Chính sách về chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đất đai, khuyến nông

Một phần của tài liệu Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015 (Trang 22 - 26)

IV. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU QUẢ THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2015

4.1. Các chính sách phát triển sản xuất

4.1.1. Chính sách về chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đất đai, khuyến nông

Để đạt được bước tiến nhanh và bền vững trong giai đoạn phát triển mới của ngành rau quả, cần phải tạo được sự phát triển mạnh mẽ về chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đổi mới chính sách đất đai, cải tiến trình độ khoa học công nghệ và quản lý... để tăng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả của hàng hóa. Do đó, cần phải phát huy được sự nỗ lực của cả người sản xuất và kinh doanh, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và vai trò thúc đẩy, hỗ trợ thiết thực của Nhà nước thực hiện các giải pháp:

- Phát triển sản xuất rau quả gắn liền với chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, phù hợp với nhu cầu của thị trường, mở rộng thị trường trong nước đồng thời hướng mạnh ra xuất khẩu.

Đổi mới cơ cấu sản xuất rau quả hợp lý để nâng cao năng suất và tăng giá trị thu được trên một đơn vị diện tích; phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến... và các dịch vụ cung cấp đầu vào, giải quyết đầu ra đối với sản xuất rau quả ngay tại địa bàn nông thôn, góp phần phát triển sản xuất bền vững và cải thiện đời sống nông dân và dân cư nông thôn.

Căn cứ vào điều kiện sinh thái từng vùng, xác định các loại cây trồng phù hợp, gắn kết chặt chẽ với sản xuất chế biến, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và có tiềm năng xuất khẩu. Trên cơ sở đó, hình thành các vùng chuyên canh, xây dựng các khu công nghệ cao và đẩy mạnh công tác khuyến nông áp dụng công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học, nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao trình độ bảo quản, chế biến, tăng sức cạnh tranh của rau quả Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước.

Các cấp, các ngành liên quan cần tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ đồng thời thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp và người nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, ứng dụng công nghệ mới, đào tạo nhân lực, cải tiến hệ thống thông tin giá cả thị trường, xây dựng thương hiệu... để góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung và ngành rau quả nói riêng.

- Nghiên cứu điều chỉnh các chính sách về đất đai, nhằm khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước tăng cường đầu tư vào nông nghiệp, các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp mở rộng hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào sản xuất; khuyến khích người nông dân tích tụ đất, phát triển một cách ổn định và lâu dài việc sản xuất rau quả hàng hoá trên quy mô lớn, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường. Cần có chế tài về gắn kết chặt chẽ quyền lợi sử dụng đất với nghĩa vụ và trách nhiệm sử dụng đất để đảm bảo sản xuất hàng hoá đạt hiệu quả cao, gắn với mục tiêu và kế hoạch phát triển kinh tế đồng thời phát huy được lợi thế so sánh cuả từng vùng.

Vận động nông dân chuyển nhượng ruộng đất, tạo cho những hộ có điều kiện sản xuất có thêm ruộng đất để mở rộng quy mô sản xuất theo hướng sản xuất trang trại. Khuyến khích nông dân góp quyền sử dụng đất và sức lao động của mình hợp tác với doanh

nghiệp và các hợp tác xã để phát triển sản xuất hàng hoá, góp phần ổn định và cải thiện đời sống.

- Phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới cơ bản cơ chế quản lý KHCN, đặc biệt là cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù sáng tạo và khả năng rủi ro của hoạt động KHCN.

Chính phủ tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt là các loại hình công nghệ cao; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng KHCN, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất. Có các chính sách khuyến khích nhập khẩu và ứng dụng có hiệu quả các công nghệ tiên tiến trên thế giới; khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ trong nước gắn với thực tiễn, áp dụng hợp lý vào sản xuất, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản xuất rau quả. Đồng thời có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức KHCN liên kết với nhau trong việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất.

Tiếp tục đầu tư cho các Viện, Trung tâm nghiên cứu rau, hoa, quả để có đủ năng lực nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác...

Đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau quả như nuôi cấy mô tế bào, kỹ thuật trồng các loại rau cao cấp...; xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt…

Tập trung nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào các khâu bảo quản, bao bì vận chuyển cho rau, quả, hoa tươi nhằm giảm mức hao hụt, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về bảo quản, chế biến quy mô nhỏ cho nông dân ở các vùng trồng rau quả rải rác không có điều kiện áp dụng công nghệ trên quy mô lớn.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống khuyến nông phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phấn đấu đảm bảo 100% số huyện có trạm khuyến nông, mỗi xã có một cán bộ khuyến nông, mỗi thôn làng có một cộng tác viên khuyến nông. Để công tác khuyến nông đạt hiệu quả cao, cần kết hợp giữa hướng dẫn kỹ thuật canh tác với việc nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Nhà nước, thông tin về biến động giá cả thị trường, hướng dẫn bà con nông dân tổ chức sản xuất định hướng thị trường, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân... Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách nhằm động viên, khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ quan đào tạo, nghiên cứu khoa học... chủ động tham gia vào công tác chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật canh tác cho nông dân.

- Để thực hiện tốt công tác VSATTP, quản lý việc sử dụng thuốc BVTV và thuốc bảo quản nông sản, rau quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành, thiết lập được hệ thống giám sát chặt chẽ về VSATTP từ Trung ương đến địa phương. Huy động sự tham gia của toàn thể cộng đồng, xã hội hoá các hoạt động bảo đảm VSATTP. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý VSATTP phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Phát huy năng lực của các Phòng kiểm nghiệm trong việc phân tích, đánh giá, thông báo nguy cơ vi phạm quy định về sử dụng thuốc BVTV; tăng cường hệ thống quản lý sản xuất và tiêu thụ rau, hoa, quả tươi theo đúng tiêu chuẩn VSATTP, kiểm tra chặt chẽ việc

sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất và bảo quản rau, hoa, quả tươi; tổ chức tốt công tác đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ giám sát việc thực hiện VSATTP; tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, nâng cao trình độ nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất trong việc sử dụng thuốc BVTV, chất bảo quản...; phát triển các vùng sản xuất rau, quả an toàn, đảm bảo chất lượng VSATTP phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Nghiên cứu phát triển các loại giống mới chất lượng cao và tăng cường công tác quản lý giống: Cần có các chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào ngành giống để phát triển sản xuất giống theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đầu tư nâng cấp và hoàn thiện các cơ sở sản xuất giống từ Trung ương đến địa phương; nâng cao năng lực quản lý chất lượng giống và hệ thống quản lý Nhà nước về công tác giống ở tất cả các cấp; hoàn thiện khung pháp lý về quản lý giống phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Chú trọng việc ứng dụng công nghệ sinh học để nâng cao chất lượng chọn tạo giống, tạo ra nhiều giống mới năng suất cao, chất lượng tốt, giống trái vụ, rải vụ, phục tráng giống đặc sản địa phương... để đưa vào sản xuất. Các địa phương lựa chọn những loại cây chủ lực có thế mạnh và tiềm năng phát triển để được đầu tư trong Chương trình Giống; xây dựng một số mô hình sản xuất giống quy mô công nghiệp phù hợp với điều kiện và yêu cầu phát triển của từng địa phương. Tiếp tục đầu tư cho các Viện, Trung tâm nghiên cứu rau, hoa, quả để có đủ năng lực nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống; đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao các loại giống tốt, sạch bệnh đã qua khảo nghiệm vào sản xuất đại trà. Gắn kết chương trình giống quốc gia với chương trình khuyến nông để chuyển giao nhanh các tiến bộ về giống, kỹ thuật canh tác, thâm canh mới vào vùng sản xuất nguyên liệu.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực chuyển giao khoa học công nghệ, khuyến nông, vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật

Tăng cường hợp tác, trao đổi tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học trong lĩnh vực rau quả với các nước thông qua các hội nghị, hội thảo, diễn đàn khoa học quốc tế...

Ngoài chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, đề nghị Nhà nước xem xét có chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu đối với công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến rau quả để tăng cường nhập khẩu công nghệ tiên tiến.

Nhiều doanh nghiệp phản ánh các đề tài của các cơ quan nghiên cứu không thiết thực phục vụ cho doanh nghiệp; Vì vậy ngoài các ưu đãi đã có Nhà nước cần phải đưa ra các hỗ trợ tài chính mạnh hơn nữa nhằm giúp các doanh nghiệp đủ cơ sở vật chất kỹ thuật để họ tự tiến hành các hoạt động nghiên cứu ứng dụng phục vụ sản xuất kinh doanh; chẳng hạn như: có chính sách để các doanh nghiệp được tiếp cận với các nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học (không chỉ các doanh nghiệp Nhà nước mà cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, kể cả tư nhân); tăng mức hỗ trợ từ không quá 30% như hiện nay lên tới 50-70%.

Khuyến khích mọi tổ chức cá nhân, kể cả nước ngoài tham gia nghiên cứu lai tạo và sản xuất giống tốt cung ứng cho sản xuất rau, hoa, quả. Nhập nội nguồn gen và những giống mới cần thiết để tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.

Về khuyến nông, tích cực tham gia các hoạt động về khuyến nông trong các chương trình hợp tác quốc tế; trao đổi kinh nghiệm về khuyến nông với các tổ chức, cá nhân trên thế giới.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm: hợp tác với ủy ban tiêu chuẩn hoá thực phẩm (Codex) thế giới và khu vực trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn thực phẩm; thực hiện Hiệp định về áp dụng các biện pháp VSATTP và kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) và Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT) trong tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới nhằm hạn chế việc vi phạm các quy định về VSATTP. Kêu gọi nguồn đầu tư từ các Dự án quốc tế cho việc nâng cấp và hoàn thiện hệ thống các phòng Kiểm nghiệm VSATTP, Kiểm định thuốc BVTV và đào tạo cán bộ quản lý, kiểm nghiệm trong lĩnh vực này.

Nhanh chóng xúc tiến việc ký kết Hiệp định về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Hiệp định công nhận lẫn nhau (MRA) về tiêu chuẩn VSATTP với các nước, đặc biệt với Mỹ, EU, Nhật...

Một phần của tài liệu Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015 (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w