tổng doanh thu cung cấp dịch vụ hàng không doanh thu từ bán máy bay
tổng doanh thu
Doanh thu của VietJet đến từ 3 mảng chính: vận chuyển hành khách, bán máy bay và doanh thu phụ trợ với sự gia tăng đều qua các năm. Cơ cấu doanh thu từ hoạt động truyền thống cung cấp dịch vụ hàng không là chủ đạo sang đẩy mạnh doanh thu từ việc bán máy bay. Năm 2014, doanh thu từ bán máy bay chỉ chiếm 20% cơ cấu doanh thu thì năm 2015, con số này lên tới 44% còn cao hơn so với doanh thu từ vận chuyển hành khách.
Doanh thu bán máy bay trong năm 2017 của VietJet đạt mức cao nhất trong lịch sử với 19.754 tỷ đồng. Sở dĩ có mức doanh thu cao như vậy đến từ hoạt động bán máy bay bởi hãng hàng không này mua các máy bay mới rồi bán lại nó cho các công ty chuyên cho thuê máy bay.Hoạt động mua đi bán lại của VJC không chỉ giúp tạo ra doanh thu mà còn giúp doanh nghiệp này tiết kiệm đáng kể các chi phí về mặt tài chính và vận hành. Bên cạnh đó, sự gia tăng doanh thu liên tục của dịch vụ vận chuyển hành khách và hoạt động phụ trợ, cùng với dịch vụ cho thuê máy bay ngày cảng phát triển bởi những lợi ích tuyệt vời mang lại cho cả Vietjet và các công ty du lịch, giúp hoạt động kinh doanh của hãng ngày càng khởi sắc.
Bảng 3.5. Cơ cấu doanh thu VietJet (2015-2017) (đv: nghìn đồng)
Nguồn: Báo cáo thường niên VietJet
Biểu đồ 3.11. Cơ cấu doanh thu VJC (2015-2017)
2015 2016 2017
Doanh thu từ vận chuyển hành khách 8,542,738 12,168,058 16,854,130 Doanh thu từ hoạt động phụ trợ 2,474,738 3,552,924 5,477,050 Doanh thu từ cho thuê khô máy bay 56,801 56,914 96,564
Doanh thu khác 4,990 139,451 121,012
Tổng doanh thu cung cấp dịch vụ hàng không 11,079,267 15,917,347 22,548,756 Doanh thu từ bán máy bay 8,766,212 11,581,949 19,754,002
Tổng doanh thu 19,845,479 27,499,296 42,302,758
47 3.3.1.2 Cơ cấu lợi nhuận
Xét về cơ cấu lợi nhuận, lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp. Phần lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính bình quân 5 năm từ 2013-2017 tăng gấp hơn 86 lần, lên đến hơn 5.744 tỷ đồng. Một phần có được là nhờ sự sụt giảm giá dầu nguyên liệu, cộng với biên lợi nhuận từ việc bán máy bay tăng mạnh trong khi mảng này chiếm một phần lớn trong lợi nhuận.
Tuy nhiên, hoạt động tài chính trước lãi vay của công ty liên tục ghi nhận lỗ qua các năm. Giai đoạn 2015-2016, lợi nhuận tài chính âm với giá trị cao đột biến, sau đó giảm vào năm 2017. Mặc dù doanh thu hoạt động tài chính trong năm 2015 là cao nhất trong 05 năm với hơn 153 tỷ đồng, năm 2016 cũng đạt được hơn 144 tỷ đồng, tuy nhiên chi phí tài chính cao bất thường trong 02 năm này đã khiến lợi nhuận giảm mạnh. Khoản lỗ này đến từ khoản trích lập dự phòng cao năm 2016 cũng như phần lỗ từ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ. Trong các năm trên cũng ghi nhận phần chi khác rất lớn cho hoạt động tài chính.
Phần lợi nhuận khác chiếm tỉ trọng không nhiều và sự biến động bất thường qua các năm, đột biến vào các năm 2014 và 2016, dần ổn định lại vào năm 2017.
Bên cạnh đó, công ty cũng ghi nhận phần lỗ tăng liên tục đến từ công ty liên doanh liên kết.
Tuy nhiên, nhờ vào những chuyển biến khởi sắc của hoạt động kinh doanh chính nên EBIT của VJCqua các năm nhìn chung đều ghi nhận sự tăng trưởng hết sức mạnh mẽ.
Đặc biệt năm 2017, EBIT đạt được con số cực kỳ ấn tượng khi tốc độ tăng trưởng đạt hơn 92% so với năm 2016.
Bảng 3.6. Cơ cấu lợi nhuận của VietJet (2013-2017) (đv: nghìn đồng)
Nguồn: Báo cáo tài chính VietJet
3.3.2. Phân tích cơ cấu tài chính của công ty
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
Lợi nhuận hoạt động
kinh doanh chính 66,625,521 545,235,081 1,588,740,186 3,195,245,482 5,744,804,975 Lợi nhuận hoạt động
tài chính trước lãi vay (67,377,563) (68,969,533) (278,191,270) (328,559,475) (164,483,273) Lợi nhuận khác 2,085,581 42,581,196 8,239,059 31,798,260 4,191,220 Phần lãi/lỗ từ công ty
liên doanh liên kết (10,203,736) (20,606,172) (14,605,462) (44,276,616) EBIT 1,333,539 508,643,008 1,298,181,803 2,883,878,805 5,540,236,306
48 Về tài sản: Trong năm 2017, tổng tài sản của VietJet tăng 59%, chủ yếu đến từ sự tăng trưởng của tài sản ngắn hạn tăng 89% so với năm 2016. Trong đó tiền và các khoản tương đương tiền đạt 6.856 tỷ đồng (chiếm 35,12% tài sản ngắn hạn) tăng 2,5 lần so với năm 2016 chủ yếu là do dòng tiền hoạt động kinh doanh cốt lõi và lượng lớn khoản đặt cọc mua máy bay trước đó. Khoản mục khoản phải thu ngắn hạn là 12.142 tỷ chiếm 38,05%
tổng tài sản. Sự tăng lên của tài sản dài hạn chủ yếu là do khoản phải thu dài hạn đạt 5.024 tỷ chiếm 15.75% tổng tài sản cao hơn nhiều so với năm 2016. Hai khoản mục khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn này tăng đột biến chủ yếu do khoản tiền Vietjet đặt cọc mua máy bay và đóng góp vào quỹ bảo dưỡng máy bay tăng mạnh.
Bên cạnh đó tài sản thuê ngoài trong khoản mục ngoài Bảng Cân đối kế toán tăng mạnh 62,2% lên mức 45.555 tỷ đồng. Đây là các khoản tiền thuê tối thiểu mà VietJet phải trả cho các hợp đồng thuê hoạt động máy bay không được hủy ngang.
Biểu đồ 3.12. Cơ cấu tài sản VietJet Air (2013-2017)
Về nguồn vốn: Nguồn vốn của VietJet tăng mạnh trong năm 2017 thông qua việc phát hành 22,4 triệu cổ phiếu cho Công ty TNHH Hướng Dương Sunny vào tháng 3/2017 với giá 84.600 đồng/cổ phiếu. Nâng vốn điều lệ của VietJet từ 3.000 tỉ lên 3.224 tỉ đồng.
Bên cạnh đó vào ngày 20/4/2017 đại hội cổ đông đã phê duyệt tăng vốn cổ phần từ 3.224 tỉ lên 4.513 tỉ đồng bằng cách phát hành cổ tức bằng cổ phiếu.
Về nợ phải trả: Tổng dư nợ vay (ngắn & dài hạn) đạt 7.530 tỷ đồng tăng 10,78%
so với năm 2016 là do sự gia tăng chủ yếu của nợ ngắn hạn. Cho thấy VietJet đang có xu hướng chuyển cơ cấu nợ sang tập trung vào nợ ngắn hạn. Các khoản chiếm tỉ trọng lớn trong nợ ngắn hạn chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn của VietJet tại 10 ngân hàng trong nước (lãi suất 3.7%-5.5%) tổng cộng lên tới 6.904 tỉ, ngoài ra khoản dự phòng phải trả ngắn hạn/dài hạn cũng tăng từ 50%-61% trong năm 2017.
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
0 5,000,000,000 10,000,000,000 15,000,000,000 20,000,000,000 25,000,000,000
2013 2014 2015 2016 2017
CƠ CẤU TÀI SẢN VIETJET
Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn
Tiền và tương đương tiền Tài sản cố định ròng
Khoản phải thu ngắn hạn / Tổng tài sản Khoản phải thu dài hạn/ Tổng tài sản
49 Tuy nhiên, tỷ lệ tổng nợ vay trên vốn chủ sở hữu giảm xuống mức 75,02% so với mức 143,58% năm 2016. Chỉ số này giảm tương đối mạnh trong khi tổng vay nợ tăng, nguyên nhân là do lợi nhuận chưa phân phối tăng mạnh và trong năm 2017, Vietjet đã phát hành 22,4 triệu cổ phiếu cho Công ty TNHH Hướng Dương Sunny vào tháng 3/2017 với giá 84.600 đồng/cổ phiếu như đã để cập ở phần nguồn vốn.
Biểu đồ 3.13. Cơ cấu nguồn vốn VietJet (2013-2017) 3.3.3. Phân tích lưu chuyển tiền tệ
Bảng 3.7. Khoảng cách biệt tài chính của VJC (2013-2017)
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
Lợi nhuận trước thuế 1.333.540 444.320.075 1.168.482.527 2.703.146.064 5.302.638.877 Lưu chuyển tiền
thuần từ hoạt động kinh doanh
(102.721.484) 36.963.569 851.761.683 1.636.024.074 5.578.198.646
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động
đầu tư
(262.283.977) (2.713.951.344) (1.200.729.344) (2.830.192.562) (3.042.011.658)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động
tài chính
360.901.048 2.894.347.002 740.087.567 2.986.277.986 1.596.898.336
Nguồn: Báo cáo tài chính VJC
-20%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2013 2014 2015 2016 2017
CƠ CẤU NGUỒN VỐN VIETJET
Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn
Vốn góp Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Thặng dư vốn cổ phần Chênh lệch tỷ giá hối đoái
50 Mặc dù VJC kinh doanh có lãi trong cả 5 năm khảo sát nhưng dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của VJC lại bị âm ở năm 2013. Điều này được lý giải là do sự tăng lên của các khoản chi cho dự phòng chi phí bảo dưỡng máy bay. Năm 2013, VJC khai trương đường bay quốc tế đầu tiên từ TP. Hồ Chí Minh đến Bangkok (Thái Lan) và mở thêm 4 đường bay nội địa. Tính đến năm 2017, VJC sở hữu 38 đường bay nội địa và nhiều đường bay quốc tế. Năm 2015, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của VJC là gần 852 tỷ đồng, tăng hơn 23 lần so với năm 2014. Việc dòng tiền tăng mạnh như vậy đến từ hai nguyên nhân chính: thứ nhất, chủ yếu đến từ sự tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của VJC.
Thứ hai, đến từ sự tăng mạnh của các khoản phải thu (chủ yếu đến từ tiền đặt cọc mua máy bay và quỹ bảo dưỡng cho thuê máy bay) và các khoản phải trả không kể lãi vay và thuế liên quan đến các khoản dự phòng chi phí bảo dưỡng. Tương tự, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh năm 2017 tăng hơn 3 lần so với năm 2016, lên 5.578 tỷ đồng chủ yếu nhờ lợi nhuận trước thuế tăng trưởng. Ngoài ra thay đổi của các khoản phải thu liên quan tới quỹ bảo dưỡng máy bay (tăng ròng 2.794 tỷ) và các khoản phải trả tăng 1.824 tỷ (chủ yếu tới từ các khoản dự phòng chi phí bảo dưỡng) cũng là nguyên nhân khiến dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh.
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư âm trong cả 5 năm thể hiện VJC đang mở rộng đầu tư, doanh nghiệp phải chi tiền ra để mua sắm và xây dựng thêm tài sản cố định. Năm 2014, VJC ký kết thỏa thuận và mua 100 máy bay Airbus, do đó, phần lớn dòng tiền được chi cho việc đặt cọc mua máy bay (hơn 2.528 tỷ, chiếm 93,15%). Tương tự ở năm 2015,2016 và 2017, dòng tiền hoạt động đầu tư tăng qua các năm và chủ yếu được dùng cho việc chi đặt cọc mua máy bay và chi đầu tư tài sản cố định (đều chiếm hơn 90% dòng tiền đầu tư trong năm).
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính đo lường lượng vốn được cung ứng từ bên ngoài sau khi trừ lượng vốn từ doanh nghiệp ra bên ngoài. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính của VJC dương ở cả 5 năm khảo sát thể hiện doanh nghiệp đã được tài trợ từ bên ngoài. VJC phải huy động thêm vốn bằng cách đi vay và tăng thêm vốn góp của chủ sở hữu từ việc phát hành cổ phiếu. Điều này phù hợp với mục đích mở rộng đầu tư vào hoạt động kinh doanh của VJC như đã nói ở trên. Tuy nhiên, VJC cũng đã chi trả phần lớn nợ vay của từng năm và chia cổ tức bằng tiền hai lần trong năm 2017 với tỷ lệ lần lượt là 10%
và 20% cho các cổ đông (877 tỷ đồng).
3.3.4. Phân tích các chỉ số tài chính 3.3.4.1 Hệ số khả năng thanh toán
51 Biểu đồ 3.14. Hệ số khả năng thanh toán của VJC (2013-2017)
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của VJC trong giai đoạn từ năm 2013-2017 có xu hướng tăng nhưng đa số đều nhỏ hơn 1. Năm 2013, giá trị này là 0,8, giai đoạn năm 2014-2016 là gần bằng 1 và năm 2017 là 1,29. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang bị mất cân bằng trong cơ cấu tài chính, rủi ro thanh toán cao, doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn. Mặc dù tài sản ngắn hạn tăng qua các năm nhưng chủ yếu là khoản tăng đến từ các khoản phải thu ngắn hạn khác, cụ thể là đến từ tiền đặt cọc mua máy bay và quỹ bảo dưỡng cho thuê máy bay.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của VJC ở các thời điểm khảo sát đều gần bằng với hệ số khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp. Năm 2013, giá trị này là 0,74 và đến năm 2017 là 1,27. Điều này được lý giải là do hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tài sản ngắn hạn và có xu hướng giảm (từ 7,34% năm 2013 xuống còn 1,24%
năm 2017), khiến hai chỉ số này ngày càng không chênh lệch nhau nhiều.
3.3.4.2 Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động
52 Bảng 3.8. Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của VietJet (2014-2017)
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 Vòng quay KPT BQ 13,76 4,95 2,78 2,81 Vòng quay HTK 101,44 137,46 156,09 187,84 Vòng quay tài sản 1,64 2,01 1,71 1,63 Hệ số tạo doanh thu của TSCĐ 99,82 643,66 51,11 32,98
Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của VJC có xu hướng giảm, được thể hiện thông qua chỉ tiêu hệ số vòng quay khoản phải thu có xu hướng giảm, từ 13,76 năm 2014 giảm xuống còn 2,81 vào năm 2017.
Vì sự giảm xuống của tốc độ tăng các khoản phải thu bình quân trong giai đoạn khảo sát thấp hơn so với sự giảm xuống của tốc độ tăng doanh thu của doanh nghiệp (tốc độ tăng khoản phải thu bình quân từ năm 2015 đến 2017 lần lượt là 533,71%, 147,25% và 51,95%, trong khi đó tốc độ tăng của doanh thu trong giai đoạn trên lần lượt là 128,13%, 38,57% và 53,83%) nên dẫn đến vòng quay các khoản phải thu giảm. Điều này đến từ đặc thù kinh doanh của VJC khi doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh do đó phải chi một khoản lớn vào tiền đặt cọc mua máy bay và quỹ bảo dưỡng cho thuê máy bay như đã phân tích ở các phần trước.
Hệ số tạo doanh thu của tài sản cố định năm 2015 tăng cao vượt trội so với các năm còn lại trong giai đoạn 2014-2017 chủ yếu là do sự tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp (tăng 128,13% so với năm 2014). Ngoài ra, tài sản cố định bình quân của VJC năm 2015 giảm 64,62% so với năm 2014 cũng là nguyên nhân khiến hệ số này tăng cao.
4. ĐỊNH GIÁ CÔNG TY
4.1 Định giá theo phương pháp P/E
Nhóm đã lựa chọn 7 công ty có giá trị vốn hóa thị trường tương đồng với VietJet trong khu vực để tiến hành phương pháp so sánh P/E. Lý do chọn các công ty trong khu vực mà không chọn các công ty tại Việt Nam vì VietJet là các công ty lớn nhất, dẫn đầu trong phân khúc hàng không giá rẻ nên nếu so sánh với các công ty trong nước có thể kết quả sẽ sai lệch và nhóm đã đưa ra được bảng kết quả như sau: