được nhận thêm tiền ăn ca. Trong các ngày nghỉ phép hoặc hội họp, học tập, công nhân cũng được trả lương theo thời gian (ngày công nhật).

Về mặt kế toán, để phản ánh tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân, kế toán sử dụng TK 334 – “Phải trả công nhân viên” và TK 338 – “phải trả, phải nộp khác”. TK 334 bao gồm các khoản như: lương chính, tiền ăn ca, lương phụ,… còn đối với TK 338, kế toán sử dụng các tài khoản cấp 2 là:

TK 3382: KPCĐ TK 3383: BHXH TK 3384: BHYT

Ngoài ra, để tập hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng TK 622 – “chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản được chi tiết cho từng SP.

Quá trình kế toán tiền lương của Công ty được thực hiện như sau:

Bước 1: Tại các xưởng đều có Bảng chấm công theo dõi thời gian làm việc theo lương SP và theo lương thời gian, thời gian nghỉ việc của một công nhân sản xuất, có phiếu nghiệm thu số lượng SP.

Bước 2: Hàng tháng, tại phòng Tổ chức Lao động - Tiền lương sẽ căn cứ vào Bảng chấm công, phiếu nghiệm thu SP để tính toán và lập bảng thanh toán lương, các khoản trích theo lương và phụ cấp.

Bước 3: Cuối tháng, sau khi có các chứng từ do phòng Tổ chức Lao động - Tiền lương chuyển sang, kế toán sẽ vào Bảng tổng hợp thanh toán lương, thưởng… và tiến hành lập Bảng phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương.

Thời gian làm việc của công nhân sẽ được chia thành 2 phần: Công làm việc theo thời gian và công việc theo lương SP. Mỗi công nhân sẽ có “Phiếu ghi chép

SP hàng ngày”. Khi bàn giao SP phải qua kiểm nghiệm của ban KCS. Căn cứ vào “Phiếu bàn giao SP hàng ngày” (biểu số 5), “Phiếu kiểm nghiệm” (biểu số 6) và mức lương khoán của một SP, kế toán tính ra lương SP cho từng công nhân. Từ đó tính ra tổng lương cho từng SP.

Biểu số 5

Công ty Cổ phần Phiếu bàn giao sản phẩm hàng ngày (trích)

Cơ khí chính xác số 1 Từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 4 năm 2009 Tên công nhân: Trần Văn Nghĩa Ca SX Ngày Tên chi tiết Số lượng

thực hiện Chữ ký xác nhận Ghi chú 1 Quạt cây 400 10 2 Quạt bàn 15

4 Quạt điều khiển từ xa 4

6 Quạt bàn 11

10 Quạt lỡ 17

Tài vụ Quản đốc Tổ trưởng SX

Biểu số 6 Ban KCS

Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác số 1 Phiếu kiểm nghiệm

Số: 23/KN Tháng 4 năm 2009 của Trần Văn Nghĩa

STT Sản phẩm và quy cách Số lượng Ghi chú Chính phẩm Thứ phẩm

1 Quạt cây 400 24 0

2 Quạt bàn 400 30 0

3 Quạt điều khiển từ xa 27 0

Ngày 30/4/2009

Phụ trách KCS Người kiểm nghiệm

Có thể ví dụ việc tính lương cho anh Trần Văn Nghĩa như sau:

Tổng thời gian lao động trong tháng 2/2009 của anh Nghĩa là 26 ngày: 9 ngày lao động theo lương thời gian và 17 ngày lao động theo lương SP. Như vậy:

Lương thời gian = 9 x 33.938 = 305.442 đồng

Lương SP = 60 x 5.570 + 80 x 3.536 + 24 x 4.869 = 733.936 đồng Tiền ăn ca = 7.000 x 26 = 182.000 đồng

=> Tổng tiền lương của anh Nghĩa là: 305.442 + 733.936 + 182.000 = 1.221.378 đồng.

Biểu số 7

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại công ty cổ phần cơ khí chính xác số 1 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)