Phần 2. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam
2.1 Lạm phát việt nam qua các giai đoạn
2.1.6 Giai đoạn 2006 đến nay
2.1.6.1 Giai đoạn lạm phát tăng nhanh
Dấu hiệu lạm phát đã xuất hiện từ tháng 6 năm 2007 khi CPI tháng 6 tăng vọt lên 1%, trái hẳn với thông lệ giá cả hơn một thập kỉ qua. Tín hiệu này đã được ghi nhận và xử lý kịp thời. Tuy nhiên do không phân tích đúng nguyên nhân của lạm phát, thêm vào đó việc triển khai thực hiện không nghiêm túc nên mặc dù tăng trưởng kinh tế cả năm 2007 ở mức cao trên 8.5%, song lạm phát cũng ở mức kỷ lục 12.63%. Nếu so sánh với mức lạm phát của một số nước trong khu vực và trên thế giới như Trung Quốc: 6,5%; Indonesia: 6,59%; Mỹ: 4,08%; Thái Lan: 3,21%;
Khu vực đồng Euro: 3,07%; Nhật Bản: 0,7% thì lạm phát của Việt Nam có phần cao hơn.
Nửa đầu năm 2008, lạm phát liên tục leo thang và vượt qua mọi qui luật đã hình thành hàng chục năm nay, buộc Việt Nam phải điều chỉnh chính sách từ ưu
Một câu hỏi đặt ra là cùng một bối cảnh thế giới như nhau, tại sao các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia lại có mức lạm phát thấp hơn so với lạm phát của Việt Nam? Cụ thể:
Hình 4. Bức tranh lạm phát của một số nước châu Á (Tính đến tháng 6/2008)
Chỉ sau 6 tháng, Tổng cục thống kê công bố công bố chỉ số CPI đã lên tới 26.8% so với tháng 6 năm 2007 và 18.44% so với cuối năm 2007. Riêng nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng tương ứng tới 74.3%. Điều này đã phá vỡ mọi dự tính của chúng ta về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Càng nghiêm trọng hơn khi Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 60% dân số và lực lượng lao động là nông dân. Sự phụ thuộc của nền kinh tế nói chung và của giá cả thị trường nói riêng vào những biến động trong khu vực sản xuất lương thực, thực phẩm của nước ta còn rất lớn, mặc dù tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP giảm xuống chỉ còn 20%.
Thông thường những tháng gần tết giá cả tăng nhanh. Nhưng năm 2008 đặc biệt hơn vì qua tết Mậu tý mà giá cả vẫn ở mức cao trái ngược với qui luật vận động của giá cả trong thời gian gần đây.
Sau hơn 1 thập kỉ từ năm 1992, “bóng ma” lạm phát dường như đang quay trở lại và đe dọa những thành quả kinh tế xã hội mà nước ta đạt được.
0%
2%
4%
6%
8%
10%
12%
14%
16%
18%
4.80% 5%
7.50% 7.70%
8.70% 8.96%
11.40%
12.75%
17.18%
Trong những tháng đầu năm vật giá leo thang từng tháng. Giá cả tăng liên tục đã đẩy mức lạm phát tháng sau cao hơn tháng trước. So với tháng 12 (2007), CPI tháng 1 (2008) tăng 2.4%, sang tháng 2 tăng vọt lên 6%, tháng 3 là 9.2%. Đến tháng 4 chỉ số CPI đã lên tới 2 con số (11.6%) và tháng 5 lại tăng đột ngột tới 16%. Đỉnh điểm lạm phát đã đến mức 3.91% vào tháng 5 (2008), trùng với thời điểm giá gạo trên thị trường quốc tế ở mức 1000 USD/ tấn, khủng hoảng lương thực đã trở thành mối đe dọa toàn cầu. Ngay cả ở một cường quốc xuất khẩu gạo như Việt Nam mà tin đồn thiếu gạo đã làm rất nhiều người dân hoang mang, lo lắng sẽ quay về nạn đói khủng khiếp năm 1945. Còn các cơ quan chức năng nhà nước do dự báo sai lệch nên yêu cầu các doanh nghiệp ngừng xuất khẩu mặc dù giá lúa gạo đang rất cao, làm thiệt hại lớn cho người dân.
GDP nửa đầu năm chỉ tăng 6.5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ một số năm gần đây. Xuất hiện những cơn “sốt ảo” USD, vàng, gạo, thép, vật liệu xây dựng,…Thâm hụt thương mại tăng vọt (gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu). Thị trường chứng khoán thiết lập đáy mới chỉ bằng khoảng
ẳ đỉnh cao nhất là 1173 điểm, đỏnh mất toàn bộ điểm tớch lũy được 3 năm qua.
Giá vàng có thời điểm lên đến xấp xỉ 20 triệu VND/ lượng, tỷ giá hối đoái trên thị trường đã từng vượt mốc 19000 VND/ USD….
Nền kinh tế Việt Nam cuối tháng 5 đầu tháng 6 mấp mé bờ vực khủng hoảng với những “bong bóng” khổng lồ chực chờ nổ tung trên thị trường tài chính tiền tệ, thị trường tín dụng ngân hàng, thị trường bất động sản.
Các tháng 6,7,8 chỉ số CPI đã lên cao chóng mặt lần lượt là 18.4%, 19.8% và 21.7%.
Chỉ sau 3 quý đầu năm, CPI đã vượt mức 20%, đạt được mức kỷ lục từ 17 năm qua.
Hình 5. Chỉ số giá tiêu dùng trong 10 tháng đầu năm 2008 (Nguồn: www.tuoitre.com.vn)
Điều đó cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ mất giá của đồng tiền: sau 3 năm (tính đến tháng 9/ 2008) đồng tiền đã mất giá 48.5% so với kỳ gốc 2005.