Một số kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động quản lý cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 98 - 102)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

3.3 Một số kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động quản lý cho vay khách hàng cá nhân

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Chống cạnh tranh không lành mạnh

NHNN cần nghiêm minh trong việc xử lý các NHTM không chấp hành khung lãi suất theo chỉ đạo từng thời kỳ. Xây dựng cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh của các NHTM. Xây dựng bộ máy tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh sai phạm, thông tin hoạt động cạnh tranh không lành mạnh của các NHTM từ tổ chức, cá nhân vay vốn.

Thanh tra hoạt động NHTM, thực hiện cơ chế giám sát từ xa, ban hành quy mục chuẩn về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của từng TCTD, các hình thức sử phạt đối với từng hành vi vi phạm sát với thực tiễn và thông lệ quốc tế.

Tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động của thanh tra nhà nước để phát hiện, cánh cáo, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh.

Yêu cầu NHTM rà soát, bổ sung cơ chế nghiệp vụ cho vay theo hướng chặt chẽ, an toàn, đề cao chất lượng cấp tín dụng, đồng thời tăng cường kiểm soát nội bộ để nâng cao chất lượng tín dụng, khắc phục sai phạm, giảm thiểu rủi ro.

Phát huy vai trò của hiệp hội NHTM trong việc góp phần chống các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh. Hiệp hội phát hiện và bảo vệ cạnh tranh lành mạnh của hội viên, phổ biến pháp luật và hình thành quyền lợi chung đối với các NHTM cạnh tranh lành mạnh như: tổ chức đồng tài trợ, hòa giải các bất đồng lợi ích giữa các hội viên.

Hoàn thiện xếp hạng tín dụng CIC

NHNN cần hoàn thiện cổng thông tin tín dụng CIC, kiểm soát chất lượng thông tin tín dụng, cập nhật thông tin đầy đủ, kịp thời, có chính sách giảm thiểu phí khai thác sử dụng thông tin CIC cho các NHTM.

CIC cần định hướng mở rộng hoạt động xếp hạng tín dụng, tăng độ bao phủ xếp hạng tín dụng trong nền kinh tế, hướng đến 100% đối tượng vay vốn đều được xếp hạng CIC nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của TCTD, góp phần giảm thiểu rủi ro cho vay, kiểm soát nợ xấu, đồng thời giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các chính sách vĩ mô, ổn định trong hệ thống ngân hàng.

Nghiên cứu và cho áp dụng chuyển đổi Trung tâm này sang hình thức công ty cổ phần có vốn góp của NHTM. Công ty xếp hạng tín dụng độc lập ở Việt Nam, có thu hút chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm của các công ty xếp hạng tín dụng trên thế giới.

3.3.2 Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan

Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, ổn định nền kinh tế vĩ mô, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng cho hoạt động ngân hàng. Nên có những bước đệm hoặc biện pháp tháo gỡ các khó khăn trong quá trình chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động Ngân hàng. Mặt khác, Chính phủ nên xem xét các biện pháp kinh tế, hành chính bắt buộc nhằm giảm thiểu hoạt động luân chuyển tiền mặt trong nền kinh tế, góp phần minh bạch hóa hoạt động tài chính của

người dân, tạo cơ sở thuận lợi NHTM đánh giá năng lực tài chính cá nhân trong hoạt động cho vay KHCN.

Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ ngành liên quan trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giúp người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn. Đặc biệt, giảm thiểu thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian cấp mới/chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất. Đồng thời, chỉ đạo công tác quy hoạch, hạn chế quy hoạch treo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân có nhu cầu vay vốn trong việc thế chấp tài sản đảm bảo, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn tín dụng cho Ngân hàng.

Việc thế chấp tài sản nói chung và thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất nói riêng đã được quy định trong Bộ Luật dân sự, Luật đất đai, Luật Nhà ở, Luật công chứng…và các văn bản hướng dẫn liên quan. Trong thời gian qua nhìn chung thủ tục thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo được thực hiện an toàn, đảm bảo. Tuy nhiên thời gian xử lý giao kết thường kéo dài từ 3-5 ngày làm việc, nguyên nhân do thủ tục hành chính rườm rà, kênh tương tác chủ yếu là làm việc trực tiếp, số lượng, quy mô phòng đăng ký đất đai còn thiếu so với nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành liên quan đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quá trình đăng ký giao dịch đảm bảo, tăng cường kênh làm tiếp nhận hồ sơ, làm việc với người dân, có kế hoạch mở rộng quy mô phòng đăng ký đất đai nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thế chấp tài sản đang ngày càng tăng.

Chính quyền địa phương cần hỗ trợ hơn nữa đối với việc xử lý các khoản nợ xấu, thu hồi nợ. Tránh tư duy bảo hộ người dân địa phương, cản trở NHTM trong hoạt động thu hồi tài sản. Tòa án cần phát huy vai trò trong việc giải quyết tranh chấp, giảm thời gian thụ lý, đảm bảo các tranh chấp cần có sự can thiệp của cơ quan thi hành án cần được xử lý nhanh chóng. Hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến đảm bảo tiền vay, hướng tới viêc Ngân hàng đã thực hiện đầy đủ các quy định về thế chấp, cầm cố tài sản đảm bảo khi cho vay thì khi xử lý nợ, Ngân hàng được quyền thanh lý tài sản đảm bảo để thu nợ, khắc phục những khó khăn trong thu hồi vốn vay như hiện nay.

Tiếu kết chương 3: Tác giả đã đưa ra định hướng phát triển và quản lý hoạt động cho vay KHCN tại ACB, đề xuất giải pháp tăng cường quản lý cho vay KHCN đồng thời đưa ra kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ, NHNN, Ngân hàng TMCP Á Châu.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)